Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/02/2023, 15:24 PM

Chùa Đất Sét: Ngôi chùa độc đáo bậc nhất tỉnh Sóc Trăng

Chùa Đất Sét có 1.884 tác phẩm bằng đất sét, đặc biệt trong chùa có 3 cặp nến rất lớn. Tất cả các tác phẩm có một không hai từ đất sét được tạo ra trong suốt 40 năm do bàn tay khéo léo của ông Ngô Kim Tòng.

Cổng chùa Đất Sét

Cổng chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét có tên gọi chính thức là Bửu Sơn Tự, hiện tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, Phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, do dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia. Vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý.

Chùa Đất Sét là cơ sở thờ tự thuộc hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Ngô Kim Tây khởi dựng vào năm 1806. Ban đầu chùa chỉ là cái am, đến thời ông Ngô Kim Đính được mở rộng thành ngôi chùa nhỏ, bằng vật liệu cây, lá đơn sơ với diện tích 370,8m2, trên khu đất rộng 2.582,1m2.

Ban thờ Diêu Trì Kim Mẫu

Ban thờ Diêu Trì Kim Mẫu

Chùa hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400m2. Cổng tam quan được xây kiên cố, lợp ngói. Ngôi chính điện nhìn về hướng Đông. Phần mặt tiền của điện được xây kiến cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng uốn lượn khá tỉnh xảo. Phần còn còn lại của điện chỉ là cột gỗ, mái tôn, không lầu và có kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột cây. Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những hoa văn trang trí khác.

Ban thờ Phật Thầy Tây An với cặp nến rất lớn

Ban thờ Phật Thầy Tây An với cặp nến rất lớn

Bước qua cổng tam quan và đi thẳng theo con đường bê tông vào cửa bên hông chùa, du khách sẽ nhanh chóng bắt gặp một chú voi màu trắng cao khoảng 2m như đang đón chào bà con Phật tử. Ngay sau tượng voi làm bằng đất sét là gian chính thờ Phật được bố trí theo hệ tư tưởng Tam giáo cộng đồng tức thờ cả Phật, Nho và Lão gồm A Di Đà Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế...

Tượng Phật bà Quan âm trong khuôn viên chùa

Tượng Phật bà Quan âm trong khuôn viên chùa

Trong nội điện chùa có hơn cả ngàn tượng, pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần… và linh thú do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí . Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.

Tượng Phật trong chùa

Tượng Phật trong chùa

Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên Hoa được biết đến như những công trình tại Chùa Đất Sét được cấp bằng xác nhận kỷ lục là 2 hiện vật nhà Phật làm từ đất sét lớn nhất Việt Nam. Tháp Đa Bảo được làm vào năm 1939, tháp cao khoảng 4m được thiết kế vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ với 13 tầng. Mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa lại sở hữu một bức tượng Phật đẹp mắt. Tổng cộng ngọn tháp này có 208 cửa và 208 vị Phật. Bao quanh tháp là 156 con rồng uốn lượn đang trong tư thế bay vút lên trời để hộ pháp cho công trình kiến trúc này.

Khác với tháp Đa Bảo, Bảo Tòa Liên Hoa ra đời vào năm 1940. Công trình này cao khoảng 2m, bên trên có hoa sen với 1.000 cánh hình bát giác, phía dưới là 16 nàng tiên nữ đứng hầu. Chân tháp được tạo hình từ 12 con cá hóa rồng cùng tứ linh: long, lân, quy, phụng vô cùng sinh động và đặc sắc.

Tượng bằng đất sét rất đặc sắc trong chùa

Tượng bằng đất sét rất đặc sắc trong chùa

Chùa Đất Sét có cấu trúc khá đơn giản nhưng lại chứa đựng vô vàn sự tích với gần 2000 tác phẩm tượng nghệ thuật độc đáo và phong phú. Chùa Đất Sét được xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo, tiêu biểu của cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Các bức tượng, pho tượng trong chùa làm bằng đất sét đều do ông Ngô Kim Tòng nặn và sáng tạo ra. Ông Ngô Kim Tòng là con ông Ngô Kim Đính, lúc nhỏ đã ăn chay trường và rất say mê nặn tượng, năm 18 tuổi ông nghỉ học, ở nhà làm rẫy phụ giúp gia đình, nghiên cứu kinh Phật và từng bước tu học. Hằng ngày vào mỗi buổi sáng, ông ra ruộng đào đất sét để gánh về nặn tượng.

7
8

Sáng ngày 18/7/1970 (âm lịch), sau khi hoàn thành tác phẩm Lục Long Đăng thì ông lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 61. Hơn 40 năm miệt mài đắp tượng, ông đã để lại cho đời 1.884 tác phẩm tượng toàn bằng đất sét, mỗi tượng mang một phong cách và sắc thái riêng, tiêu biểu như: Bàn thờ Tam giáo Cộng đồng; Tháp Bảo Tòa; Tháp Đa Bảo; Lục Lăng Đăng; tượng hình thú…. và đặc biệt là 3 cặp nến rất lớn.

Để đúc được các cặp nến lớn phải dùng sáp nguyên chất, chặt nhỏ, cho vào chảo nấu lỏng, đổ vào khuôn (dùng tôn lợp nhà cuộn lại). Sau một tháng, nến nguội rồi mới gỡ khuôn ra và trang trí. Hiện nay, hai cây nến nhỏ vẫn cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày 18/7/1970), mà vẫn chưa hết.

9

Tuy không qua bất kỳ trường lớp điêu khắc, hội họa nào mà chỉ chiêm nghiệm từ dân gian nhưng tác phẩm của ông Ngô Kim Tòng làm hoàn toàn bằng đất sét có giá trị lịch sử tôn giáo vô cùng quý báu và đặc sắc.

Ngày 10/12/2010, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định 563/QĐ-CTUBND xếp hạng chùa Đất Sét là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm