Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/10/2024, 12:10 PM

Độc đáo ngôi cổ tự hơn 2000 năm tuổi ở Thường Tín

Chùa Đậu đã có lịch sử hơn 2.000 năm, với nền kiến trúc cổ kính vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Nơi đây còn được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" (ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất trời Nam).

Chùa Đậu có tên chữ là “Thành Đạo Tự” thờ Bà Đậu hay Đại Bồ Tát Pháp Vũ là di tích lịch sử và tâm linh nằm ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội khoảng 24km về phía Nam. Chùa Đậu không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử, văn hóa, mà còn bởi giá trị kiến trúc, mỹ thuật độc đáo, cổ kính… và được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" (ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất trời Nam).

Chùa Đậu ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín được khởi dựng cách đây hơn 2.000 năm. Ảnh: Khánh Linh

Chùa Đậu ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín được khởi dựng cách đây hơn 2.000 năm. Ảnh: Khánh Linh

Chùa Đậu có lịch sử hơn 2.000 năm, với nền kiến trúc cổ kính vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, tiêu biểu như: Tam quan, tiền đường, thượng điện và nhà tổ, có hệ thống cột kèo băng gỗ, mái ngói rêu phong mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc chùa chiền miền Bắc. Ngoài ra, các bức tượng phật được đúc bằng đồng tại chùa cũng là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, thể hiện sự uy nghiêm, tĩnh lặng của không gian thờ tự.

Tam quan chùa Đậu là một gác chuông 2 tầng 8 mái với các đầu đao cong vút. Ảnh: Khánh Linh

Tam quan chùa Đậu là một gác chuông 2 tầng 8 mái với các đầu đao cong vút. Ảnh: Khánh Linh

Điểm độc đáo nhất của chùa Đậu chính là hai pho tượng nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Qua thời gian, hai phong tượng vẫn giữ nguyên hình dáng nhờ phương pháp ướp xác cổ truyền. Đến nay, hai tượng nhục thân không chỉ là di vật quý giá về y học cổ truyền, mà còn là hiện thân của sự kiên nhẫn, tu hành khổ hạnh và sự kỳ diệu trong tín ngưỡng Phật giáo. Người dân địa phương cũng như du khách thập phương thường đến chùa để chiêm bái và khám phá những câu chuyện tâm linh bí ẩn xoay quanh cuộc đời của hai vị thiền sư này.

Chùa Đậu không chỉ nổi tiếng về mặt kiến trúc và tín ngưỡng, mà còn là một địa điểm lịch sử quan trọng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi diễn ra nhiều hoạt động cách mạng bí mật, là nơi ẩn náu và tổ chức các cuộc họp của chiến sĩ cách mạng. Sau khi đất nước thống nhất, chùa Đậu tiếp tục được duy trì như một trung tâm sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của người dân địa phương, đặc biệt vào những dịp lễ hội lớn trong năm.

Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng. Ảnh: Khánh Linh

Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng. Ảnh: Khánh Linh

Toàn thân xá lợi thiền sư Vũ Khắc Minh. Ảnh: Bích Hằng

Toàn thân xá lợi thiền sư Vũ Khắc Minh. Ảnh: Bích Hằng

Toàn thân xá lợi thiền sư Vũ Khắc Trường. Ảnh: Bích Hằng

Toàn thân xá lợi thiền sư Vũ Khắc Trường. Ảnh: Bích Hằng

Lễ hội chính của chùa Đậu diễn ra vào ngày 8 tháng Tư âm lịch. Vào dịp này, hàng ngàn Phật tử và du khách từ khắp nơi đổ về chùa để dự lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cũng như cầu sức khỏe và bình an cho gia đình. Ngoài các nghi lễ Phật giáo, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa truyền thống như hát quan họ, múa rối nước, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân gian Bắc Bộ.

Hệ thống tượng Phật tại chùa Đậu. Ảnh: Khánh Linh.

Hệ thống tượng Phật tại chùa Đậu. Ảnh: Khánh Linh.

Ngày nay, chùa Đậu đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Đây không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, mà còn là một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút nhiều du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo cũng như di sản văn hóa cổ của Hà Nội.

Chùa Đậu đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1964. Ảnh: Khánh Linh.

Chùa Đậu đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1964. Ảnh: Khánh Linh.

Với sự kết hợp giữa giá trị lịch sử, kiến trúc và tín ngưỡng, chùa Đậu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trở thành một biểu tượng văn hóa không thể thiếu của vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm