Thứ tư, 01/01/2025, 09:09 AM

Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu

Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn liền hỏi vị này: “Tuổi của ông đã lớn, sức khỏe quá suy yếu, bước đi không vững, cần phải chống gậy, sao ông cũng cầm bát đến từng nhà đi khất thực, chúng tôi là những người xuất gia mới đi khất thực, lẽ nào con cái của ông không hiếu kính? Tại sao ông lại rơi vào hoàn cảnh thế này?”

Bà La Môn trả lời: “Tôi đem tất cả tài sản giao phó cho con, cưới vợ gả chồng cho chúng, cuối cùng vợ chồng chúng chỉ lo hưởng thụ, bỏ mặc người cha già này, đuổi tôi ra khỏi nhà, tôi đi đứng không thuận tiện, bất đắc dĩ chỉ biết chống gậy, ôm bát, đi từng nhà một xin ăn.”

Ảnh minh hoạ.

Đức Phật nói với Bà La Môn: “Bây giờ tôi nói cho ông một bài kệ, ông nên ghi nhớ, lúc nào về đến nhà, đứng trước mọi người, trong khi con của ông cũng có mặt ở đó, rồi nói với họ, bây giờ tôi sẽ nói bài kệ cho ông, ông có thể nhớ chăng?”

Bà La Môn trả lời: “Tôi có thể ghi nhớ, Thế Tôn liền đọc nội dung của bài kệ cho Bà La Môn nghe, nội dung đại ý như sau:

Khi sinh con cái thì vô cùng vui mừng, và vì con mà cha ra sức kiếm nhiều tiền, cũng vì con cái cưới vợ gả chồng, nhưng chúng nó mải mê hưởng thụ mà đuổi người cha nhanh ra khỏi nhà, như vậy chúng đã không hiểu được đạo lý của con nhà nông và nhanh chóng lãng quên đi cha mình. Đó là hành vi vủa người con bất hiếu, anh ta tuy là hình dáng của người, nhưng ẩn tàng trong tâm là ác quỷ la sát”.

Như một con ngựa, bình thường nó vì người chủ cả một đời cày cấy, lúc già rồi thì “ngựa già vô dụng” cỏ của nó chủ nhân cũng dành cho con khác. Cũng giống thế, con cái còn trẻ có sức khỏe cường tráng; nhưng cha tuổi đã già yếu, còn bị đuổi đi phải đến từng nhà xin ăn.

Bất hiếu như vậy không bằng gậy cong này, nó làm nơi nương tựa tốt nhất của tôi, mà không cần con cái vì chúng không biết công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nói một cách khác, cây gậy cong của tôi hơn cả rất nhiều đứa con bất hiếu.

Vì cây gậy này có thể bảo vệ cho tôi phòng ngừa trâu dữ, nơi có nguy hiểm, giúp tôi đến nơi an ổn, tránh được chó dữ và đi trong bóng tối, giúp tôi tránh xa được đường hầm, hố sâu và cả gai góc của rừng rậm.

Tôi nhờ vào sức mạnh của cây gậy, đứng vững không chao đảo quay cuồng, nếu bị vấp ngã thì vịn cây gậy này đứng lên.

Vị Bà La Môn sau nghe xong bài kệ của Thế Tôn, ông ta liền ghi nhớ trong tâm. Về nhà, ở giữa đám đông, trong đó có đứa con bất hiếu, ông ta thuật lại bài kệ của Thế Tôn vừa dạy. Nói xong, người con vô cùng hổ thẹn, sợ hãi, anh ta biết đang ám chỉ trách mình bất hiếu, liền vội vàng đến ôm người cha, đưa cha về nhà, giúp cha tắm gội, mặc áo quần đẹp, mời cha làm trụ cột gia đình.

Bà La Môn vô cùng vui mừng: “Tôi bây giờ hồi phục được sự tôn quý, làm chủ gia đình, tất cả là do ân đức của đức Phật. Theo Kinh điển của Bà La Môn dạy, nếu là sư trưởng, chúng ta nên đem lễ kính sư trưởng để cúng dường; nếu là hòa thượng (thầy dạy học), thì chúng ta cần phải thực hiện đúng lễ nghi cúng dường vị hòa thượng. Tôi nay được khôi phục địa vị gia chủ, cuộc sống từ đen sang trắng, tất cả đều do ân lực của đức Phật. Đức Phật chính là Thầy của tôi, tôi cần phải đem y phục tuyệt diệu dâng lên cúng dường Thế Tôn.”

Lúc đó Bà La Môn đem y phục ấy đến chỗ của Thế Tôn. Sau khi thỉnh Thế Tôn an tọa xong, liền ngồi xuống một bên và bạch Phật: “Bây giờ tôi được về nhà, đều là công lao của đức Phật. Kinh điển của Bà La Môn có dạy: “nếu là sư trưởng, chúng ta nên đem lễ kính sư trưởng để cúng dường; nếu là hòa thượng, thì chúng ta cần phải thực hiện đúng lễ nghi cúng dường vị hòa thượng”. Bây giờ Thế Tôn là thầy của tôi, xin nguyện Thế Tôn thương xót tôi, từ bi thâu nhận.” Thế Tôn đã thương xót ông ta nên đã tiếp nhận những y phục.

Lúc đó Thế Tôn giảng dạy cho Bà La Môn nhiều loại pháp: thị, giáo, lợi, hỉ, “Theo Đại Trí Độ Luận” giải thích: “Thị” chính là phân biệt vì ông mà nói rõ thế nào là thiện pháp; “Giáo” dạy ông ta cần phải bỏ ác pháp hành thiện pháp; “Lợi” là nói cho ông ta biết thực hành thiện pháp, đạt được lợi ích gì? “Hỉ” là ông ta cứ như thế thực hành thiện pháp, lại khuyến khích ông ta, làm cho ông ta sinh tâm an vui, hoặc là có người thực hành thiện pháp, chúng ta cũng nên tùy thuận hoan hỷ, khiến cho ông ta càng tinh tấn không ngừng học tập.

Bà La Môn nghe đức Phật nói pháp, liền hoan hỷ đảnh lễ Đức Phật và lui ra.

Câu chuyện này đã dạy cho chúng ta rất nhiều điều về cuộc sống, triết lý cây gậy cong, cũng giống như lúc còn nhỏ, cha mẹ đã từng bước từng bước dạy chúng ta từ biết bò sau đó cho đến khi biết đi, dẫn dắt chúng ta như vậy v.v…

Bắt đầu chúng ta không biết ăn cơm, có phải không? Cha mẹ rất nhẫn nại đút từng miếng từng miếng cho chúng ta ăn. Nhưng khi cha mẹ về già động tác có chậm chạp, hoặc trí nhớ suy giảm, chúng ta là những người trẻ nhưng lại không đủ sự nhẫn nại chăm sóc cha mẹ mà liên tục hối thúc: “Nhanh một chút! Lẹ một chút” hành động ấy cứ được lặp đi lặp lại. Trên thực tế, nếu chúng ta hồi tưởng lại lúc mình còn nhỏ, có phải cha mẹ chúng ta đã kiên nhẫn từng li từng tí dẫn dắt chúng ta? “Luận ngữ” cũng có đề cập đến, trong “Tử Hạ vấn hiếu” Tử Hạ hỏi thế nào là hiếu đạo? Khổng Tử dạy: “Giữ sắc diện hài hòa khó” chính từ việc đơn giản cung dưỡng về vật chất ra, còn phải biết lắng nghe và làm theo những mong muốn của cha mẹ để cha mẹ luôn cảm thấy yên vui an hưởng tuổi già.

(Trích từ sách Phước huệ 2, tác giả: Thích Hậu Quán trước tác, Vạn Lợi, Lệ Trúc, Hạnh Tín, Phước Ngọc dịch)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu

Sách Phật giáo 09:09 01/01/2025

Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 07:30 01/01/2025

Ở phần này, tác giả sẽ bàn về tư tưởng Phật học và các quan niệm về nhân sinh và xã hội của Ngô Thừa Ân biểu hiện qua Tây Du Ký qua các hồi truyện. Đầu tiên là hồi truyện “Gốc thiêng nẩy nở, nguồn rộng mở Tâm tánh tu trì, đạo sinh lớn”.

Các biểu tượng khác nhau về Phật học trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 14:33 31/12/2024

Ðọc Tây Du Ký chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng, biểu tượng hóa giáo lý Phật giáo. Chúng ta sẽ có dịp thích thú chia sẻ với các hứng khởi sáng tác của tác giả.

Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả

Sách Phật giáo 10:26 30/12/2024

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Minh Niệm, Nguyên Phong, Suối Thông, Thích Tánh Tuệ… là những tác giả đã định hình tên tuổi trong dòng sách Phật giáo, tiếp tục có sách bán chạy năm qua.

Xem thêm