Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/02/2021, 14:29 PM

Chùa Hang - Cõi lặng tâm linh cổ kính ở An Giang

Chùa Phước Điền hay còn gọi là chùa Hang tọa lạc trên núi Sam, thuộc phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa được xem là chốn thanh tịnh nổi tiếng ở An Giang với khung cảnh đẹp như tiên cảnh.

Tên gọi của chùa là Phước Điền với ý nghĩa là mảnh đất gieo trồng phước lành bởi phước là phước lành, điền là điền địa (ruộng đất).

Tên gọi của chùa là Phước Điền với ý nghĩa là mảnh đất gieo trồng phước lành bởi phước là phước lành, điền là điền địa (ruộng đất).

Nằm trên triền núi Sam, chùa Hang có một không gian rất hữu tình, tầm nhìn vô cùng thoáng đãng và không gian yên tĩnh đầy tôn nghiêm.

Nằm trên triền núi Sam, chùa Hang có một không gian rất hữu tình, tầm nhìn vô cùng thoáng đãng và không gian yên tĩnh đầy tôn nghiêm.

Có khá nhiều giai thoại về chùa Hang được lưu truyền trong dân gian. Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ. Vì mến mộ đạo pháp cũng như cơ duyên hội đủ, năm 1836 bà đã đi xuất gia, một lòng cầu đạo giác ngộ và đến năm 1839 thì thọ giới Tỳ Kheo Ni. Sau vài năm tu hành thì người cảm ngộ được con đường tu tập của mình nên vào năm 1845 thì quyết định ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc và chọn Núi Sam là nơi để tịnh tu.

Có khá nhiều giai thoại về chùa Hang được lưu truyền trong dân gian. Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ. Vì mến mộ đạo pháp cũng như cơ duyên hội đủ, năm 1836 bà đã đi xuất gia, một lòng cầu đạo giác ngộ và đến năm 1839 thì thọ giới Tỳ Kheo Ni. Sau vài năm tu hành thì người cảm ngộ được con đường tu tập của mình nên vào năm 1845 thì quyết định ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc và chọn Núi Sam là nơi để tịnh tu.

Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất. Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi. Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.

Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất. Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi. Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.

Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc...

Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc...

Chùa Hang được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm của núi non hùng vĩ, nhiều loài cây đến mùa lại bung nở thắm tô cả một vùng, đem lại bức tranh nên thơ cho chùa Hang cổ kính.

Chùa Hang được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm của núi non hùng vĩ, nhiều loài cây đến mùa lại bung nở thắm tô cả một vùng, đem lại bức tranh nên thơ cho chùa Hang cổ kính.

Từ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300 m là đến chùa. Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10 m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống.

Từ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300 m là đến chùa. Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10 m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống.

Chùa được chia thành nhiều tầng dọc theo lối cầu lộ thiên bên cạnh núi với những vách đá dựng đứng, hiểm trở.

Chùa được chia thành nhiều tầng dọc theo lối cầu lộ thiên bên cạnh núi với những vách đá dựng đứng, hiểm trở.

Bức tranh làng quê thành bình của xứ An Giang

Bức tranh làng quê thành bình của xứ An Giang

Mùa hoa phượng bung nở thắm tô cả một vùng

Mùa hoa phượng bung nở thắm tô cả một vùng

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong chánh điện

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong chánh điện

Tượng Phật trong vách núi

Tượng Phật trong vách núi

Chùa Hang đã được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa Hang đã được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.

Đứng ở chùa Hang, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...

Đứng ở chùa Hang, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm