Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/03/2021, 13:50 PM

Chùa Hồ Thiên: Ngôi cổ tự trên non thiêng Yên Tử

Nhắc tới Yên Tử, nhiều người đã biết đến chùa Đồng, Am Ngoạ Vân… nhưng địa danh chùa Hồ Thiên (xã Bình Khê, thị xã Đông Triều) có quan hệ mật thiết với quần thể di tích Ngọa Vân, Yên Tử, Quỳnh Lâm, khu lăng mộ nhà Trần trên mảnh đất cổ Đông Triều.

Chùa Hồ Thiên được Tổ Pháp Loa – Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm cho xây dựng vào năm 1327. Tương truyền, Hồ Thiên là nơi các vị cao tăng tu luyện sau khi hoàn thành suất sắc khóa học tại Quỳnh Lâm viện. Việc chùa có tên là Hồ Thiên là vì truyền thuyết cho rằng trên đỉnh núi có hồ nước (hồ trên trời), trên đó hàng năm có đôi hạc trắng thường xuyên bay về với câu ca: “Hoa sen lúc nở lúc tàn, đôi chim hạc trắng thanh nhàn tiêu dao”. Thực tế, trên núi không có hồ nước mà chữ Hồ Thiên ở đây là nhằm chỉ nơi cảnh phật cõi tiên, điều đó có nghĩa chùa đươc xây dựng ở nơi cảnh phật, cõi tiên.

Chùa Hồ Thiên được tổ Pháp Loa cho xây dựng vào năm 1327

Chùa Hồ Thiên được tổ Pháp Loa cho xây dựng vào năm 1327

Dưới thời Lê Trung Hưng, cùng với các chùa Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm, chùa Hồ Thiên được triều đình nhà Lê cho đại trùng tu, tôn tạo. Để xây dựng lại chùa có qui mô to lớn như dấu vết hiện còn, triều đình đã huy động sức dân ở 5 huyện Giáp Sơn, Thủy Đường, Đông Triều, Kim Thành và Thanh Hà. Trong lần đại tu này, các công trình đã được xây mới gồm: Chùa chính, Nhà tăng, Nhà tổ, Vườn tháp và Nhà bia. 

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Hồ Thiên huy hoàng trong lịch sử đến nay chỉ còn là phế tích. Tuy là vậy nhưng sự thiêng liêng của một ngôi chùa cổ mang lại thì vẫn còn vẹn nguyên.

Bảo vật quốc gia trên non thiêng Yên Tử

tháp gốm

Ngôi chùa cổ – Hồ Thiên này tọa lạc trên núi Phật Sơn thuộc dãy núi Yên Tử, trong vòng cung Đông Triều ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang. Ngôi chùa như hiển hiện lên đó chính là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Theo bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết rất nhiều thông tin về ngôi chùa cổ này.

Vẻ hoang sơ của chùa Hồ Thiên

Vẻ hoang sơ của chùa Hồ Thiên

Thiền sư Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Phía sau và hai bên chùa đều có núi bao bọc, phía trước có đồi tạo thành một vùng phúc địa ở giữa. Từ dưới chân núi, mất khoảng 40 phút leo qua các bậc đá lát, khung cảnh chùa Hồ Thiên hiện ra trước mắt du khách mộc mạc và bình yên.

Hồ Thiên tự được biết đến chính là một “danh lam cổ tự đẹp nhất ở miền Đông thổ…” . Thế rồi ta như thấy được cũng chính với lớp phủ của lá cây rừng theo năm tháng cũng đã dày lên. Nhưng dường như tất cả các công trình kiến trúc vẫn còn giữ nguyên phần tường xây, hay đó có cả nền chùa và chân tảng.

Vẻ hoang sơ nhưng không kém phần uy nghiêm của chùa Hồ Thiên

Vẻ hoang sơ nhưng không kém phần uy nghiêm của chùa Hồ Thiên

Ngôi chùa cũng được bằm trên khuôn viên rộng chừng 2,5ha. Bước vào không gian của ngôi chùa Hồ Thiên thì du khách lại rất bất ngờ vì lại cũng đã có khoảng hai chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau như cũng hiên ngang, thách thức với bước đi của thời gian. Ngôi chùa có tới khoảng trên dưới 100 gian. Có lẽ đáng chú ý nhất đó chính là 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê – Nguyễn. 

Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay Di tích Chùa Hồ Thiên đã xuống cấp nghiêm trọng song những di vật vô cùng quý hiếm như: Tháp đá, chân tảng có trang trí hoa sen thời Trần, bia đá thời Lê, vật kiến trúc… vẫn hiện diện để minh chứng cho cho một thời Lê rực rỡ của văn hóa Đại Việt ở thế kỷ XIV.

Bảo tháp bảy tầng ở chùa Hồ Thiên.

Bảo tháp bảy tầng ở chùa Hồ Thiên.

Chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử

Các hiện vật ở đây còn sót khá nhiều loại chủ yếu bằng chất liệu đá xanh như là các tượng đá, thống đá, các mảnh chạm,…Song, có thể nhận thấy được giá trị tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống bia đá.

Tấm bia này cũng đã được đặt ở chính giữa, cao 2,76m (cả bệ), rộng 1,2m. Bia dẹt có mái hình lá đề nhìn cũng thật độc đáo. Và cũng không hề quá khi người ta nói những tấm bia này chính là một công trình, một tác phẩm đạt đến độ tuyệt mỹ với những chạm khắc tinh xảo nhất. Nhìn chung các tấm bia nơi đây thì đều ca ngợi công đức của chúa Trịnh khi trùng tu ngôi chùa này. Hay nói đôi chút về lịch sử, xuất xứ của ngôi chùa,…

Khách tham quan tấm bia đá, dấu tích duy nhất còn nguyên vẹn

Khách tham quan tấm bia đá, dấu tích duy nhất còn nguyên vẹn

Đầu năm 2020, khu vườn tháp được trùng tu với nhiều hạng mục quan trọng như: tháp lục giác 9 tầng bằng chất liệu gốm đất nung với chiều cao hơn 8m, các hoa văn họa tiết trang trí xung quanh tháp theo mẫu gốm đất nung thời Trần; các tháp đá được phục dụng mới bằng đá xanh mịn không vân thớ; đường kết nối giữa sân nhiễu các tháp với nhà tổ và khu nhà thất được lát đá theo lối cổ.

Khu vườn tháp chùa Hồ Thiên.

Khu vườn tháp chùa Hồ Thiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm