Thứ tư, 11/05/2022, 09:39 AM

Ảnh hưởng của Phật giáo Campuchia từ giai đoạn chế độ Pol Pot (1975 – 1979) cho đến ngày nay

Vương quốc Campuchia, là một trong những quốc gia được hình thành lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Á, đã có truyền thống gần hai ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là quốc gia từng có những trang sử huy hoàng và nền văn hóa rực rỡ.

Đây là một quốc gia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới phía Tây và Tây Bắc giáp với Thái Lan, Đông và Đông Nam giáp với Việt Nam, Bắc giáp với Lào, và phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan. Toàn lãnh thổ được bao bọc bởi diện tích: 181.035 km2; với dân số khoảng: 17,058454 triệu người (2021), trong đó người Khmer chiếm 90% dân số cả nước, còn lại là các dân tộc khác.

Khi nhắc đến đất nước Campuchia thì chúng ta còn biết đến các tên gọi khác như: Phù Nam, Chân Lạp, Khme, Cao Miên, Đất nước Chùa Tháp, Ăngkor, Campuchia (the Kingdom of Cambodia)… Xét về địa lí hành chính thì cả nước được chia thành 24 tỉnh/ thành; trong đó, thủ đô được đặt ở thành phố Phnôm Pênh với dân số khoảng 1,2 triệu người, và Kompong Cham là tỉnh có dân số đông nhất.

Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Ngoài ra, ngôn ngữ Pháp, Anh cũng được thông dụng trên lãnh thổ này. Về Tôn giáo: Campuchia có dân số khoảng 95% là theo Đạo phật (Nam tông), được coi là quốc giáo, còn lại tín đồ của các tôn giáo khác như: Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, chiếm khoảng 5% dân số.

Campuchia là vùng đất của những ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon luôn mang dấu ấn của sự sang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới, có thể so sánh với Machu Picchu, Kim Tự Tháp Ai Cập hay Vạn Lý Trường Thành. Nhưng sự hùng vĩ ấy trái ngược với cánh đồng chết và bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất ở thế kỷ XX.

Tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Campuchia, không chỉ gói gọn trong phạm vi tôn giáo tín ngưỡng mà nó còn là cả một bề dày lịch sử của nền dân tộc, cũng như đất nước và con người nơi đây. Khi mà ở đất nước này, Phật giáo có sự gắn kết rất mật thiết, gần gũi chan hòa với đời sống sinh hoạt của người dân, đồng thời nó còn là một điều kiện không thể thiếu trong công cuộc góp phần dựng xây đất nước.

Sau khi được tiếp nhận những nguồn kiến thức qua sự tìm hiểu của cá nhân về Phật giáo nói riêng và dân tộc Campuchia nói chung, bản thân người viết đã nhận ra rất nhiều điều. Người viết nghĩ rằng, không chỉ riêng bản thân mà bất kì ai khi tìm hiểu về đất nước này, ắt hẳn họ sẽ dành cho nơi đây những tình cảm thật đặc biệt, và có chút gì đó sâu lắng nơi mỗi người khi được xem lại những gì đã và đang xảy ra nơi đây.

Để nói về những điều còn đọng lại, những ấn tượng sâu lắng khi được tìm hiểu về Phật giáo cũng như đất nước và con người được mệnh danh là xứ sở chùa tháp này, xin được ghi nhận trong bài viết, có chủ đề: Ảnh hưởng của Phật giáo Campuchia từ giai đoạn chế độ Pol Pot (1975 – 1979) cho đến ngày nay.

Screenshot_16

Phật giáo du nhập vào Campuchia

Có những nguồn tài liệu cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỷ thứ III sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỷ thứ V, thứ VI. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (Sa Siva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hóa thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hóa thân của Quán Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỷ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng già Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng Tọa bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng tọa bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng.

Kể từ khi du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng lấy được niềm tin từ các tín đồ là những người dân hiền lành, chất phát nơi đây, cũng như các vị lãnh đạo đất nước qua các triều đại. Do đó, sự hưng thịnh của Phật giáo có sự gắn liền mật thiết với vận mệnh quốc gia – dân tộc Campuchia. Khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao; khi độc lập chủ quyền bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Theo các nhà nghiên cứu, lịch sử Campuchia được chia ra làm 4 thời kỳ:

1. Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ I – năm 550),

2. Thời kỳ thứ hai (550 – 802),

3. Thời kỳ Ăng-co,

4. Thời kỳ sau Ăng-co.

Giai đoạn từ khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thống trị cho đến năm 2498 Phật lịch (1954) sau khi giành được độc lập có thể xếp vào thời kỳ cận đại. Vậy, sự phát triển của Phật giáo Campuchia cũng trải qua các thời kỳ thăng trầm cùng lịch sử đất nước. Và có những giai đoạn, Phật giáo tưởng như đã đi vào sự diệt vong trên đất nước vốn mệnh danh là Vương quốc chùa tháp này, đó chính là thời kỳ của chế độ Pol Pot – Khmer đỏ, giai đoạn 1976-1979.

Phật giáo Campuchia dưới chế độ Pol Pot (1975 – 1979)

Với sáu chính sách cai trị đất nước 1. Ép buộc di cư; 2. Thanh toán chính trị; 3. Cưỡng chế lao động; 4. Chính sách cưỡng hôn; 5. Thanh trừng nội bộ; 6. Trại tập trung S-21, Pol Pot đã mở đầu chuỗi ngày đen tối nhất của người dân Campuchia trên nhiều mặt. Đất nước đau đớn, thành phố, xã, làng, huyện chia cắt nhau; người mất gia đình, bị đày đọa, bị bắt nhốt, bị bắt đi khổ sai, bị di cư bị ép buộc làm những công việc chưa bao giờ làm,… đời sống của người dân cực khổ vô cùng tận.

Đặc biệt, với Phật giáo, Pot Pol thực thi tuyệt đối 3 chính sách ảnh hưởng rất lớn là Ép buộc di cư, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, nếu không thực thi sẽ bị quân đội bắn chết; những người tàn tật thì bị bỏ rơi. Các nhà sư cũng chịu ảnh hưởng của chính sách ép buộc di cư và trục xuất ra khỏi chùa, các nhà sư bị bắt đi, có những vị không chịu khuất phục, rồi cũng phải chịu thiệt mạng như sự kiện xảy ra ở chùa Wat Mohamontrey’s, bắt những nhà sư đi lao động, đi trồng lúa, canh tác. Bởi vì với tư duy diệt chủng, chế độ Khmer Đỏ cho rằng sự xuất hiện của các vị sư như là những người ăn bám, sự xuất hiện này sẽ là nguyên nhân đưa đất nước đi xuống. Nhưng những việc làm này không thích hợp với những nhà sư ở Campuchia vì phần lớn họ theo Phật giáo Nam Truyền, với việc đào đất có thể giết chết con trùng – vi phạm giới luật, là điều những vị sư nơi đây sẽ không làm, các vị sư một là chịu bị hình phạt để giữ gìn giới luật, không thì họ cởi áo hoàn tục vì danh dự đạo pháp. Rất nhiều nhà sư với những tội trạng khác nhau đã bị giết, cướp đoạt tài sản một cách tàn bạo như: Ven. Im Son Kai, Ven. You Pa, Ven. Ek San, Ven. Thaing Chhien,…

Thanh toán chính trị: Pol Pot tạo ra sự ‘Thuần khiết’ trong nội bộ Khmer Đỏ, ông dùng vi khuẩn để hình dung những tư tưởng đối lập trong nội bộ Đảng, nơi nào cũng có vi khuẩn nên con mắt của Đảng khi nào cũng phải mở. Ông cho những nhà sư, những ngôi chùa là nơi chứa chấp các Đảng phái chính trị nên cần tiêu diệt.

Chính sách cưỡng hôn: buộc cởi áo hoàn tục, phải kết hôn theo chỉ thị và sinh con nhằm gia tăng dân số trong vòng 10 -15 năm, nếu không muốn có quan hệ tình dục thì bị ép buộc được “giáo dục lại”, bị đe dọa hoặc bị trừng phạt đến chết. Chính sách cưỡng hôn cưỡng hiếp là một trong những hành vi vô nhân đạo chống lại giá trị đạo đức nhân văn của con người.

Trong bốn năm cải tạo xã hội của Khmer Đỏ (1975-1979) đã có 1,7 triệu người chết. Chính quyền Khmer Đỏ đã phá hủy các tu viện của Phật giáo và tìm cách xóa sạch ý thức về tôn giáo của người Khmer. Từ giữa năm 1975 đến đầu năm 1979, Phật giáo Campuchia bị hủy diệt hoàn toàn. Hầu hết chùa chiền bị phá hủy. Tăng đoàn bị giải tán, sát hại và truy bức; nhiều tu sĩ đã bị giết hại…Từ những việc làm đó đã đưa Phật giáo vào thế diệt vong, xem Phật giáo và tăng sĩ như những người lười biếng không lao động và tìm mọi cách để triệt để, đồng hóa cũng như bài trừ Phật giáo. Tuy vậy, với tinh thần trọn đạo, bất khuất của mình, rất nhiều nhà sư trong Phật giáo đã sống hết mình và trọn đời với đạo như: sư Ven. Nut (1900- 1986), sư Ven.Nil Mony (1992), Hòa thượng Tep Vong,… dù bị bắt cởi áo hoàn tục nhưng bằng nhiều cách, các vị này vẫn giữ trên mình chiếc áo cà sa và đợi đến ngày hòa bình họ sẳn sàng đứng lên chỉ ra tội ác của Pol Pot và chế độ Khmer Đỏ, bảo vệ nhân dân, đất nước và tôn giáo của mình.

Có thể nói rằng, thời kỳ Pol Pot, đất nước, con người và cả Phật giáo chịu rất nhiều đau thương với những việc làm cũng như chính sách vô cùng khắt nghiệt của Pol Pot – Khmer Đỏ. Nhưng qua đó, chúng ta cũng phần nào thấy được tinh thần bất khuất của người dân Campuchia cũng như tinh thần cao đẹp của chư Tăng nơi đây. Qua đó khẳng định, Phật giáo và dân tộc muôn đời gắn bó với nhau, dù bất kỳ hoàn cảnh như thế nào, cả hai sẽ cùng song hành chiến đấu, bất khuất đến khi nào chiến thắng mới thôi.

Phật giáo Campuchia hồi sinh

Nhận thức được những đóng góp to lớn của Phật giáo trong việc củng cố quốc gia thống nhất đất nước, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, cũng như vai trò của Phật giáo trong công cuộc hồi sinh đất nước sau khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ vào tháng 9/1979, nên Chính phủ Campuchia mới đã quyết tâm phục hồi lại Phật giáo. Đánh dấu cho sự hồi sinh này, là các vị sư Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam đã được mời sang Phnom Penh để truyền giới cho các chư tăng Campuchia đã hoàn tục; và cũng kể từ đây, Phật giáo Campuchia từng bước được hồi phục và thống nhất.

Ngày nay Phật giáo Campuchia có cơ cấu tổ chức xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, và đã có Hiến chương, Nội quy các ban, nghành, viện. Phật giáo Campuchia thuộc Thượng Tọa Bộ có hai hệ phái là Dhammayutta thuộc phái Hoàng gia quý tộc do ngài BuKry làm Vua sãi; Mahanikaya thuộc đại chúng, quần chúng nhân dân, phái này chiếm đa số Tăng Ni Phật tử và do ngài Têp Vong làm Vua sãi. Cả hai hệ phái đều được Hoàng gia và Chính phủ bảo hộ. Với tín đồ Phật tử chiếm đến 95% dân số.

Ngoài ra, Phật giáo Campuchia cũng đã và đang ra sức đem Phật giáo nước nhà để truyền bá ra các nước trên thế giới. Hiện nay, Phật giáo Campuchia đã có mặt tại nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Việt Nam. Tuy nhiên, Phật giáo Campuchia giờ đây vẫn còn nhiều hạn chế, như chưa có đài truyền hình, báo chí riêng của mình, tất cả đều nhờ vào sự giúp đỡ của Chính phủ Campuchia.

