Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/07/2016, 11:47 AM

Bài dự thi sáng tác các tác phẩm về Đạo Hiếu: "Mẹ điên"

Tôi lại nhớ “mẹ điên” trong đền Thó. Vẫn nhớ người phụ nữ đầu bù tóc rối, chân tập tễnh lê hai vòng xích sắt nặng nề bước đi những khi phát bệnh. Rồi cả khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt sáng long lanh đầy hạnh phúc, khi chị nhắc về những đứa con bé bỏng của mình lúc tỉnh táo hơn... 

Chuyện trong truyện, chuyện trong phim và cả chuyện ngoài đời thực…

“Cô ơi, cô là giáo viên hả, cô ở Hà Nội phải không, cô có dạy lớp Phong không? Tôi…tôi là mẹ Phong đây, mấy hôm nay bận quá chưa ra thăm con được. Cháu có được ăn no không cô, có người đóng tiền học cho cháu chưa… Thôi trăm sự nhờ cô giúp đỡ cháu, tôi hứa gom đủ tiền tôi sẽ đưa lại cho cô”.

Những phút tỉnh của người điên

Trong suốt quãng thời gian lưu trú, viết bài ở đền Thó (Hưng Yên) - Ngôi đền nổi tiếng hỗ trợ chữa bệnh giúp những người bị tâm thần bằng liệu pháp lao động và nghe Kinh Phật. Quãng thời gian sinh hoạt cùng người bệnh, khiến tôi đi hết từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và điều đặc biệt nó giúp tôi có thể tận mắt chứng kiến và cảm nhận được nhiều cung bậc cảm xúc của người bệnh nơi đây. 

Đã có lúc tôi cười phá lên vui vẻ, trước những lời nói và hành động hết mực ngây ngô của người bệnh. Đó là khi thấy tôi lôi máy ảnh ra chụp, mấy người đang làm việc của mình, bỗng ù té chạy, rồi bỏ hết vào nhà vệ sinh, tưởng làm sao thành ra họ ngó nghiêng chỉnh trang lại quần áo, đầu tóc… đòi được lên ảnh, tạo ra khung cảnh rất nhí nhố và vui nhộn. Nhưng cũng có những lúc tôi đã rớt nước mắt và cảm thấy nghèn nghẹn nơi cổ họng… khi lắng nghe tâm sự, sẻ chia của những con người ấy, trong những phút giây họ được coi là tỉnh táo nhất. 
Những bệnh nhân đang điều trị trong đền Thó đang đọc và nghe kinh Phật vào buổi tối
Tôi đã sững lại, khi một người phụ nữ luống tuổi, chân bước tập tễnh cứ lấm lét nhìn tôi cả buổi, rồi mãi tới khi vắng người mới dám thỏ thẻ: “Cô ơi, cô là giáo viên hả, cô ở Hà Nội phải không, cô có dạy lớp Phong không? Tôi…tôi là mẹ Phong đây, mấy hôm nay bận quá chưa ra thăm con được. Cháu có được ăn no không cô, có người đóng tiền học cho cháu chưa… Thôi trăm sự nhờ cô giúp đỡ cháu, tôi hứa gom đủ tiền sẽ gửi lại cho cô”. Suốt cuộc nói chuyện, người phụ nữ ấy không hề nhắc đến câu nào về bản thân mình, mà chỉ thao thao bất tuyệt, lo lắng mọi điều cho đứa con trai bé bỏng. Có lẽ, dù tỉnh hay điên… nhưng thiên chức làm mẹ vẫn mách bảo người phụ nữ ấy không thôi nhớ và lo lắng cho con.

Một tràng những câu hỏi liên tục của người “mẹ điên” ấy, khiến tôi không khỏi tò mò tự hỏi người phụ nữ ấy là ai? Hoàn cảnh gia đình trước đây của cô ấy như thế nào? Đứa trẻ trong câu chuyện ấy giờ sống ra sao? Đem điều trăn trở này chia sẻ với chủ nhang đền Thó, tôi được biết hoàn cảnh của người phụ nữ ấy là cả một câu chuyện đau lòng.

Chị tên Hiền, đã có gia đình và hai con nhỏ. Người con chị nhắc đến mới học lớp 2 và đang được họ hàng nuôi giúp. Trước chị làm nghề buôn bán hoa quả, tuy không dư giả nhưng cũng đủ ăn đủ tiêu và lo cho các con. Tuy nhiên, chỉ vì mâu thuẫn gia đình, chồng chị đã đánh đập rồi vung dao chém vào đầu, vào tay chị.

Mặc dù được cứu chữa kịp thời, tuy giữ được tính mạng nhưng từ đó chị thành ra lẩn thẩn. Suốt nhiều năm nay, gia đình chị đã gửi chị đi khắp các nơi chữa trị nhưng bệnh ngày càng nặng. Khi tôi gặp chị, chị vừa vào đền được tròn 3 tháng, tuy nhiên theo lời người chủ nhang đền Thó, bất cứ khi nào đầu óc tỉnh táo hơn chị đều hỏi thăm về các con. Có khi, mọi người còn bắt gặp chị ngồi khóc thút thít một mình…

“Tình mẹ là thiêng liêng và bất diệt”

Hoàn cảnh của người mẹ đáng thương ấy, khiến tôi bất giác nhớ đến truyện ngắn Mẹ Điên, của một nhà vănTrung Quốc. Ngày ấy, đang học năm 2 Đại học tôi đã đứng 2 tiếng đồng hồ ngoài nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Cầu Giấy- Hà Nội), chỉ để “ngốn” cho xong cuốn truyện. Đọc xong tôi khóc, tôi đứng lặng người vì xúc động. Về nhà, tôi kể cho bạn cùng phòng nghe lại câu truyện tôi vừa đoc, kể “chay” mà nó ngân ngấn nước mắt, rồi nó lên mạng tìm đọc thêm lần nữa… nó vẫn khóc. Sau ngày hôm đó, tôi đã tặng nhiều bạn bè tôi cuốn truyện ngắn ấy, bởi tôi thấy đó là một câu chuyện đáng đọc và đáng để rớt nước mắt.

Truyện ngắn Mẹ Điên với ngôn từ đơn giản, nhưng tác giả lại “lôi kéo” người đọc bởi một cách viết, một giọng kể mộc mạc, chân chất như hơi thở. Sức sống của câu truyện vượt qua mọi không gian, mọi khuôn khổ thông thường bởi nó mang tải một thông điệp giản dị: “Tình mẹ mãi thiêng liêng và bất diệt”.

Truyện Mẹ Điên dù ngắn ngủi, ngắn như chính cuộc đời của người phụ nữ bất hạnh trong câu truyện đó, nhưng nó làm cho người đọc cứ nhớ, cứ day dứt mãi. Họ nhớ “mẹ điên”, họ xúc động, họ chảy nước mắt, như thể nước mắt là cách duy nhất để tỏ bày và chia sẻ cùng nhau trước một tình mẹ đơn sơ mà đáng quý đến vậy.

Trong truyện, “Mẹ điên” là một cô gái trẻ ngây dại, đầu bù tóc rối, quần áo rách nát, lang thang, đi đến đâu cũng bị người ta miệt thị, bị xua đuổi và lũ trẻ con trêu chạ. Rồi có bà lão “nhặt” cô về làm con dâu, chỉ bởi gia đình họ quá nghèo, không có tiền để cưới vợ cho đứa con trai tật nguyền. Cô gái ấy “điên” đến độ không phân biệt được lúa với cỏ, không biết làm bất cứ việc gì, thậm chí là khiến mọi người đau đầu vì chuyên gây tai họa. Nhưng điều xúc động, điều khiến người đọc thổn thức nhất, là ai ngờ mẹ điên đó là người mẹ nhất mực thương con và hoàn toàn ý thức mọi hành động có liên quan đến con trai mình. Có thể nói, trong tình yêu của mình, người mẹ đó không hề điên. Hay nói cách khác, tình yêu đối với đứa con của mình là thần dược, là phương thuốc kỳ diệu giúp cho người mẹ ấy “thoát” khỏi chứng bệnh điên khủng khiếp. 
Những vòng xích sắt giúp giữ những bệnh nhân đền Thó khi họ phát bệnh
Nỗi đau trong truyện Mẹ điên được đẩy đến tận cùng khi “mẹ điên” đã ý thức được tình cảm, mong muốn cho con và đang hạnh phúc được xả thân cho những niềm vui của con cũng chính là lúc tai họa đau lòng ập xuống với cô. Cô ngã xuống khe núi trong khi đang trèo hái những quả đào cho con, “mẹ điên” đã trở thành người mẹ đích thực đầy tràn tình yêu con với cả tâm hồn và trí óc.

Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, “mẹ điên” vẫn nắm chặt trong tay quả đào yêu thương đó. May mắn rằng, kết thúc câu truyện người con đã nhận ra được tình cảm chân thành thiêng liêng mà người mẹ dành cho mình. Cậu không còn chán ghét, hắt hủi hay bỏ chạy mỗi khi mẹ lại gần. Cậu cũng không còn thấy xấu hổ, khi bị bạn bè trêu chọc là mình có một người “mẹ điên”, chỉ tiếc rằng đến lúc ấy, mẹ cậu đã không còn ở trên đời nữa. Bởi vậy, đối với riêng tôi cái kết đau thương của câu truyện đó, vẫn ám ảnh và len lỏi vào tâm hồn tôi mãi cho tới tận bây giờ.

Hôm nay, vô tình xem được phim "mẹ điên" phiên bản Việt Nam. Vẫn câu chuyện được chuyển thể từ truyện ngắn Mẹ Điên của nhà văn Trung Quốc, không có gì mới hơn so với câu chuyện tôi đã từng đọc, nhưng tôi lại vẫn khóc. Tôi lại nhớ “mẹ điên” trong đền Thó. Vẫn nhớ người phụ nữ đầu bù tóc rối, chân tập tễnh lê hai vòng xích sắt nặng nề bước đi những khi phát bệnh. Rồi cả khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt sáng long lanh đầy hạnh phúc, khi chị nhắc về những đứa con bé bỏng của mình lúc tỉnh táo hơn... Không biết khi nào người mẹ ấy mới bình phục để về với gia đình, về với các con, về để tự hỏi xem con đi học đã đóng đủ tiền chưa? Con đi học ăn cơm có được no bụng không…

Nguyễn Minh Khuê
-
Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm