Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Bậc vô sanh có còn đau khổ không?

Bậc Vô sanh, nghĩa là người đã Niết bàn, có còn đau khổ chút ít nào không, thưa đại đức?

Đức vua Mi-lan-đà hỏi Tỳ kheo Na-tiên:

- Bậc Vô sanh, nghĩa là người đã Niết bàn, có còn đau khổ chút ít nào không, thưa đại đức?

- Một chút ít thọ khổ ấy cũng không có, tâu đại vương!

- Vậy thì trong đời này, các ngài chứng ngộ lý Vô sanh rồi có còn thọ khổ chút ít không?

- Thọ khổ nơi thân thì còn mà thọ khổ trong tâm thì không, tâu đại vương!

- Tại sao thế?

- Thân còn thọ khổ vì thân còn bị già, bị bệnh, còn bị sự biến hoại đổi khác do các định luật tự nhiên chi phối như định luật sinh học, định luật khí hậu, thời tiết, nắng mưa v.v... Tâm không còn thọ khổ nữa là do tâm ấy đã dập tắt tất cả mọi nguyên nhân tạo tác đau khổ: ấy là vô minh, ái dục!

Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Nghi vấn về sự bố thí ba-la-mật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Giác ngộ, giải thoát rồi mà còn đau khổ nơi thân, thế sao các ngài không Niết bàn đi?

- Tâu đại vương! Các ngài chưa Niết bàn vì các ngài chẳng tham cầu sự sống mà cũng chẳng bất bình, chán ghét sự sống. Các bậc A-la-hán ấy họ sống an nhiên, tự tại giữa cuộc đời, còn duyên thì đến, hết duyên thì đi. Trái cây kia chưa đúng thời, chưa chín thì họ chẳng mong chín mau, chín vội bao giờ!

Cho nên tôn giả Xá-lợi-phất thuở còn sinh tiền, có câu kệ ngôn sau:

"Tịch diệt chẳng ưa thích

Mà sự sống cũng không

Chẳng hy cầu tham luyến

Chẳng trái ý nghịch lòng

Còn duyên, thời thì ở

Hết duyên, thời thì đi

Không, vô tướng, vô tác

Tùy hữu vi, vô vi!"

Đức vua Mi-lan-đà cảm thán thốt lên:

- Hay thay! Tuyệt vời thay! trẫm đã hiểu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 1)

Kinh Phật 09:41 11/12/2024

Phật tính như hư không, thường hằng bao trùm khắp cả thế gian, chẳng thể chỉ đâu là hư không, không thể chỉ hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, trên hay dưới mới là hư không. Phật tính cũng không có lớn, nhỏ, hay của ai, không bị buộc vào cái thân nhỏ bé nào.

Kinh Vạn Phật: Nguồn gốc, ý nghĩa và lợi ích khi tụng

Kinh Phật 14:33 09/12/2024

Kinh Vạn Phật, một bộ kinh quan trọng của Phật giáo Bắc Tông, được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng tại Nalanda, Ấn Độ và ghi chép bởi Tôn giả Ananda.

Tìm hiểu về Kinh Dược Sư

Kinh Phật 13:25 06/12/2024

Thế giới của đức Phật Dược Sư cũng được gọi là “thế giới Cực Lạc” vì các cá nhân và đoàn thể tại đây luôn sống trong sự an lành và siêng làm việc thiện ích, dưới sự hướng dẫn của Phật và Bồ-tát. Cõi Phật Dược Sư còn gọi là “Tịnh Độ” ở phương Đông về địa lý, và thanh tịnh như ngọc lưu ly.

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Xem thêm