Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/06/2020, 15:41 PM

Câu chuyện về một nắm muối và nguồn gốc của sự khổ đau

Chuyện kể lại, có một vị Thiền sư tuổi đã cao sống cùng một người đồ đệ lúc nào cũng than phiền về cuộc sống. Và người đã giải thoát cho anh ta bằng 1 nắm muối.

Lời Phật dạy về những điều khó

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có một vị Thiền sư tuổi đã cao sống cùng một người đồ đệ lúc nào cũng than phiền về cuộc sống. Vào một buổi sáng, Thiền sư sai đồ đệ của mình đi lấy muối. Khi cậu mang muối về một cách miễn cưỡng, người bảo tiếp cậu hãy đổ muối vào cốc nước và uống cạn, rồi nói mùi vị của nó thế nào. 

Người đồ đệ làm theo và thốt lên, nhăn mặt: "Thật sự rất mặn chát!"

Thiền sư mỉm cười rồi bảo cậu hãy mang một nắm muối đi theo mình. Khi đến bên một hồ nước, ông bảo cậu hãy đổ muối vào hồ nước và nói: "Bây giờ con nếm thử xem, và cho ta biết vị của nước trong hồ như thế nào."

Đồ đệ làm theo, lần này cậu đáp: "Thưa thầy, nước mát và ngọt lắm!"

Thiền sư hỏi tiếp: "Con có thấy nước mặn không?"

Đồ đệ lắc đầu: "Dạ không ạ!"

Thiền sư ôn tồn giải thích: "Đồ đệ của ta, đau khổ trong cuộc đời cũng giống như nắm muối này, chỉ có một lượng nhất định mà thôi. Không nhiều hơn, cũng không ít đi. Và sức chứa của lòng ta sẽ quyết định mức độ đau khổ.

Thế nên, nếu con cảm thấy đau khổ, hãy mở rộng tấm lòng như một hồ nước, con sẽ thấy nhẹ nhõm. Bằng không, nếu nhỏ bé như một cốc nước, con sẽ chỉ thấy khổ đau".

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bình: 

Con người sinh ra bởi tiếng khóc, nó như lời cảnh báo của sự khổ đau. Ông trời rất công bằng, mỗi người sinh ra dù giàu hay nghèo, tất thảy đều phải nếm trải đắng cay trong đời. Muốn hết khổ, đừng dựa vào trời đất, đừng than thân trách phận, mà chỉ có thể dựa vào chính mình mà thôi.

Người người sống trên đời, dù bị vùi dập đến mức nào cũng không thể mất hết lòng tự trọng. Dù bất công thế nào không phải biết điểm dừng và học cách chấp nhận. Dù nghiệt ngã ra sao cũng phải học cách khoan dung. Phật không khuyến khích con người có "lòng khoan dung", mà đó chính là trách nhiệm của chúng ta.

Mở rộng tâm trí, sẽ bình an tự tại.

Bao dung cho người khác để cuộc sống nhẹ nhàng an lạc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật giáo và người trẻ 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Xem thêm