Chủ nhật, 24/04/2022, 13:08 PM

Cách sám hối để tiêu bớt tội lỗi phá thai

Chúng ta biết, phá thai là một việc sát sinh, nặng hơn còn là giết người. Đức Phật dạy: Một là tự tay mình giết, hai là xui bảo giết, ba là tùy hỷ với việc giết, bốn là khen việc giết đều bị quả báo cả.

1. Sám hối tội lỗi

Đức Phật dạy: Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa. Vậy nên, với những trường hợp làm cha, làm mẹ đã phá thai, việc đầu tiên cần phải làm đó là sám hối.

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Trước hết, Thầy nghĩ những người làm cha làm mẹ đã phá thai phải sám hối với Tam Bảo và sám hối với vong linh thai nhi. Bởi vong linh thai nhi đang hận thù mình thì mình phải có lời xin lỗi, sám hối với tất cả tâm chân thành của người cha, người mẹ và đặc biệt trong lời sám hối đó phải có yêu thương. Các vong linh cũng cảm nhận được. Mình có thể đánh đập người ta thì người ta cũng hận nhưng chưa sâu. Việc phá thai là tước bỏ mạng sống, quyền sống của người ta cho nên vong linh thai nhi rất hận thù”.

2. Cầu siêu cho thai nhi để vong thai được siêu thoát

Cầu siêu không phải là để giúp vong thai được siêu thoát về cõi Phật mà để cho vong thai thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, cô hồn và được chuyển lên cảnh giới tốt hơn. Có thể những vong linh thai nhi có duyên nghiệp được làm người. Việc cầu cho các cháu siêu thoát, được tái sinh làm người trong kiếp tới sẽ tốt. Thế nhưng, nếu không làm lễ cầu siêu thì những vong linh thai nhi, gọi là những tiểu quỷ sẽ phá nghịch tới cả gia đình, xã hội rất nhiều. Thế nên việc cầu siêu là điều rất tốt, nên làm. Tinh thần cầu siêu của đạo Phật có thể giúp được cho các vong linh siêu thoát. Đó là đúng phương pháp, thanh tịnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những dại dột, sai lầm khi quyết định nạo phá thai có thể khiến cho các ông bố, bà mẹ day dứt lương tâm đến suốt đời. Chính vì thông hiểu lẽ đó, thực hành theo lời Phật dạy và thể theo lời cầu thỉnh của nhân dân, Phật tử, vào những ngày 14, 29 (tháng thiếu), 30 âm lịch hàng tháng và chiều ngày 19/6 âm lịch hàng năm, chùa Ba Vàng tổ chức lễ cầu siêu vong linh thai nhi để hóa giải oán kết giữa cha mẹ và con cái, hồi hướng phước báu để thai nhi được tái sinh vào gia đình đầy đủ phúc báo, được đầy đủ trí tuệ làm lợi ích cho đời.

Để giúp cho quý Phật tử hiểu về lễ cầu siêu vong linh thai nhi, quý vị có thể tìm hiểu hướng dẫn của chùa Ba Vàng qua hai mục dưới đây:

Bài 1 – Cầu siêu vong linh thai nhi (Làm lễ tại nhà trước khi về chùa dự lễ cầu siêu)

Bài 2 – Cầu siêu vong linh thai nhi tại nhà (không về chùa làm lễ Cầu siêu được)

Việc cầu siêu cho vong linh thai nhi không phải làm một lần là vong linh siêu thoát được mà còn tùy thuộc vào mức oán hận của vong linh. Như việc chúng ta giận người này, người ta mới xin lỗi mình một lần, mình có thể chưa bỏ qua được và có khi phải mất một khoảng thời gian rất dài chúng ta mới có thể tha thứ. Vong linh cũng vậy, không phải một lần cầu siêu là hết oán giận. Cho nên tất cả những người mẹ nạo phá thai khi có duyên để cầu siêu cho vong thai thì vẫn nên làm. Đây là điều vô cùng lợi ích.

Ngoài ra, những người làm cha, làm mẹ nên quy y Tam Bảo, thọ trì 5 giới, phát tâm cúng dường, làm các việc thiện hồi hướng, cầu nguyện cho thai nhi được tăng phúc tiêu nghiệp, sớm thoát khỏi cảnh giới khổ đau.

Từ những chia sẻ trên, chúng ta biết rằng đạo Phật không tán thành việc nạo phá thai, bởi đó là việc làm xấu ác, tước đoạt mạng sống của chúng sinh, sẽ phải chịu quả báo vô cùng đau khổ. Mong rằng, qua bài viết này, những bạn trẻ, những cặp vợ chồng cẩn trọng trước khi quyết định chối bỏ mạng sống của con mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm