Bài kinh Bahiya - năm phút nhiệm mầu

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Được nghe đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng và may mắn hãn hữu trong đời.

Được nghe đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng và may mắn hãn hữu trong đời.

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". 

Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Năm phút nhiệm mầu

Trong nhà thiền, chúng ta thường được nhắc nhở rằng mình phải biết sống trong giờ phút hiện tại. Nhưng nếu giả sử như trong giờ phút hiện tại của ta chỉ toàn là khó khăn và những việc không như ý thì sao bạn hở? Nếu như chung quanh ta không có trời xanh, mây trắng hay trúc biếc hoa vàng, mà chỉ là một bầu trời âm u và những ngày mưa đông, thì ta có muốn sống trong giờ phút hiện tại này chăng?

Có lần trong một khóa tu, một thiền sinh hỏi: "Thưa Thầy có những lúc mà giờ phút hiện tại này quá khó khăn, con không thấy chút gì là dễ chịu hay tươi đẹp như Thầy nói hết."This present moment is not pleasant at all! Vị Thầy im lặng rồi nhìn anh ta đáp, "Giây phút hiện tại này tuy có lúc không dễ chịu hay tươi đẹp, nhưng nó vẫn rất nhiệm mầu." It’s not necessarily pleasant but it is still wonderful.

Tôi nghĩ, hiện tại nhiệm mầu có lẽ một phần là vì đó là những gì ta đang thật sự có. Nếu như ta có một khổ đau, thì khổ đau ấy cũng chỉ có thể được chuyển hóa trong giờ phút hiện tại này mà thôi, mà không thể là trong một phút giây nào khác hơn. Và nếu ta có một hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy cũng chỉ có thể được tiếp xúc trong bây giờ và ở đây.

Nhưng lý thuyết thì bao giờ cũng dễ phải không bạn! Tôi nghĩ điều khó khăn là trong những ngày mưa, làm sao ta vẫn có thể ý thức được rằng phía sau bầu trời mây đen giăng kín ấy, ngàn tia nắng ấm kia vẫn muôn đời hiện hữu?

Bài kinh Bàhiya

Trong kinh có kể lại câu truyện về một trưởng lão tên là Bàhiya, một hôm tâm tư ông cảm thấy xao động, bất an và ông quyết định lên đường tìm Phật để xin Ngài chỉ dạy cho con đường nào mang đến sự giải thoát và an lạc. Nghe nói đức Phật đang có mặt tại thành Xá-vệ, ông lên đường và đi suốt đêm. Nhưng khi Bàhiya đến nơi thì Phật đã vào thành khất thực. Biết ông đi đến từ rất xa, các thầy khuyên ông nên ngồi lại nghỉ ngơi, chờ khi Phật trở về ông sẽ gặp Ngài. Nhưng Bàhiya không thể chờ đợi, ông bảo:

- Thưa các thầy! Tôi không biết khi nào Thế Tôn có thể qua đời, hay tôi sẽ qua đời. Tôi vừa vượt qua một đoạn đường dài một trăm hai mươi dặm chỉ trong một đêm, không dừng lại cũng không dám ngồi xuống nghỉ bất kỳ ở đâu. Khi nào gặp Phật và nghe lời chỉ dạy rồi thì tôi sẽ nghỉ ngơi. Và rồi Bàhiya nhất quyết tiếp tục đi tìm Phật. Ông vào thành Xá-vệ gặp Phật đang đi khất thực, ông cung kính cúi mình tiến đến gần Phật và đảnh lễ Ngài ở giữa đường, và thưa:

- Xin đức Thế Tôn thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.

Phật bảo:

- Đây không phải đúng lúc, Bàhiya! Ta đang đi khất thực.

Tuy Phật từ chối hai lần nhưng Bàhiya vẫn thưa tiếp:

- Bạch Thế Tôn, con không biết khi nào Thế Tôn hay con sẽ qua đời, xin Ngài hãy thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.

Đến lần thứ ba, thấy vậy tuy vẫn đang đứng ở giữa đường, Phật cũng chỉ dạy cho ông:

- Vậy thì, Bàhiya, ông phải thực tập thế này: Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy, trong cái nghe chỉ có cái bị nghe, trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng, trong cái hiểu chỉ có cái bị hiểu; Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.

Bài tập chuyển hóa

Và trong bài kinh Bàhiya ấy, ta có thể tìm thấy một phương cách Phật dạy cho chúng ta để chuyển hóa những phiền não đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Nó có thể mang lại cho ta một sự tĩnh lặng và buông thư giữa một cuộc sống đầy những căng thẳng và bất ngờ, giúp ta tuy sống giữa những bận rộn nhưng không để bị lôi cuốn theo.

Bà Toni Bernhard là một tác giả và cũng đã thực hành thiền rất nhiều năm. Bà mang phải một chứng bệnh đau kinh niên, khiến bà không thể đi ra ngoài xa được. Mỗi ngày bà phải đối diện và sống với cơn bệnh của mình, nhiều khi đó là những cơn đau dài. Bà Toni có chia sẻ một phương cách thực tập đã giúp bà buông thư và an vui tiếp xúc với hiện tại, dầu phải đối diện với những khó khăn. Bà chia sẻ phương pháp thực tập căn bản của mình gồm bốn phần như sau:

1. Trước hết, bạn thở bình thường, nhẹ và sâu. Rồi bạn bắt đầu chú ý đến những gì mình đang thấy. Bạn có thể giữ ánh mắt nhìn về một nơi, hay quay nhìn chung quanh một cách chậm rãi. Tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Lúc đầu có thể ta chỉ thấy những cảnh vật bình thường, như là hàng cây, con đường nhỏ, chiếc ghế ngồi… nhưng sau vài hơi thở và chú ý, bạn sẽ nhận thấy chúng là những hình dáng, màu sắc, chuyển động… với những chi tiết rõ rệt. Ví dụ như tôi thấy một áng mây thật trắng trên nền trời xanh, những mảng nắng loang lỗ trên đường, một tờ lá nhỏ rơi… Và nếu như có một sự suy nghĩ nào khởi lên, ta chỉ cần trở lại với cái thấy của mình, chỉ đơn giản ghi nhận hình dáng, màu sắc, sự chuyển động. Ta tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Phật dạy, “Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy,” in seeing, only seeing.

2. Sau đó, bạn có thể nhắm mắt lại nếu được. Rồi lắng nghe và tiếp nhận những âm thanh nào đang có mặt chung quanh ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy có biết bao nhiêu là thứ âm thanh đang có mặt mà mình đã không để ý. Nhưng bạn không cần làm gì hết, âm thanh khởi lên tự nhiên và rồi cũng sẽ tự động qua đi, chúng không cần đến sự tham gia của ta. Tiếp nhận mọi âm thanh nào đang có mặt, và thở nhẹ. “Trong cái nghe chỉ có cái bị nghe,” in hearing, only hearing.

3. Tiếp đến, bạn có thể nhắm hay mở mắt ra, và bắt đầu chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt trong thân mình. Hai vai ta có thể đang bị căng thẳng, hãy buông thư chúng. Gương mặt, miệng bạn có đang mím chặt không? Hãy nhẹ nhàng buông thả ra. Bạn cũng có thể chú ý đến những điểm xúc chạm trên cơ thể, ví dụ như hai bàn tay đang để trên đùi, hay hai bàn chân đang tiếp xúc với mặt đất, lưng đang chạm vào ghế ngồi. Bạn có thấy hơi gió mát lạnh trên da mặt chăng? Tiếp nhận hết những cảm thọ nào đang có mặt, theo hơi thở nhẹ và sâu. Nếu có cái đau nào trong thân bạn hãy mở rộng ra với nó, không cần phải tránh né hay xua đuổi. “Trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng,” in feeling, only feeling.

4. Và bây giờ bạn có thể mở mắt ra, nếu đang nhắm, và tiếp nhận hết tất cả những gì qua các giác quan mình: hình sắc, âm thanh, cảm thọ, hay mùi vị nào đang có mặt, hoặc tư tưởng nào khởi lên trong tâm. Tiếp nhận và có mặt trọn vẹn với hết tất cả những kinh nghiệm nào đang có mặt. Ba bài tập trên sẽ giúp cho bài tập này, bạn sẽ có khả năng tiếp nhận hết những gì đang có mặt chung quanh mình.

Năm phút nhiệm mầu

Bạn có thể thực tập bài tập này những khi ta có dịp dừng lại, hay khi mình cảm thấy bất an. Bạn có thể thực tập mỗi phần trong khoảng 15 hơi thở, hoặc vài phút. Trọn bốn bài thực tập chỉ chừng khoảng 5 phút là đủ, và đó sẽ là 5 phút rất nhiệm mầu của ta. Ta có thể thực tập ở bất cứ một nơi nào: trong lúc đang ngồi trên xe buýt, trong quán cà phê, khi ta đứng chờ người bạn, ngồi đợi trong phòng bác sĩ, hay đang nằm trên giường. Và bạn biết không, tôi nghĩ mình cũng có thể thực tập ngay trong khi ta đang đi thiền hành nữa, miễn là ta có được một không gian thích hợp.

Bài tập đơn giản này có thể giúp ta có mặt với những gì đang xảy ra, cho dù đó là một khó khăn, một cái đau hay một căng thẳng nào đó. Nó giúp ta buông bỏ hết những ý nghĩ phiền não của mình về quá khứ và tương lai, và tiếp xúc được với những gì đang thật sự có mặt mà không bị dính mắc. Tôi nhớ trong kinh Phật có dạy rằng, cuộc sống này "có khổ đau, nhưng không có người khổ đau.” Vì sự tiếp xúc tuy có mặt nhưng không có người ở đây để bị dính mắc, tất cả chỉ là cái thấy, cái nghe và cái thọ tưởng mà thôi. Và nhờ vậy mà những khó khăn trong ta cũng được chuyển hóa nhiệm mầu…“Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.”

Trong một cuộc sống căng thẳng với những biến đổi bất ngờ, năm phút dừng lại ấy sẽ là một dòng suối trong mát giúp ta làm tươi mới lại hạnh phúc mình, là những tia nắng ấm làm tan đi một góc nhỏ mù sương. Và từ một góc nhỏ bình yên ấy, ta sẽ nhìn thấy được lại một bầu trời phía bên sau vẫn muôn đời trong sáng...

*Nguyên văn bản kinh do HT. Thích Minh Châu dịch từ kinh Pali: Kinh Bahiya

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ ngôi nhà cháy (P.2)

Kinh Phật 10:20 15/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên hoa sử dụng hình ảnh các loại xe đại diện cho các phương pháp tu, mỗi người có một pháp môn ưa thích riêng, người hành theo bố thí Bồ tát đạo, người quán 12 nhân duyên, người ẩn cư, người tu pháp Bắc truyền…

Kinh A Di Đà bằng tranh

Kinh Phật 08:22 15/12/2024

Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược (P.1)

Kinh Phật 17:19 14/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa thuộc kiểu kép giữa pháp và ví dụ. “Diệu” là diệu kỳ, diệu pháp muốn nói tới sự màu nhiệm của pháp, ở đây là so sánh với hoa sen (Liên hoa). Hoa sen được ví dụ cho "pháp", tuy mọc ở nơi bùn bẩn nhưng lại không nhiễm bẩn.

Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 3)

Kinh Phật 13:57 12/12/2024

Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu.

Xem thêm