Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/02/2022, 16:07 PM

Vận hạn khi làm nhà theo góc nhìn nhân quả

Vận hạn khi làm nhà đã trở thành nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ. Vậy dưới góc nhìn của Phật Pháp, quan niệm này có đúng không và làm cách nào...

Từ lâu, quan niệm “hạn làm nhà” đã trở thành nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ. Vì đã có rất nhiều gia đình khi làm nhà xảy ra chuyện bất như ý, không may mắn như ốm đau, bệnh tật, có người thân mất… Vậy nên khi xây nhà mới, nhiều người thường đi xem tuổi, cúng lễ để tránh việc gặp họa sát thân.Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Phật Pháp, quan niệm này có đúng không và làm cách nào để hóa giải “hạn làm nhà” theo đúng lời Phật dạy mà không bị mê lầm, tà kiến? Kính mời quý Phật tử đón xem bài viết dưới đây:

Câu hỏi về một gia đình gặp vận hạn khi làm nhà

Gần nhà con có một gia đình làm nhà xong thì con trai cả bị điên rồi chết. Gia đình họ đi xem thì được phán là chết trùng tang và họ mời rất nhiều thầy cúng về lễ. Nhưng sau đó, nhà họ lại bị thêm mấy người điên nữa. Gia đình lại tiếp tục đi mời các thầy cúng. Các thầy cúng nói rằng nghiệp nhà họ nặng lắm không thể giải được. Cả gia đình rất lo lắng và sợ hãi không biết phải làm sao. Xin Thầy cho con hỏi nhà họ bị nghiệp gì mà khổ như vậy và cần phải làm gì bây giờ?

Hạn làm nhà là nỗi lo lắng của nhiều gia đình (ảnh minh họa)

Hạn làm nhà là nỗi lo lắng của nhiều gia đình (ảnh minh họa)

Bản chất của vận hạn khi làm nhà theo góc nhìn đạo Phật

Phúc báu rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Phúc báu có tính chất bảo hộ, giúp cho chúng ta gặp được những điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống. Có lẽ không ai trong chúng ta mong muốn cuộc đời mình trở nên bất hạnh cả, cho nên chúng ta muốn bản thân mình được hạnh phúc, an vui thì chúng ta phải làm phúc. Phúc báu giống như một quả bóng bao bọc lấy chúng ta, phúc lớn thì quả bóng lớn, phúc nhỏ thì quả bóng nhỏ. Quả bóng phúc lớn thì chúng ta được bảo vệ xa hơn, an toàn hơn, an lành hơn; ngược lại nếu quả bóng phúc nhỏ, cự ly khoảng cách bảo vệ chúng ta ít, ngắn, thì chúng ta gặp nguy hiểm nhiều hơn.

HUY_8453

Dân gian có câu “hạn làm nhà” không sai. Vì khi chúng ta xây một ngôi nhà để ở, tức là chúng ta đang thọ hưởng phúc báu của mình. Có phúc mà hưởng thì phải vơi, phải hết; xây nhà xong là chúng ta đang thọ hưởng phúc đấy. Cho nên phúc của mình vơi đi, nếu trước đó mà phúc nhiều thì đỡ, mà trước đó phúc ít thì họa xảy ra. Cho nên thường sau khi làm nhà, chúng ta hay xảy ra chuyện này, chuyện nọ. Người ta gọi là hạn làm nhà”.

Vận hạn khi làm nhà - nguyên nhân sâu xa theo lý nhân quả

Theo lăng kính của đạo Phật, vạn vật muôn loài trong khắp pháp giới đều vận hành theo luật nhân quả, và là người con Phật, chúng ta nên tin chắc về điều ấy.

Cũng vậy, những vận hạn xảy ra trong và sau khi làm nhà đều nằm trong nhân quả, nghiệp báo của mỗi người. Nghiệp bị chết, bị điên thì phải có nhân. Nghiệp mà chết đột tử, thường là do nghiệp sát hại, ác hại, giết người, giết vật. Nên nó đến báo oán, đòi mạng. Bị điên thường là do mình làm rối loạn người, làm người đau khổ, sợ hãi, bấn loạn tâm thần, dọa nạt người ta. Hoặc là mình làm quan xét xử, mình ép cung người ta, người ta không có tội, đánh người, ép người phải nhận tội. Những vận hạn xảy ra trong và sau khi làm nhà đều nằm trong nhân quả của mỗi người.

Những việc làm bất thiện gây đau khổ cho chúng sinh sẽ khiến chúng ta chịu những quả báo khổ đau. Nguyên nhân của việc gia chủ gặp nạn khi làm nhà chính là họ đang trả quả báo cho nhân ác mà mình đã gieo trong kiếp quá khứ. Hạn làm nhà là do trước đó mình không biết tu tập, không biết tích lũy phước báu thì quả ác trổ ra, tương xứng với nghiệp mình đã gây ra trước đó; thường là nghiệp ác, làm khổ chúng sinh, bức não người khiến cho người ta lo lắng, sợ hãi, cho nên giờ mình trả quả điên loạn.

Cách hóa giải vận hạn khi làm nhà

Trong kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung, Đức Phật có dạy khi làm bất cứ việc gì, đặc biệt là các việc đại sự chúng ta nên lễ Phật, bạch Phật và tác phước cúng dường. Bên cạnh đó, chuẩn bị làm đại sự thì trước đó phải tích lũy phước báu cho thật nhiều, làm nhà là mình sẽ hưởng thọ cái nhà đấy, hưởng dụng thì mình sẽ suy hao phước báu”.

Vậy nên để làm nhà được an lành, trước hết nên lập đàn để sám hối, rồi phát nguyện quy y Tam Bảo, tụng đọc kinh điển Phật Pháp, rồi thụ giới Phật tu tập nữa. Nhớ là thụ giới của Phật được Giới thần hộ trì.

Trước khi xây nhà, gia chủ nên lập đàn lễ cúng cho các vong linh trên đất ở (ảnh minh họa)

Trước khi xây nhà, gia chủ nên lập đàn lễ cúng cho các vong linh trên đất ở (ảnh minh họa)

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Phước báu được tích lũy từ những việc làm thiện lành như tu tập, cúng dường Tam Bảo, bố thí cho người khó khăn, giữ giới đạo đức của Phật tử tại gia. Nhờ có phước báu bảo hộ mà chúng ta được an toàn, thuận lợi.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm