Thứ ba, 02/11/2021, 15:57 PM

Chùa Keo Thái Bình – một kiệt tác kiến trúc cổ Việt Nam

Với quy mô đồ sộ cùng những nét kiến trúc nguyên vẹn sau 400 năm, chùa Keo Thái Bình được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Năm 1611, nước sông Hồng lên to làm ngập làng Giao Thủy. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện. Một bộ phận dân cư lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), hay chùa Keo Thái Bình.

Năm 1611, nước sông Hồng lên to làm ngập làng Giao Thủy. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện. Một bộ phận dân cư lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), hay chùa Keo Thái Bình.

Việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941…

Việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Lê do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941…

Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

Từ ngoài vào trong, chùa gồm một sân lát đá, tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội…

Từ ngoài vào trong, chùa gồm một sân lát đá, tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội…

Sau tam quan nội là khu điện thờ Phật, gồm ba khu nhà nối vào nhau. Khu ngoài, gọi là chùa Hộ, khu giữa gọi là ống muống và khu trong là Phật điện.

Sau tam quan nội là khu điện thờ Phật, gồm ba khu nhà nối vào nhau. Khu ngoài, gọi là chùa Hộ, khu giữa gọi là ống muống và khu trong là Phật điện.

Sau khu thờ Phật là khu đền Thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Sau khu thờ Phật là khu đền Thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Các hạng mục nội thất đều làm bằng gỗ lim, được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Các hạng mục nội thất đều làm bằng gỗ lim, được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Cận cảnh hoa văn trên hệ khung gỗ của chùa.

Cận cảnh hoa văn trên hệ khung gỗ của chùa.

Phía sau khu thờ Thánh là gác chuông. Đây chính là công trình kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Keo Thái Bình.

Phía sau khu thờ Thánh là gác chuông. Đây chính là công trình kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Keo Thái Bình.

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, cao 11,04 m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau.

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, cao 11,04 m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau.

Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

Cận cảnh các chi tiết kiến trúc bằng gỗ trên tháp chuông.

Cận cảnh các chi tiết kiến trúc bằng gỗ trên tháp chuông.

Ở tầng một gác chuông có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.

Ở tầng một gác chuông có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.

Bao quanh chùa là hai dãy hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông.

Bao quanh chùa là hai dãy hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông.

Bảo lưu được hàng trăm tượng thờ và đồ tế thời Lê, chùa Keo được coi là một bảo tàng nghệ thuật Việt giai đoạn đầu thế kỷ 17.

Bảo lưu được hàng trăm tượng thờ và đồ tế thời Lê, chùa Keo được coi là một bảo tàng nghệ thuật Việt giai đoạn đầu thế kỷ 17.

Bia đá cổ trong chùa.

Bia đá cổ trong chùa.

Với những giá trị lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật độc nhất vô nhị, chùa Keo Thái Bình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Với những giá trị lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật độc nhất vô nhị, chùa Keo Thái Bình đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Ảnh 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm