Vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, có đảm bảo vãng sanh không?
Hỏi: Con là cư sĩ, nghiệp chướng sâu nặng, một lòng muốn vãng sanh. Con vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, liệu có thể đảm bảo vãng sanh được không? Làm thế nào mới có thể đạt được nhất tâm ạ?
Đáp:
Trước đây, khi tôi giảng Kinh, hình như đã kể một câu chuyện.
Ở San Francisco nước Mỹ, có một bà cụ, bà cũng lo việc nhà, chăm sóc cháu nội. Bởi vì con trai và con dâu đều đi làm, người già ở Mỹ đích thực là giúp chăm sóc việc nhà.
Bà niệm Phật rất tinh tấn. Lúc vãng sanh, người trong nhà đều không hay biết.
Bà trước giờ chưa từng nói với người nhà về việc niệm Phật.
Có người cả đời niệm Phật, vì sao khi lâm chung không thể vãng sanh?
Mỗi buổi sáng bà dậy rất sớm làm cơm sáng, mỗi ngày đều như vậy.
Một buổi sáng nọ bà không thức dậy, không có người nấu bữa sáng, con trai và con dâu thấy vậy đã đến phòng của bà. Họ vừa mở cửa phòng thì nhìn thấy bà ngồi xếp bằng trên giường, gọi bà bà không đáp. Đến trước mặt nhìn thì bà đã vãng sanh rồi, không biết ra đi vào lúc nào. Bà ngồi xếp bằng mà ra đi.
Sau đó nhìn kỹ lại bên giường thấy có để di chúc của bà. Bà đã viết từ lâu, không những đã viết xong di chúc dặn dò, mà bà đã chuẩn bị xong tang phục của con trai, con dâu và cháu trai, đều đặt ở cạnh giường.
Bạn xem, bà cụ này thật là cừ khôi! Đây là biết trước ngày giờ ra đi. Bà đã lo liệu toàn bộ việc hậu sự của mình, con cháu không cần phải lo lắng chút nào.
Bạn xem đó, bà vừa lo việc nhà, vừa chăm sóc con cháu, mà không hề bị chướng ngại việc niệm Phật, nhất định là không có chướng ngại.
Điều quan trọng nhất là trong tâm không được có một chút vấn vương đối với gia đình, đối với con cháu. Nếu có một chút vương vấn thì sẽ có chướng ngại, bạn không thể tự tại vãng sanh.
Bà tuy chăm lo vô cùng chu đáo các công việc, nhưng trong tâm bà chỉ có A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra, trong tâm bà không có một ý niệm nào về con cháu, cho nên bà mới vãng sanh tự tại như vậy.
Chúng ta phải nên học tập việc này.
Bất luận làm công việc, ngành nghề gì thì đối với việc niệm Phật vãng sanh đều không có chướng ngại.
- Nếu có chướng ngại là do chính bạn không hiểu đạo lý, không hiểu phương pháp.
- Nếu bạn hiểu đạo lý, hiểu phương pháp thì việc gì cũng không thể làm chướng ngại được.
Pháp môn niệm Phật thù thắng chính là ở chỗ này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm