Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/09/2020, 17:20 PM

Cha mẹ cần làm gì trong mùa tựu trường của con cái?

Khi cha mẹ đồng hành với việc học của con em tại nhà thì kết quả học tập chắc chắn được cải thiện tốt hơn nhiều so với việc con em học một mình.

Nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế thế giới, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo. Trong suốt 8 tháng qua, đại dịch Covid-19 đã làm phá sản hàng trăm triệu doanh nghiệp trên toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam và mọi gia đình. Trong giai đoạn khó khăn hậu Covid, các bậc cha mẹ ngoài việc xử lý những xáo trộn công việc thì nên nghĩ đến tương lai và hạnh phúc của con em. Thiết thực nhất là phụ huynh động viên con em đến trường.

Mùa nghỉ hè năm nay ngắn hơn 1 tháng cũng khiến nhiều học sinh chật vật sau mùa thi cử, với mấy tháng học online. Rất nhiều học sinh chưa quen với học online, thay vì vào các phần mềm như Zoom do trường ấn định để theo dõi bài giảng và tương tác online với thầy cô giáo thì lại nhảy sang các trang web game điện tử hoặc xem phim, nghe nhạc, đọc tin tức. Các khó khăn “mỗi nhà mỗi cảnh” không nên trở thành cản trở lực đối với việc cha mẹ chăm sóc con em tại nhà. Nghĩa là phụ huynh phải cùng học với con em, cùng tựu trường với con em.

Những hành động thiết thực như đưa con đến trường mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Những hành động thiết thực như đưa con đến trường mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Cha mẹ và con cái qua góc nhìn nhân duyên

Đối với các tỉnh, thành phố còn áp dụng cách ly nhằm ngăn chặn sự lây lan Covid-19 trong cộng đồng, các học sinh gặp nhiều khó khăn, một số trường tiếp tục học online. Sự quan tâm và đồng hành của cha mẹ trong giai đoạn này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Theo lời Phật dạy, “sợ hãi” phá tan sự bình an và hạnh phúc của con người. Đại dịch Covid-19 “không mời mà đến” đã trở thành nỗi ám ảnh và sợ hãi đối với công dân toàn cầu. Nhờ biện pháp phòng chống Covid-19 thành công tại Việt Nam, chính phủ và người Việt Nam dầu không bị động nhưng cũng trải qua giai đoạn căng thẳng. Hàng vạn doanh nghiệp phá sản. Ngành du lịch đóng băng. Nhiều chợ như chợ Bến Thành đìu hiu. Các dịch vụ giải trí đều đóng cửa.

Tùy theo chính sách ở mỗi công ty, từ 30-60% người lao động phải bị ngưng việc. Không có thu nhập hoặc giảm thu nhập trầm trọng trong mùa đại dịch đã kéo theo nhiều khủng hoảng khác. Theo lời Phật dạy, khủng hoảng xuất hiện ở chỗ nào, cần phải truy tìm nguyên nhân ở chỗ đó để tìm kiếm giải pháp thích hợp. Quan trọng hóa nỗi sợ hãi chừng nào thì sợ hãi sẽ trở thành nỗi ám ảnh chừng đó. Mỗi loại khủng hoảng cần phải được phân tích nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục thích hợp. Đối với khủng hoảng tâm lý thì hiểu biết đúng và thực tập tìm chánh niệm trong đi, đứng, nằm, ngồi có khả năng giúp người thực tập đạt được bình an, hạnh phúc, bây giờ và tại đây.

Cha mẹ đồng hành cùng con cái trong học tập sẽ là nguồn động lực rất lớn.

Cha mẹ đồng hành cùng con cái trong học tập sẽ là nguồn động lực rất lớn.

Quan niệm của Phật giáo về bổn phận và nghĩa vụ của cha mẹ và con cái

Mỗi ngày các phụ huynh nên thực tập 5 phút thiền chánh niệm hơi thở vào buổi sáng và 5 phút vào buổi chiều. Không cần ngồi xếp bằng trên sàn nhà, các phụ huynh có thể ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng, buông thư các cơ bắp, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu bằng lỗ mũi. Thở thiền là “thở bốn thì” với chánh niệm. Công thức thở bốn thì có thể được mô tả ngắn gọn là “4-2-8-2” hoặc “4-1-8-1”. Nghĩa là, hít vào bằng mũi 4 giây, nín thở 1-2 giây, thở ra bằng mũi 8 giây, nín thở 1-2 giây. Cách thở 4 thì này giúp ta hấp thu thanh khí từ bên ngoài vào trong cơ thể nhiều nhất, đồng thời đẩy trượt khí từ đan điền ra khỏi khoang mũi cũng nhiều nhất.

Trong lúc thở thiền, khi hoàn tất mỗi chu kỳ thở bốn thì, các bạn đếm 1, 2, 3. Khi hoàn tất 18-20 lần thở bốn thì, các bạn hoàn tất được 4-5 phút thở. Đang lúc thở thiền, các bạn khép lại mọi chuyện quá khứ, không lo lắng về tương lai, không vọng niệm ở hiện tại. Giữ tâm trống rỗng như trạng thái chân không, không có chỗ bám víu.

Hướng dẫn con hành thiền để tăng cường sức khỏe thể chất và thanh lọc thân tâm. Hình minh họa.

Hướng dẫn con hành thiền để tăng cường sức khỏe thể chất và thanh lọc thân tâm. Hình minh họa.

Thở thiền chánh niệm không chỉ giúp các bạn tăng cường sức khỏe thể chất, còn giúp các bạn cải thiện sức khỏe cảm xúc, giải phóng mọi lo lắng, căng thẳng và bất an. Hít thở thiền chánh niệm giúp các bạn trở nên lạc quan, yêu đời. Làm phụ huynh có thực tập thiền chánh niệm, các bạn trở thành nguồn năng lượng tích cực cho con em của các bạn tại nhà.

Khi cha mẹ đồng hành với việc học của con em tại nhà thì kết quả học tập chắc chắn được cải thiện tốt hơn nhiều so với việc con em học một mình. Do đó, dầu bận rộn cỡ nào, các phụ huynh nên dành ít nhất 1, 2 giờ đồng hành, khích lệ việc học của con em tại nhà của mình.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Dạy con hành động thiện":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Xem thêm