Phật giáo đối với Chính trị

Vì lợi ích của quốc gia- dân tộc, Phật giáo Campuchia đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia, thống nhất đất nước. Phật giáo góp phần vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, góp phần lựa chọn những người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Có thể nói rằng, hệ thống tổ chức Phật giáo Campuchia rất mật thiết đối với chính quyền trực thuộc Trung ương cũng như các cấp địa phương. Vua sãi đứng vị trí trung tâm giữa chính quyền và các Ban thường trực Phật giáo. Tuy nhiên, nhằm giữ gìn thanh danh cho Giáo hội và sự uy nghiêm của Phật giáo, tăng, ni Phật giáo Campuchia không tham gia vào bất kì các đảng phái chính trị nào.

Phật giáo đối với Kinh tế

Đối với nền kinh tế, Campuchia hiện nay làm nông nghiệp là chính, bên cạnh đó là phát triển về ngành du lịch và sự viện trợ của quốc tế, trong đó có Việt Nam. Dù nền kinh tế cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, cùng với đó là tỉ lệ thất nghiệp còn cao, do thiếu kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo vẫn chưa có các điều kiện như điện, nước… đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, sự quan ngại về tệ nạn tham nhũng, chính trị trong bộ máy chính quyền làm chán nãn các nhà đầu tư nước ngoài, chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính vì thế, Phật giáo ở lĩnh vực này cũng ít nhiều đóng vai trò – trách nhiệm đối với đời sống kinh tế người dân. Vai trò đó được thể hiện qua việc rèn luyện đạo đức từ sự hướng dẫn của các nhà sư, sẽ giúp họ phát triển trí tuệ, tư duy nhạy bén trong sự tiếp nhận cũng giúp phần nào trong đời sống kinh tế. Vì khi con người nhận thức đúng thì việc làm sẽ đúng, nên kết quả mang lại cũng rất tích cực.

Phật giáo đối với Văn hóa – Giáo dục

Sự có mặt của Phật giáo đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của đất nước Campuchia, ngôi chùa không chỉ đơn thuần là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp, Angkor… . Có thể nói rằng, đạo Phật đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên những nét tốt đẹp trong tính chất người Campuchia, đó là: lòng hiếu khách, bản chất nhân ái, đôn hậu.. . Và điểm nổi bật ở Campuchia mà chúng ta cần phải ghi nhận, đó là dù thế lực của đạo Bà-la-môn, hay Thiên chúa giáo dưới chế độ Pháp, đặc biệt thời kì của chế độ Khmer Đỏ họ đã đàn áp, đã dùng mọi thủ thuật để thay đổi quan điểm truyền thống; nhưng nhân dân và Phật giáo Campuchia vẫn không thay đổi, trong khi các nước bị cai trị khác thì ít nhiều cũng đều bị ảnh hưởng. Ngày nay, Phật giáo Campuchia được xem là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước; là thước đo chuẩn mực cho xã hội, và đã được người dân Campuchia áp dụng vào trong cuộc sống thường nhật của mình, từ đời sống gia đình cho đến công việc, cũng như các mối quan hệ trong giao tiếp ứng xử.

Về giáo dục: không chỉ là người truyền bá giáo lý, các nhà sư Campuchia còn tham gia tích cực vào các hoạt động trong đời sống xã hội, với vai trò là người đào tạo ra những công dân tương lai cho đất nước và là cố vấn của dân chúng về các vấn đề đời sống xã hội gia đình. Đó là lí do xuất hiện nhiều trường học do các cơ sở Tự viện Phật giáo đảm nhiệm ra đời, chư tăng kiêm nhiệm làm thầy giáo. Ngoài ra còn có các viện nghiên cứu Phật giáo do Chính phủ chỉ định, bao gồm nhiều vị học giả nổi tiếng. Tại thủ đô Phnôm-pênh cũng đã xây dựng trường dạy tiếng Pàli cao cấp (1914); Năm 1930 thành lập viện nghiên cứu Phật giáo, sau đó vài năm lập ra “Tam tạng ủy viên Hội” do Chính phủ chỉ định, bao gồm rất nhiều vị học giả nổi tiếng, biên soạn in ấn thánh điển Pàli và dịch ra tiếng Campuchia. Năm 1955 trường Đại học Phật giáo được thành lập (Budhist University, Campuchia gọi là Preah Siharu Raja), đã thu hút sự tham gia của nhiều con em Phật tử theo học. Qua đó, chúng ta thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong lĩnh vực giáo dục ở Campuchia.

Screenshot_17

Phật giáo đối với nghệ thuật kiến trúc

Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Campuchia, nó cũng giống như cơm ăn và nước uống vậy. Chính vì vậy, tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia; điều này được thể hiện rất rõ trong các kiến trúc, đình, chùa và trong các công trình xây dựng khác. Nổi bật với công trình kiến trúc quần thể Angkor, đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đất, đá, cành cây…thể hiện rõ về tư tưởng vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh giống trong Phật giáo. Chính sự hòa quyện giữa hai tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một nền văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng rất riêng.

Phật giáo trong đời sống người dân

Với 90% dân số Campuchia là Phật tử, cho nên Phật giáo có sức ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống người dân. Người Campuchia luôn quan niệm rằng, chính nhờ Phật gia hộ, nên đã giúp con người vượt qua bao khó khăn và gặp nhiều may mắn. Chính vì thế, họ tôn thờ Phật và thường tổ chức các lễ hội lớn nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh. Có thể nói rằng, Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống tinh thần dân tộc, dù chịu nhiều “phong ba bão tố”, một đất nước chịu nhiều thiệt thòi bởi chiến tranh tàn phá. Nhưng những điều đó không làm nhục chí người dân mà ngược lại họ còn kiên cường hơn, và điều đáng nói là họ luôn lấy Phật giáo làm điểm tựa để có thể đánh bậc hết thảy các chướng ngại, khó khăn; để đem lại sự hòa bình và phồn vinh cho đất nước. Chính lẽ ấy, Phật giáo được xem như là Quốc giáo tại xứ sở này. Và không có gì là quá lời khi nói rằng, Campuchia là một trong những quốc gia mà tôn giáo tín ngưỡng được người dân tin tưởng một cách tuyệt đối và mạnh mẽ nhất.

Ngoài ra, ngôi chùa còn là nơi để tất cả mọi người dân có thể gởi gấm những niềm vui lẫn nỗi buồn của mình. Chùa là nơi giải trí cho con em Phật tử, cũng là nơi học chữ và đạo đức. Cũng giống như các nước quốc giáo thuộc truyền thống Nam tông, một người thanh niên khi lớn lên trong đời cũng phải vào chùa tu gieo duyên ít nhất 3 tháng trước khi lập gia đình, để trả hiếu cho cha mẹ. Nhưng bản chất của nó nằm ở chỗ là nuôi dưỡng đạo đức, có cơ hội tu học để mở mang kiến thức mà ở gia đình không có, ngôi chùa là nơi mà mọi người đến để tu hành giữ giới cho được trong sạch, xây dựng nền móng hạnh phúc của tương lai.

Tóm lại, dù trải qua nhiều biến động gắn với thực tiễn chính trị của đất nước, ngày nay Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước Campuchia. Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung không thể tách rời với văn hóa Khmer độc đáo và giàu bản sắc. Với địa vị độc tôn không thể thay thế trong mối quan hệ hòa bình với các tôn giáo khác, Phật giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, cũng như củng cố quan hệ láng giềng giữa Campuchia với một số nước lân cận. Chẳng hạn như Chính phủ Campuchia đã có sự phối hợp với Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác trao đổi tình hình tôn giáo, từ đó tích cực xử lý những vấn đề tôn giáo phát sinh ở các tỉnh dọc biên giới hai nước, góp phần ổn định tình hình biên giới hai nước nói riêng và an ninh khu vực nói chung.

Qua sự tìm hiểu về những nét đặc sắc của Phật giáo Campuchia, chúng ta lại có cơ hội biết về bối cảnh lịch sử của đất nước này qua các thời đại. Đồng thời cũng thấy được mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo Campuchia với đất nước và đời sống người dân nơi đây. Từ đó, chúng ta càng thêm nể phục trước sức mạnh đoàn kết và lòng mến đạo của người dân dành cho Phật giáo. Cũng qua sự tìm hiểu này, lại cho chúng ta một suy luận rằng, khi con người ta đã có được niềm tin vững chắc nơi nội tâm thì dù hoàn cảnh có diễn tiến như thế nào đi chăng nữa thì cũng khó có thể làm lay động tâm họ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm