Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu
Thưở xưa, có bà lão nọ nằm nghỉ dưới gốc cây. Thình lình có con gấu chạy đến muốn vồ bắt bà, bà vội vàng chạy quanh gốc cây tránh né. Gấu đuổi theo sau, hai chân trước của nó, một chân ôm gốc cây, một chân choàng qua vồ bà lão.
Thưở xưa, có bà lão nọ nằm nghỉ dưới gốc cây. Thình lình có con gấu chạy đến muốn vồ bắt bà, bà vội vàng chạy quanh gốc cây tránh né. Gấu đuổi theo sau, hai chân trước của nó, một chân ôm gốc cây, một chân choàng qua vồ bà lão. Trong lúc nguy cấp, bà nép sát vào thân cây, hai tay nắm chặt hai chân con gấu, ghì mạnh. Gấu không cách nào vùng vẫy ra được, nhưng bà lão cũng chẳng thể buông tay ra để chạy thoát.

Ảnh minh họa.
Lúc ấy, có người đi đến. Bà lão nói:
-Anh cùng tôi gắng sức giết con gấu này, ta chia thịt.
Nghe vậy, người ấy tin lời, liền chạy lại giữ chặt hai chân con gấu. Bà lão vội vàng buông gấu ra chạy thoát. Lát sau, gấu vùng ra được giết chết người ấy.
Kẻ quê mùa như thế bị người đời chê cười.
Lời bàn:
Mẩu chuyện này dụ cho người làm các dị luận, vì nội dung và hình thức đều không hay nên bỏ. Người sau lại muốn giải thích luận ấy, nhưng không nắm được ý nên càng bị nguy khốn hơn. Như người quê mùa kia, giữ chân gấu thay bà lão, cuối cùng lại bị gấu làm hại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kinh "niệm hơi thở vô hơi thở ra"
Kinh Phật
Kinh này được đề cập trong kinh Trung Bộ III số 118, với chữ Pàli là “Anàpànasati”, với chữ Hán là “Nhập tức Xuất tức niệm”, với chữ Việt là “Niệm hơi thở vô hơi thở ra”. Chúng Tỳ kheo sống trong thời đức Phật tại thế đã hành trì pháp môn này và chứng được Thánh quả.

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật
Tinh túy của kinh này là mười hạnh nguyện lớn của bồ tát Phổ Hiền: lễ kính Chư Bụt, xưng tán Như Lai, cúng dường cùng khắp, sám hối nghiệp chướng, tùy hỉ công đức, thỉnh Bụt chuyển Pháp luân, thỉnh Bụt ở lại cõi đời, theo Bụt học hỏi, hằng thuận chúng sanh và hồi hướng cùng khắp. Những hạnh nguyện này đều được thực tập trong tuệ giác tương tức và tương nhập: một là tất cả, tất cả là một.

Kinh hữu học
Kinh Phật
Phật nói Kinh Hữu Học, trích từ Kinh Trung Bộ tập 2, Kinh Hữu Học số 53, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Thập thượng
Kinh Phật
Phật nói kinh Thập thượng, trích từ Kinh Trung Bộ tập 2 do Hòa thượng Thích Minh Châu Việt dịch.
Xem thêm