Thứ ba, 25/06/2024, 16:00 PM

Bà cụ bán chè thoát nạn nhờ niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm

Cụ Sen trên sáu mươi lăm tuổi, cư ngụ tại Ðà Nẵng tỉnh Quảng Nam, ngày ngày trời mưa cũng như trời nắng, phải đi bán cho xong hai gánh chè rong, mới đủ ít tiền lời mua gạo nuôi một đàn cháu.

Cụ có một người con trai lấy vợ sinh được bốn cháu nội, ba trai một gái. Cháu đầu mười một tuổi, ba cháu sau cách nhau một đứa hai tuổi. Bốn cháu nội của cụ chưa khôn lớn nhưng rủi thay, cha mẹ chúng đã qua đời cùng một lúc vì mìn nổ khi cả hai bò qua hàng rào kẽm gai của một đồn lính cũ, lượm các lon bia và lon nước ngọt để đổi gạo nuôi các con trong cảnh nghèo khó.

Tám đứa cháu ngoại khác, con của người con gái lớn của cụ cũng rất thương tâm. Ðứa đầu là con trai mười sáu tuổi, bị cụt hai chân vì chiến tranh. Em thường ở nhà bò lê trên nền đất của cái bếp nhỏ xíu, giúp bà ngoại nấu đủ các loại chè. Bảy bé gái, từ mười bốn tuổi trở xuống, chỉ cách nhau một đứa vài ba tuổi.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

01

May mắn là ba cô bé sau ở trong viện cô nhi Diệu Ðịnh, lâu lâu mới được phép kéo nhau về nhà thăm bà ngoại, bốn chị lớn và người anh tàn tật. Cha chúng đi lính bị c.h.ế.t, mẹ mắc phải bệnh đau tim và qua đời hồi đứa con gái mới sinh được ba tháng. Nhờ lúc còn sống, mẹ của các cháu hay đến cô nhi viện Diệu Ðịnh làm công quả, tắm giặt, lo cơm nước cho các em bé mồ côi, nên sau khi bà qua đời ba đứa nhỏ được ban giám đốc viện mồ côi ưu tiên giúp đỡ.

Tôi được biết chút ít về gia cảnh buồn tủi, khốn khổ của cụ Sen, vì tôi quen biết cụ bằng những chén chè nếp canh khuya khi cụ đi ngang qua chùa Phổ Ðà trên đường đi bán chè về nhà của cụ.

Hồi đó, năm 1964 tôi đang chương trình đệ tứ trường trung học Bồ Ðề Ðà Nẵng. Ðêm nào tôi cũng thức để học bài và làm bài đến mười hai giờ khuya. Làm bài xong, ngồi canh chừng ở bờ tường có lỗ hổng chờ cụ Sen đi bán chè về. Nếu may lắm thì những chén chè nếp nấu với đậu ngự còn sót lại, cụ chỉ bán cho tôi và các chú tiểu giá tiền phân nửa. Khi mua được những chén chè của cụ, chúng tôi phải ngồi ăn tại bờ tường để trả chén lại cho cụ. Có lần nghe tôi nói chuyện đi tu cũng nhớ cha nhớ mẹ, nhớ ông bà nội, ông bà ngoại lắm. Cụ nghe xong rồi chảy nước mắt. Từ đó cụ cho chúng tôi ăn chè mà không hề tính toán; hễ có chút ít tiền thì trả, bằng không thì thôi, cụ cho ăn miễn phí. Cụ nói cụ xem chúng tôi như cháu của cụ. Ăn chè của cụ mà được miễn phí nhiều lần quá, nên tôi rất ngại. Tôi liền nghĩ ra cách đền đáp cụ là dạy cho cụ Sen bán chuyên tâm lễ niệm Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Một hôm tôi nói với cụ:

- Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát linh lắm cụ ơi! cụ có rảnh nên ghé vào chùa lễ Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Bằng như quá bận rộn, thì cụ cứ chuyên tâm mà niệm “Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” lâm râm trong miệng thường xuyên cũng được.

Cụ rất tin và nghe lời. Nhưng vì cụ không biết chữ, nên tôi phải dạy cho cụ đến cả bảy lần cụ mới nhớ nổi. Cũng từ đó, tôi được nếm đủ các loại chè của cụ hoàn toàn miễn phí. Lần đầu tiên tôi được ăn chè hạt sen, một loại chè đắt tiền nhất trong các loại chè. Gọi là cụ Sen vì tôi được nhiều lần ăn chè hạt sen thượng hạng của cụ, nên tôi tự động đặt tên ấy cho cụ để nhớ lòng tốt của cụ.

Một ngày nọ, cụ Sen gánh chè đi bán, và vì trời quá nóng nên cụ ngồi sát bên bờ tường táp lô ở hông chùa Phổ Ðà để nghỉ. Vừa ngồi chốc lát thì cụ thấy có một người bận áo trắng, mặt mày rất xinh vừa đi vừa khóc như có chuyện buồn. Thấy vậy cụ động lòng trắc ẩn liền chạy theo để hỏi lý do và có thể an ủi người ấy. Nhưng khi cụ vừa đến thì nàng biến mất như một cái bóng, liền ngay lúc đó bờ tường cũ mà cụ Sen ngồi nghỉ mát bỗng đổ xuống rất mạnh, choán hết cả lối đi và làm tan nát gánh chè của cụ. Tôi và các chú trong chùa nghe mọi người hô hoán là bờ tường chùa bị đổ, chúng tôi chạy ra xem thì thấy cụ Sen mếu máo khóc vì tiếc rẻ gánh chè và soong nồi chén bát đều bị bể nát.

Tôi đã an ủi cụ là “của mất mà người còn”. Và tôi “báo cáo” cho cụ Sen rõ, đó là nhờ cụ tin tưởng Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ cụ thường niệm danh hiệu Ngài mỗi ngày nên có sự linh nghiệm. Thưa cụ, người thiếu nữ bận áo trắng mà cụ thầy kia chính là hóa thân thị hiện cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu không có Bồ Tát giả làm người con gái đến cứu cụ thì cụ đã theo ông bà rồi.

Không chỉ an ủi cụ Sen thôi, thực tế hơn tôi đã đi xin tiền các Dì Vãi trong chùa và các Phật tử quen thân để tạo “cơ nghiệp” gánh chè bán hàng rong cho cụ Sen. Tình nghĩa giữa gia đình cụ Sen và tôi đã khắn khít nhau từ đó. Tôi có làm bài thơ tặng cụ Sen:

"Chú tiểu thức khuya để ăn chè

Ăn chè miễn phí thẹn ấp e

Bèn khuyên bà cụ Quán Âm niệm

Linh ứng cho nên thành khỏi đè."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm