Chiêm ngưỡng kiệt tác chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Phát lộ kiến trúc Cửu phẩm Liên hoa trong quá trình khảo cổ di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
-
Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử văn hóa dân tộc.
Lối đi trong chùa
Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.
Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ Tát tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn Độ.
Bảo tháp Gotama Cetiya.
Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56 mét và bốn tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.
Nét kiến trúc của chùa được chạm khắc rất tinh vi.
Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ nơi tổ sư và Đại Đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Chùa Việt
Sáng ngày 17/1/2021 tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh (HĐCM) đã triển khai phiên họp thông qua Quy chế hoạt động của HĐCM trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022).

Thiện hữu thiện báo: Tu thân và giúp người để báo ân
Chùa Việt
Lâm Thừa Mỹ người Phúc Kiến, từ nhỏ đã sớm mồ côi cha, mẹ ông phải hết sức gian khổ mới nuôi dưỡng dạy dỗ ông được nên người. Ngờ đâu, đến lúc ông công thành danh toại thì mẹ hiền cũng sớm lìa trần, khiến ông không khỏi buồn đau thương tiếc.

Niệm Phật trong giấc mộng
Chùa Việt
Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Ban Thông tin truyền thông TƯ GHPGVN tổng kết công tác Phật sự năm 2020
Chùa Việt
Chiều ngày 17/01/2021 (nhằm ngày 05/12 năm Canh Tý), tại Văn phòng 2 TƯ (Thiền Viện Quảng Đức số 294, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM), đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác Phật sự của Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
