Thiện pháp chân chánh ( P.2 )
Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Ly Thế Gian thứ 38 có nói về những chướng ngại trên bước đường tu tập và hành Bồ-tát đạo. những chướng ngại này còn được gọi là Ma Nghiệp
Trên bước đường tu học và hành trì theo tinh thần của lời Phật dạy có những việc chúng ta thực hiện cứ nghĩ đó là điều thiện nhưng bên trong đã ẩn chứa những pháp bất thiện.Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Ly Thế Gian thứ 38 có nói về những chướng ngại trên bước đường tu tập và hành Bồ-tát đạo. những chướng ngại này còn được gọi là Ma Nghiệp:
4. Xa thiện tri thức, gần ác tri thức gọi là ma nghiệp:
Warren Buffett có nói: “ Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, câu nói này đã cho ta thấy là muốn đạt được thành công một cách bền vững chúng ta rất cần có những người bạn đồng hành, giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn với mình. Thành công trên con đường tìm kiếm danh vọng, địa vị, tài sản vật chất của con người trên thế gian đã như vậy thì đối với người con Phật muốn đạt được kết quả trên bước đường tu hành thì việc có được người thiện trí thức nâng đỡ dìu dắt cũng rất quan trọng.
Quy Sơn Cảnh Sách Văn tổ Linh Hựu đã dạy “ Đi xa cần nương bạn tốt, để thường lọc sạch tai mắt, trú ở cần phải chọn bạn để thường nghe những điều chưa nghe. Nên nói “Sanh ta ra là do cha mẹ, làm nên ta là do bằng hữu”. Gần gũi người lành như đi trong sương móc, tuy không ướt áo nhưng lúc nào cũng được thấm nhuần”. Hay trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn “Này thiện nam tử: Thiện tri thức như từ mẫu vì xuất sanh Phật chủng; Như từ phụ vì lợi ích rộng lớn; Như nhũ mẫu vì thủ hộ chẳng cho làm ác; Như lương y vì hay chữa bệnh phiền não; Như người đưa đò vì làm cho ra khỏi dòng sanh tử; Như lái thuyền vì khiến đến bảo sở trí tuệ”. Qua đây để thấy tầm quan trọng của một người bạn hữu, một người thiện tri thức. Trên bước đường tu có những điều được nói đến trong kinh điển mà chúng ta còn thắc mắc, có những sự việc khiến ta sinh tâm nghi ngờ thì người thiện tri thức sẽ giúp giải đáp những thắc mắc, xóa tan sự nghi ngờ. Trên bước đường tu đôi khi chúng ta phải đối diện với phiền não, khổ đau đôi khi không thể chịu nổi muốn buông xuôi tất cả thì chính lúc đó sẽ có người bạn hữu luôn luôn ở bên cạnh, chia sẻ, an ủi giúp ta vững tâm hơn, vượt qua khó khăn. Có đôi khi chúng ta vô tình gây tạo lỗi lầm thì những người bạn sẽ không vì lý do đó để chê bai, khinh ghét mà còn tìm cách hướng dẫn ta phương pháp để sửa chữa lỗi lầm. Có được người bạn tốt, người thiện tri thức thì sự nghiệp trí tuệ của chúng ta sẽ nhanh chóng thành tựu.
Có người chỉ muốn sống một mình, không muốn kết thân với ai như vậy thì trên bước đường tu không ai giúp đỡ, không ai hỗ trợ thì mình sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách hơn và sẽ dễ dàng vấp ngã khi gặp trở ngại. Thế nhưng cũng có người không những không chịu kết thân với thiện tri thức, với bạn bè tốt mà ngược lại còn thân cận ác tri thức, bè đảng xấu xa để rồi cùng nhau phá giới phạm trai, tạo ra vô lượng tội ác để rồi phải đón nhận quả báo khổ đau. Tổ Quy Sơn cũng dạy “Quen gần kẻ ác thì thêm lớn những tri kiến ác, sớm tối làm ác thì phải chịu quả báo trước mắt, sau khi chết đi thì phải chịu trầm luân, một khi mất thân người thì vạn kiếp khó mà khôi phục lại được”. Hay có câu chuyện một lần đức Phật bảo Ngài A-nan vào chợ cầm lấy một con cá lên, thả con cá xuống và thử ngửi bàn tay mình. Tôn giả làm theo lời Phật dạy, khi ngửi lòng bàn tay thì thấy một mùi tanh rất khó chịu. Đức Phật bảo A-nan là tuy đã bỏ con cá xuống nhưng mùi của cá vẫn sẽ bám lại trên tay ông. Người tu hành cũng như vậy, chúng ta ban đầu tính tình thiện lương nhưng lại thân cận với người xấu người ác dần dần huân tập những thói hư tật xấu, thiện tính trong tâm mình dần dần hao mòn và bị lấn ác bởi những tập khí xấu, cuối cùng mình trở thành người xấu lúc nào mà cũng không hay biết.
Có người rất tự tin, tự vỗ ngực và kheo khoang rằng “Tôi thường kết giao với những người xấu ác mục đích là để giáo hóa họ, giúp cho họ bỏ tính xấu”. Người có tâm nguyện như vậy rất đáng khen ngợi nhưng chúng ta phải hết sức cẩn thận, có khi chưa kịp hóa độ người ta thì đã bị người ta độ lại mình. Người thì giúp không được ngược lại còn gây hại cho chính mình. Đọc kinh chúng ta thấy hình ảnh những vị Bồ-tát như Quán Thế Âm hay Địa Tạng Vương thường hay thị hiện vào trong khổ cảnh để hóa độ chúng sanh, chúng ta cũng muốn bắt chước các Ngài giáo hóa người xấu ác. Nhưng các Ngài là Bồ-tát bất thoái chuyển, nghĩa là không còn bị những ngoại cảnh bên ngoài tác động làm lay chuyển. Các Ngài hiện thân vào đời, thân cận với những người xấu ác và dùng nhiều phương tiện đưa họ quay trở về với Phật pháp. Chúng ta cũng tập tành bước chân vào đời, thế nhưng bản thân mình thì chưa tích lũy tư lương, gặp cảnh thì chuyển theo cảnh, thuận cảnh thì vui, nghịch cảnh thì buồn lo, rốt cuộc mình bị đắm chìm trong bể khổ trầm luân của cuộc đời. Vì vậy nên nếu người tu hành phát tâm dõng mãnh, muốn học theo hạnh nguyện của chư vị Bồ-tát thì bản thân phải tích lũy đầy đủ tư lương. Tư lương ở đây chính là công phu tu tập hành trì Phật pháp và phải rèn luyện tâm mình vững chãi mới có thể bước chân vào cuộc đời đối diện thử thách và trở thành hoa sen thanh khiết từ bùn vươn lên và tỏa ngát hương thơm.
5. Khởi tâm sân hận, ác nhãn nhìn ngó tìm cầu tội hở để nói kể lỗi lầm:
Đây cũng là một chướng ngại trên bước đường tu và cũng là một tâm lý lạ của con người. Giống như có một cái áo trắng tinh chỉ dính một vết mực đen nhỏ xíu. Thế nhưng khi nhìn thì chúng ta không bao giờ để ý đến cái áo trắng mà chỉ chăm chú vào vết mực đen. Đối với con người cũng như vậy, người ta làm được rất nhiều điều tốt nhưng chúng ta không hề để ý, không hề khen ngợi, đôi khi còn nói “Việc đó đơn giản, ai cũng làm được có gì đâu mà đáng khen”. Nhưng ngược lại người đó chỉ cần làm một điều gì sai lầm nhỏ là chúng ta nhân cơ hội đó bươi móc, đem đi rêu rao cho mọi người cùng biết khiến cho người đó mất danh dự, uy tín. Tại sao con người chúng ta lại có tâm lý kỳ lạ này?
Thứ nhất là do tâm lý sợ người khác tài giỏi hơn mình. Trong đạo Phật gọi đó là chấp ngã. Chúng ta thường có suy nghĩ cho rằng mình là người giỏi nhất, mình là trung tâm của vũ trụ, trung tâm của sự chú ý, nếu như có người giỏi hơn thì họ sẽ chiếm lấy vị trí trung tâm của mình. Thứ hai là do chúng ta sợ mất đi danh vọng, địa vị, quyền lợi. Trong đạo Phật gọi là ngã sở, có nghĩa là những sở hữu trực thuộc của mình. Thời Phật còn tại thế, khi Ngài ra đời thành đạo và giáo hóa chúng sinh đã có rất nhiều người quy hướng về với Ngài làm cho các tôn giáo khác bị mất tín đồ và đồng thời cũng mất luôn lợi dưỡng, nên họ tìm đủ mọi cách để hãm hại và hạ nhục uy tín của Phật và Tăng đoàn, nếu như không còn ai tin theo đức Phật thì họ mới lấy lại được tín đồ và sự cúng dường. Chúng ta ngày nay cũng vậy, sẵn sàng bới móc, rêu rao lỗi lầm, những điều xấu để hạ thấp uy tín của những người tài giỏi hơn mình. Vì mình không thể vươn lên bằng người nên phải tìm cách kéo người khác xuống bằng mình hoặc thấp hơn mình. Đây là tâm niệm xấu khiến chúng ta mất đạo đức và là chướng ngại khiến chúng ta dễ dàng lui sụt trên bước đường tu.
Vì vậy muốn chuyển hóa tâm niệm này, chúng ta phải biết học hạnh tùy hỷ. Tùy hỷ có nghĩa là cùng vui với sự thành công của người khác. Còn nếu người làm được nhiều điều lợi ích thì mình nên tán thưởng và cho nhiều người khác biết về việc làm tốt của họ. Ngược lại nếu người có lỗi lầm thì mình cũng đừng nên chê bai, khiển trách mà phải giúp họ sửa chữa sai lầm đồng thời đừng lan truyền những lỗi xấu của họ. Làm được như vậy mới là người tu học Phật đạo chân chính.
(Hết)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật 17:30 20/12/2024Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Kinh phân biệt về sự thật
Kinh Phật 19:00 19/12/2024Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)
Kinh Phật 10:24 19/12/2024Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.
Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật 19:30 18/12/2024Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Xem thêm