Chùa Cực Lạc ở Chiang Mai, Thái Lan
Chùa Cực Lạc ở Chiang Mai có tên gọi theo tiếng Thái là Wat Pa Sukawadee, chùa hiện do Thượng tọa Thích Hạnh Nguyện trụ trì.
Nhưng nay đã hoàn toàn biến đổi với những con đường nhựa lớn rộng, công trình và cảnh vật trong chùa do muôn vàn bàn tay người phật tử khắp mọi nơi góp lại đã trở nên đẹp như một bức tranh, lại có sự thanh tịnh và trang nghiêm qua các kiến trúc chùa thất đã tạo nên như một cõi Tịnh độ, một Cực Lạc Cảnh Giới mà bất cứ ai có tâm cần cầu tu học, đều phát tâm hướng về."
Bao quanh chùa là một màu xanh bất tận của cây lá, với dòng suối quanh co uốn lượn; tiếng nước chảy róc rách hòa quyện cùng thanh âm của núi rừng: tiếng chim líu lo trên vòm cây, tiếng lá xào xạc, tiếng gió... và chúng tôi nghe trong đó, hình như có cả tiếng "trái tim" mình đang rung động!
Chánh điện tăng |
Khu vực chánh điện phía dưới, thuộc Hạ phẩm được bao quanh bởi 6 ngôi thất được xây dựng và trang trí hài hòa rất gần gũi với thiên nhiên, mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt.
Tịnh thất |
Chùa Wat Pa Sukawadee là tâm huyết của rất nhiều người không chỉ hàng tu sĩ; tăng, ni mà còn có rất nhiều cư sĩ, phật tử trên khắp Âu, Úc và Mỹ châu; trong đó có cả Việt Nam góp sức xây dựng. Mặc dù đến thời điểm này chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Đến chùa Cực Lạc có thể cảm nhận được nơi này rất yên bình và thanh tịnh, xung quanh được núi rừng cây cối bao quanh, những dòng suối tí tách chảy ngày đêm. Buổi sáng thức dậy khung cảnh thiên nhiên, không khí trong lành hòa quyện của đất, mây, trời, tiếng chim hót, tiếng suối chảy… thật bình yên. Ngồi lại một chút, hít thở thật sâu không khí nơi núi rừng, nhắm mắt lại và thưởng thức một khung cảnh ngày mới được bắt đầu với những sự sống đang hiện hữu hiến tặng cho mình.
Hãy đến để rồi cùng bước đi và cảm nhận ngôi chùa Việt tại miền Bắc Thái Lan, mỗi người rồi cũng sẽ có những cảm xúc, có những cảm nhận riêng. Qúy đọc giả có thể ghé thăm tại địa chỉ Facebook: facebook.com/cuclacgioi. Website: www.chuacuclac.com.
Chuyến hành trình tìm về Cực Lạc Cảnh Giới Tự của chúng tôi đã viên mãn và đến hồi kết thúc. Rời chùa trên đất Thái để trở về quê Việt, trong lòng mỗi người đều có một niềm xúc động riêng khó nói thành lời.
Đoàn phật tử Việt Nam cùng các sư thầy đi thăm các ngôi chùa ở Chiang Mai |
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Huyền tích Phù Sơn tự
Chùa Việt 11:16 04/11/2024Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang.
Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời
Chùa Việt 20:34 03/11/2024Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Chùa Việt 09:15 03/11/2024Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Xem thêm