Bài học kinh nghiệm trong quản lý tự viện của người trụ trì
Nhiều năm qua, quản lý tự viện là một trong những điều được Giáo hội đặc biệt quan tâm, bằng việc mở các khóa bồi dưỡng trụ trì ngắn hạn để bổ sung kiến thức, tăng cường sự hiểu biết của Tăng Ni về vai trò, trách nhiệm của trụ trì trong hoạt động quản trị tự viện giữa bối cảnh xã hội hiện tại.
Trên phương diện truyền thống, vấn đề quản trị tự viện đã được chư Tổ sư quan tâm, đề cập rất chi tiết và chuẩn hóa bằng các thanh quy, truyền thừa từ đời này qua đời khác, tiêu biểu như Bách Trượng thanh quy.
Theo đà vận động và phát triển, rất nhiều biến đổi diễn ra trên mọi mặt của đời sống, kéo theo đó là những vấn đề mới nảy sinh, đòi hỏi ở từng cá nhân lẫn các tổ chức xã hội một sự thích ứng nhanh chóng. Trong hoàn cảnh như vậy, người trụ trì càng phải có kiến thức và kỹ năng tương thích để sắp xếp mọi việc lẫn ứng xử phù hợp, tránh vô tình tạo nên những sự cố đáng tiếc, ảnh hưởng không chỉ cho tự viện nơi mình có trách nhiệm, mà còn cho cả Giáo hội và Phật giáo nói chung.
Đạo đức người thầy trụ trì – niềm tin Phật tử
Với vai trò của một người làm công tác quản lý giàu kinh nghiệm, từng kinh qua vị trí lãnh đạo các doanh nghiệp tài chính, cư sĩ Lâm Hoàng Lộc từng có nhận xét rằng công việc đối nội đối ngoại thường nhật ở một ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá, tu viện... hết sức đa dạng, đôi khi còn đa dạng hơn điều hành một doanh nghiệp.
Để điều hành hiệu quả hoạt động của một ngôi chùa, theo quan sát của ông, một vị trụ trì hay giám tự, ngoài các tiêu chí cần phải có đối với người tu, người điều hành (trụ trì, tri sự, quản chúng…), còn rất cần kỹ năng quản trị, để bảo đảm được sự ổn định, môi trường thuận lợi cho các hoạt động về tu học của Tăng chúng, Phật tử.
Trong thực tế, đơn cử sự cố ở chùa Kỳ Quang 2 xảy ra 2 tháng trước, có thể thấy chỉ một sơ suất trong việc giám sát khi tu sửa nơi thờ tro cốt người dân ký gửi đã làm dư luận dậy sóng. Sự việc cho đến nay tái ổn định, HT.Thích Thiện Chiếu đã được Ban Thường trực Ban Trị sự GHGPVN TP.HCM - cấp Giáo hội quản lý đã phục hồi chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 sau thời gian tạm ngưng để Giáo hội cử nhân sự tham dự xử lý, hỗ trợ.
Vai trò của thầy trụ trì trong thời hiện đại
Với tình thương của một người tu và hoàn cảnh yêu cầu, HT.Thích Thiện Chiếu đã dần mở rộng ngôi chùa Kỳ Quang 2, tạo thêm trung tâm từ thiện xã hội nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn và cả phòng khám chữa bệnh miễn phí cho người dân; hoạt động tại đây, theo đó cũng trở nên đa dạng. Vì vậy, một sự cố như vừa qua đã tạo nên xáo trộn, làm nhiều người bất an. Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN nhận định: “Sự việc xảy ra ở chùa Kỳ Quang 2 là bài học sâu sắc cho Tăng Ni, Phật tử”.
Bài học sâu sắc đó nằm ở vấn đề quản trị, mà theo Trưởng lão Hòa thượng, không chỉ giới hạn trong công việc đối nội, đối ngoại của trụ trì, mà còn cần đến sự sắp xếp mọi việc một cách khoa học, để còn có thời gian dành cho sự tu tập, thiền định - những việc căn bản và thiết yếu với người tu. Chính năng lượng tuệ giác từ thiền định là suối nguồn an lạc thực sự cho mình, từ đó mới có thể phụng sự nhân sinh vì lợi ích của số đông được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm