Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/03/2022, 09:15 AM

Chim lợn: Giải mã tiếng kêu báo hiệu sự chết chóc theo góc nhìn Phật tử

Chim lợn không phải là loài chim mang dấu hiệu của cái chết, sự tang thương mất mát... Là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra đánh giá về một sự việc, hiện tượng để tránh rơi vào tà kiến, chấp trước.

Chim heo kêu báo hiệu điều gì?

Chim lợn hay một số địa phương gọi là chim heo và cho rằng chim heo kêu thường báo hiệu cho sự dữ chẳng lành. Quan niệm dân gian thường cho rằng chim heo kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.

Chim lợn (hay còn gọi là chim cú lợn) được biết đến trong dân gian là loài chim của sự chết chóc. Nhiều người cho rằng, chim lợn xuất hiện ở đâu sẽ mang đến sự tang thương, chết chóc ở đó. Vì lý do này, từ xưa đến nay, chim lợn thường bị xua đuổi, ném đá mỗi khi chúng xuất hiện. Vậy quan niệm chim lợn mang đến điềm xui xẻo có đúng không? 

Cần hiểu về điềm trước khi đổ oan cho chim lợn

“Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy

Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi”

Từ xa xưa khi khoa học chưa phát triển, theo kinh nghiệm dân gian, để dự báo thời tiết, khí hậu, người ta thường quan sát các hiện tượng của loài vật, mây, trời, cỏ cây. Ví như thấy cỏ gà mọc thì cho rằng trời sắp có mưa bão; thấy nhật thực, nguyệt thực thì cho đây là hiện tượng không tốt…

Nói về điềm, trong Phật giáo, chúng ta có bài kinh Điềm Lành. Khi những điều nào đó xuất hiện thì điềm lành sẽ tới, khi điều nào đó xuất hiện thì điềm lành không tới; nghĩa là có điềm. Điềm là một thứ rất tự nhiên và như Pháp; giống như hôm nay thấy trời mây kéo đến và oi bức thì biết điềm sắp mưa; thấy chuồn chuồn bay thấp thì sắp mưa nên có bài thơ là “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao là nắng bay vừa thì râm”. Nếu sắp sửa có lũ lớn hoặc mưa lớn thì những loài côn trùng biết trước, con kiến biết tha tổ lên cây cao. Đó là các hiện tượng ở giới tự nhiên”.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chúng ta biết rằng loài vật cũng có linh tính, thông qua hoạt động bất thường của chúng, chúng ta cũng có thể dự đoán được những hiện tượng tự nhiên sắp xảy ra.

Nơi thân thể chúng ta cũng có điềm. Ví dụ trên mặt xuất hiện một vết gì đó thì biết rằng người này sắp bị bệnh, các vị thầy thuốc giỏi nhìn là người ta biết được. Ở trán, cằm xuất hiện cái gì là báo hiệu chỗ đó sắp xuất hiện bệnh. Điềm sắp sửa phát quang hay đột tử người ta cũng biết được. Vậy nên điềm là điều tự nhiên, xuất hiện trước để báo hiệu sự vật, hiện tượng ấy sắp sửa xảy ra. Và cái gì cũng có điềm hết, không cái gì là không có điềm.

Vạn vật đều có điềm và đó là một điều tự nhiên. Chim lợn kêu cũng không ngoại lệ, đây chỉ là một hiện tượng bình thường, một việc làm quen thuộc của các loài vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi nghe tiếng kêu eng éc của chúng, nhiều người thấy rùng mình, sợ hãi và cho rằng điềm báo xui xẻo sẽ đến. Nhiều người truyền tai nhau rằng, chim lợn kêu chỗ nào thì chỗ ấy sẽ có người chết. Chết chóc là một điều không ai muốn, cho nên khi thấy chim lợn và nghe tiếng kêu của chúng, người ta thường xua đuổi chúng đi.

Kinh điềm lành tối thượng

Khi chúng ta sống tốt đời, đẹp đạo như trong kinh Điềm Lành mà Đức Phật dạy thì phước báu sẽ được tăng trưởng và những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với chúng ta. Ảnh minh hoạ.

Khi chúng ta sống tốt đời, đẹp đạo như trong kinh Điềm Lành mà Đức Phật dạy thì phước báu sẽ được tăng trưởng và những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với chúng ta. Ảnh minh hoạ.

Chim lợn có thật sự là dấu hiệu của cái chết?

Chim lợn có khứu giác rất đặc biệt, có thể ngửi được mùi của người sắp chết. Các nhà khoa học nghiên cứu con chim lợn rất thính mùi, đặc biệt là mùi tử khí. Người sắp chết có toát ra một cái mùi thì người ta gọi là mùi tử khí. Chết rồi thì có mùi tử khí rất nồng nặc, trước khi chết hoặc sắp chết thì có thể có khí amoniac hoặc khí nitơ chẳng hạn bốc ra thì con chim lợn nó phát hiện được và nó bay đến. Cũng giống như chim lợn, quạ, kền kền cũng có khứu giác rất nhạy bén, có thể phát hiện được mùi xác chết và bay đến rất nhanh.

Tại sao chim lợn kêu là điềm báo có người chết? Khi chim lợn bay đến thì nó kêu, bản tính của nó là kêu. Và mấy hôm sau, chúng ta thấy ở đó có người mất thì đấy là do ở đó mùi tử khí bốc ra mà con chim lợn đến. Giống như con ong bay đến chỗ có hoa, có mật là bình thường; vì hoa có mật nên dụ ong đến. Vậy nên chim lợn không phải là loài chim đem đến những điềm xấu ác cho chúng ta.

Mỗi loài vật có một đặc tính khác nhau; chim lợn bị thu hút bởi mùi tử khí và bay đến nơi có người mất hoặc sắp mất. Chim lợn bay đến và kêu còn là vì miếng ăn; bởi chúng rất hay bắt chuột, chồn, hoặc động vật nhỏ để ăn. Chim lợn kêu không phải là mang điềm gở đến cho chúng ta.

Tính khoa học của luật nhân quả

Chim lợn kêu vì tìm mồi hoặc do ngửi được mùi tử khí chứ không phải mang dấu hiệu của cái chết

Chim lợn kêu vì tìm mồi hoặc do ngửi được mùi tử khí chứ không phải mang dấu hiệu của cái chết

Không phụ thuộc vào tiếng kêu của chim lợn – điềm xấu hay tốt do phước quả của chúng ta

Theo giáo lý nhân - duyên - quả của đạo Phật, vạn vật vạn loài, kể cả cuộc đời chúng ta đều vận hành theo luật nhân quả. Vậy nên, quan niệm về chim lợn mang đến sự chết chóc cho con người là không phù hợp với đạo lý nhân quả. Xui xẻo hay may mắn, sống thọ hay chết yểu đều phụ thuộc vào nhân quả, nghiệp báo của mỗi người như trong bài giảng “Phước đức không ai cho!”, Chúng ta phải tin chắc ở trên đời này, mọi cái chúng ta được thọ hưởng là do chính phước quả của mình. Chứ không có cái gì khác.

Theo đó thì hãy tạo điềm lành bằng việc thực hành lời Phật dạy: “Điềm gở hay điềm lành là do chúng ta tạo, nếu chúng ta muốn điềm lành thì hãy tụng và thực hành theo kinh Điềm Lành. Không phải do con vật, không phải do cái này, cái kia mang điềm gở đến cho chúng ta; nó chỉ là dấu hiệu báo trước sự việc hiện tượng sắp diễn ra với chúng ta thôi”.

Để tạo điềm lành cho chính mình, chúng ta nên học và thực hành theo lời Phật dạy trong kinh Điềm Lành. Khi chúng ta sống tốt đời, đẹp đạo như trong kinh Điềm Lành mà Đức Phật dạy thì phước báu sẽ được tăng trưởng và những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với chúng ta.

Chim lợn không phải là loài chim mang dấu hiệu của cái chết, sự tang thương mất mát. Chim lợn bay đến và kêu là vì tìm mồi hoặc do ngửi được mùi tử khí. Là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra đánh giá về một sự việc, hiện tượng để tránh rơi vào tà kiến, chấp trước. Từ đó, nương theo lời Phật dạy, tùy duyên thực hành Pháp theo đúng luật nhân quả để có được lợi ích thù thắng nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm