Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 19/01/2015, 15:19 PM

Cảnh đẹp yên bình ở làng quê nơi chùa Yên Ninh...

Một buổi sáng ý nghĩa nơi mái chùa quê thanh bình. Chúng tôi ai cũng mừng vui, sâu thẳm mỗi người đọng lại những cảm xúc khó bề diễn tả…

Nắng sớm vàng óng, gió thanh mát. Những luống rau xanh rì, mơn mởn khoảng ruộng rau phía trước nhà chùa căng tràn sức sống.

Chúng tôi về với chùa Yên Ninh, thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sáng thứ 6 vừa rồi. Ngôi chùa nhỏ, đến 99% xây mới hoàn toàn. Đâu đó thấp thoáng điển tích xưa, gần như chỉ còn lại dấu ấn thời gian…

Đoàn chúng tôi mới đến khúc rẽ từ trục đường chính dẫn về chùa, đã thấy các bà, các bác, các em nhỏ ra đón. Ai cũng mừng vui lắm.



Cổng chào còn tươi mới

Chùa cách đường quốc lộ khoảng 100 mét. Xung quanh bao viền những ruộng lúa xanh mướt. Một không gian thiền môn nhỏ, đậm chất thôn quê.

Cổng chào lối dẫn về nhà chùa mới xây, còn tươi màu bê tông, sắc đá. Bao quanh phía trước nhà chùa, chỗ thì hàng rào thép B40, chỗ là những hàng cây xanh, tre rào chắn đỡ.



Cổng Tam Quan giờ chỉ còn lại dấu ấn thời gian

Cổng Tam Quan chỉ còn lại khoảng chính giữa. Bao quát từ bên ngoài, chúng tôi thấy hết các công trình đều mới được tu bổ lại. Gian nhà Tổ bên phải gian chính điện vừa xây xong, còn vương đó cát, xi măng trên từng gờ kiến trúc.

Những nụ cười đôn hậu, an từ nơi các bác, các bác phật tử như góp phần rõ nét hơn vẻ thanh bình chốn cửa thiền Yên Ninh.

Theo đường dẫn về nhà chùa, qua cổng Tam Quan chừng vài chục mét, đến cổng nhỏ vào chùa, đơn sơ, bình dị.

Ngay lối vào bên phải là gian nhà nhỏ đặt các bia đá cổ ngự trên lưng rùa (bi ký), không rõ niên đại, nhưng có tấm bia đã rạn nứt bề mặt. Phần lớn các bi ký đều đã phai mờ những hàng chữ Hán, khó nhận biết nếu muốn khảo cứu.







Hệ thống bia đá cổ dần phai mòn theo năm tháng



Giếng khơi nghe thanh mát
Trong vắt tự thuở nào...


Thẳng lối cổng vào là khoảng sân nhỏ, có giếng khơi tự nhiên đã được che phủ bề mặt, chếch bên phải là gian chính điện Tam Bảo. Bên trong, thẳng hướng từ chính điện nhìn về cổng Tam Quan, chếch phía bên phải là lầu Quán Âm.

Lầu Quán Âm

Gian Tam Bảo có thiết kế mái tầng, với hai tầng gác mái. Chính giữa tầng gác mái áp trần, có tháp 9 tầng đặt tôn tượng đức Phật Bổn Sư Đản Sinh bằng đá trắng nguyên khối.





Gian chính điện Tam Bảo

Hệ thống tôn tượng nơi chùa Yên Ninh phần lớn đều nhỏ vừa, không quá lớn. Tôn tượng nhị vị Hộ Pháp còn đang dang dở chỉ cao chừng 3-4 mét.

Bao quát một vòng, tôi chỉ kịp ghi nhận chút hình ảnh tư liệu. Khi đoàn từ thiện chúng tôi hoàn mãn việc chính. Chúng tôi cùng hoan hỷ thọ trai cùng nhà chùa. Thầy trụ trì đi vắng, nhưng đã cẩn thận dặn dò các bà, các bác phật tử ở nhà chuẩn bị sẵn cơm chay. Thiện ân, thịnh tình nơi những người con Phật mái chùa Yên Ninh khiến chúng tôi ai cũng cảm động.

Một khoảng thanh bình nơi mái chùa quê

Một buổi sáng ý nghĩa nơi mái chùa quê thanh bình. Chúng tôi ai cũng mừng vui, sâu thẳm mỗi người đọng lại những cảm xúc khó bề diễn tả…

* Lược sử chùa Yên Ninh (Yên Ninh Tự): Dưới triều Trần năm 1283, đức vua Trần Nhân Tông giao cho Tiến sĩ Đào Dương Bật đến khai lập, xây dựng đặt tên chùa là Yên Ninh. Nay ở thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Cụ từ Đông Sơn, Thanh Hóa ra tu học, thi đậu Tiến sĩ Triều Trần khoa thi Ất Hợi (1275), làm quan ở Phủ Tràng An - Ngoại trấn Thanh Hoa (Phủ Tràng An khi đó thuộc đất Thanh Hóa). Rộng, dài từ Trường Yên đến hết tận Nga Sơn - Thanh Hóa. Sau mới phân chia thành Ninh Bình.

Cụ trấn giữ, khai mở chiêu lập dân binh từ phía Tây Phủ Tràng An (vùng Tam Cốc - Bích Động - Ô Lâm) ra phía Đông.

Chùa Yên Ninh khi đó làm nhiệm vụ Tiền tiêu nhằm cảnh giới quân Nguyên Mông từ biển Thần Phù (Yên Đồng, Yên Lâm huyện Yên Mô) đánh lên. Từ phía Nam (Nghệ An, Thanh Hóa) đánh ra. Làm phên dậu, trực tiếp chiến đấu, bảo vệ cho Trung tâm Hành Cung Vũ Lâm, nơi đức vua Trần Nhân Tông lãnh đạo chi huy kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi 1285-1288.

Thiền sư, Tiến sĩ Đào Dương Bật do có nhiều Đức trí - Tài cao - Công lao đóng góp vào hai cuộc kháng chiến nên đã được Vua phong tặng đến bậc Trụ cột triều đình: Thượng thư Bộ binh - Chưởng Đại Đội - Tả Thị Lang - Nhập thị kinh diên - Khai quốc công thần - Đặc tiến phụ quốc - Kim tử Vinh lộc Đại phu - Kiêm Đông Các Đại Học Sĩ. Trưởng Đại Bộ Sử Đài.

Thiền sư, Tiến sĩ Đào Dương Bật xuất gian tư Yên Ninh Tự. Thường được gọi là Đào tướng công thiền sư. Là Sư tổ nhà thời Lịch Đại Tổ sư chùa Yên Ninh.

Được đức vua ban Tứ Thụy Hảo Hảo Tiên Sinh - Tĩnh hảo Tôn Thần. Sau khi viên tịch được gia ban Trác vĩ Thượng Đẳng thần.

Sư tổ - Thiền sư - Tiến sĩ Đào Dương Bật - thụy tình hảo.
Khai sáng Yên Ninh Tự
Ngày tốt…tháng tốt…Quý Tỵ Niên 2013
(ghi nhận thông tin từ bia đá nhà chùa mới đặt, nơi khoảng sân trước gian Tam Bảo)

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm