Thứ sáu, 17/01/2025, 14:20 PM

Chùa Đại Ân, nơi cưu mang tu nghiệp sinh Việt Nam trên đất Nhật Bản

Chuyện cảm động về Chùa Đại Ân Tochigi tại thành phố Tochigi, phía đông Nhật Bản và tình thương đùm bọc lá lành đùm lá rách trên xứ người.

Theo cơ quan nhập cư Nhật Bản, có khoảng 565.026 người là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Nhật, gấp hơn 12 lần so với 15 năm trước. Hiện có gần 8.000 người Việt cư trú tại tỉnh Tochigi. Năm 2019, người Việt trở thành cộng đồng nước ngoài lớn nhì sinh sống tại Nhật Bản.

Nhờ có lượng lớn đồng hương trên đất nước mặt trời mọc mà trong những lúc khó khăn, cùng giúp đỡ, người Việt Nam tại Nhật Bản luôn nhận được sự hỗ trợ và không cảm thấy cô đơn.

Ni sư Thích Tâm Trí, Chủ tịch Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, là một trong những “tấm lòng vàng” khi mở chùa ở thành phố Tochigi để cưu mang thực tập sinh Việt, người mất việc trong dịch Covid-19.

Chùa Đại Ân Tochigi tại thành phố Tochigi, phía đông Nhật Bản là ngôi chùa thứ hai do sư cô Thích Tâm Trí, 48 tuổi, thành lập với mục đích cung cấp thực phẩm và chỗ ở cho thực tập sinh và người Việt mất việc, không nơi nương tựa, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Chùa Đại Ân, nơi cưu mang tu nghiệp sinh Việt Nam trên đất Nhật Bản 1
Chùa Đại Ân Tochigi tại thành phố Tochigi, phía đông Nhật Bản.

Ngôi chùa Đại Ân đầu tiên ở Honjo, tỉnh Saitama, được thành lập hồi tháng 1/2018. Sư cô Thích Tâm Trí hỗ trợ những người Việt tới Nhật theo chương trình thực tập sinh nhưng mất chỗ ở vì công ty phá sản hoặc gặp sự cố khác. Các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản bị hủy do Covid-19 khiến số lượng người tìm đến chùa nương náu ngày càng tăng. Chùa Đại Ân Honjo chỉ cưu mang 20 người vào thời điểm mới thành lập, nhưng con số sau đó lên tăng lên đến 60 - 70 người.

Khi hay tin về ngôi chùa quá tải, Michio Tomita, 72 tuổi, cư dân thành phố Kodaira, ngoại ô Tokyo, đã đề nghị mở chùa thứ hai tại nhà mình ở Nasushiobara, tỉnh Tochigi. Tomita sở hữu một công ty sơn lâu năm, cho biết đã chứng kiến sự chăm chỉ của thực tập sinh Việt trong các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử là khách hàng của ông.

"Tôi rất cảm động khi thấy những thanh niên này nỗ lực làm việc hết mình ở ngoại quốc. Tôi muốn giúp đỡ họ" - ông Tomita chia sẻ.

Anh Ho Van Kha, 27 tuổi, người đã giúp cải tạo nhà, chuyển vào chùa Đại Ân Honjo mùa hè năm 2020. Anh đến Nhật năm 2018 để làm thực tập sinh tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi nhưng mất việc năm ngoái do đại dịch.

"Có rất nhiều người Nhật tốt bụng, và tôi thấy nhẹ nhõm khi tìm được nơi người Việt có thể chăm sóc lẫn nhau" - Anh Kha chia sẻ.

Chùa Đại Ân, nơi cưu mang tu nghiệp sinh Việt Nam trên đất Nhật Bản 2
Ni sư Thích Tâm Trí thắp hương tại chùa Nisshinkutsu, Tokyo, Nhật Bản, tháng 3/2019. Ảnh: Reuters

Giữa tâm dịch, Ni sư Tâm Trí cùng các hội đoàn mở chương trình "Món quà chia sẻ yêu thương" với các hoạt động phân phát lương thực thực phẩm, tư vấn trấn an tinh thần, cầu siêu cho những người xấu số, mở ba khu nhà ở cộng đồng gần chùa để tiếp nhận những người Việt có hoàn cảnh khó khăn.

"Thời điểm Nhật Bản căng mình chống dịch, chính điện, hành lang chùa Đại Ân đêm nào cũng có 60-70 người nằm ngủ. Kiều bào trú tại chùa và ba khu nhà ở không ai nhiễm virus, đó là phép nhiệm màu rất lớn", ni sư nhớ lại.

Chùa Đại Ân, nơi cưu mang tu nghiệp sinh Việt Nam trên đất Nhật Bản 3
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và sư cô Thích Tâm Trí tháng 7/2019. Ảnh: TTXVN.

Chương trình của ni sư gây chấn động xã hội Nhật Bản khi đó, nhiều người bắt đầu gửi thư, gạo, tiền, nhu yếu phẩm về chùa. "Chùa Đại Ân đã tiếp nhận 50 tấn gạo, 600 thư từ người Nhật, trong đó có những lá tri ân, sẻ chia, có những lá chứa đựng lời xin lỗi", bà cho hay.

Suốt hai năm đại dịch, chương trình từ thiện của Ni sư đã phân phát tổng cộng 218 tấn gạo, hơn 9.000 thùng mì, hàng nghìn tấn lương khô. Số tiền các nhà hảo tâm Nhật Bản gửi về được bà sử dụng để trang trải tiền điện, sinh hoạt phí cho hơn 2.000 người Việt đang nương náu tại chùa để đợi ngày về nước.

Làm việc, học tập ở nơi xa, xa nhà, xa quê hương là một điều khó khăn không phải ai cũng vượt qua được. Những mảnh đời xa quê cùng nhau nơi tựa, cùng yêu thương nhau, đùm bọc, che chở và bảo vệ nhau những lúc khó khăn lại càng đáng trân trọng hơn nữa. Người Việt Nam ta luôn như thế, luôn trong tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, tựa trợ lẫn nhau dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở nơi đâu. Thế nên mới bảo “Thương lắm 2 tiếng Việt Nam”.

Tháng 10/2024, FAVIJA CHARITY CUP 2024 - giải bóng đá từ thiện phát động quyên góp ủng hộ quỹ xây dựng chùa Đại Ân – một địa điểm sinh hoạt tâm linh của người Việt giữa lòng thủ đô Tokyo đã diễn ra tại sân vận động Redsland, TP Saitama, Nhật Bản. Ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch FAVIJA cũng đại diện ban tổ chức đã trao số tiền quyên góp được qua giải đấu là 520.000 Yên (khoảng gần 100 triệu đồng) cho ni sư Thích Tâm Trí - Chủ tịch Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, trụ trì chùa Đại Ân Tokyo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thăm ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản tại vùng Bảy Núi - An Giang

Chùa Việt 18:30 18/03/2025

Sở hữu kiến trúc lấy cảm hứng từ phong cách chùa tháp Nhật Bản, Phước Lâm Tự hay được gọi là chùa Lầu không chỉ thu hút đông đảo Phật tử đến chiêm bái mà còn là điểm check-in độc đáo của du khách khi ghé thăm vùng Bảy Núi - tỉnh An Giang.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Việt 16:37 16/03/2025

Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô

Chùa Việt 15:11 14/03/2025

Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn

Chùa Việt 17:36 08/03/2025

Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo