Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Những bài Kinh Phật dùng để cầu nguyện cho người bệnh

Khi có người nhà bị bệnh, ngoài việc chữa trị bằng y học thì việc tụng kinh cầu nguyện là một nghi thức được nhiều người quan tâm. Dưới đây là gợi ý một số bài kinh có thể sử dụng để trì tụng khi có người bị bệnh.

Dựa trên nền tảng thực hành đạo Phật và từ các cuộc nghiên cứu khoa học về trạng thái thân và tâm thư giãn có tác dụng rất tốt cho quá trình chữa trị bệnh. Ngoài phương pháp chữa bệnh theo y học thì những người Phật tử luôn phối hợp đời sống tâm linh vào cuộc sống như niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền và cầu nguyện để giải trừ bệnh tật trong đời sống thường nhật.

Tụng kinh cầu nguyện cho người bệnh có ý nghĩa gì?

Tụng kinh là phương pháp tu tập hành trì cơ bản trong đạo Phật. Trước nhất là để ôn lại và tư duy về lời Phật dạy, cách làm cho pháp của Phật lưu truyền mãi trong nhân gian và tự nhắc nhở bản thân bỏ ác làm lành. Bên cạnh đó, tụng kinh có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh giúp thân tâm an lạc, ngăn ngừa tội lỗi, trau dồi và phát triển ba nghiệp trong sạch. Trong quá trình hành trì và lắng nghe vào lời Kinh thân tâm người bệnh không bám víu vào các duyên thế sự và giảm trừ phiền não trần lao. Một khi tâm ý đã sạch, thân tâm thanh tịnh thì bệnh tật tiêu trừ không còn đau khổ.

Kinh Phật cầu nguyện cho người bệnh là kinh nào?

Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh.

Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh.

Kinh Dược Sư là tên gọi ngắn gọn của Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Bài kinh được chia thành 17 phần, mỗi phần liên quan đến một khía cạnh khác nhau của pháp trị liệu khổ đau vật chất và tinh thần. Tiêu đều của mỗi phần liên kết với nội dung của phần đó và có nhiều vấn đề được đề cập trong một phần, tiêu đề sẽ bao quát toàn bộ.

Việc phân chia như vậy sẽ giúp cho cấu trúc của Kinh Dược Sư được rõ ràng và khi tụng niệm, hành giả có thể tập trung vào từng phần và đồng thời hiểu được bối cảnh tổng thể của kinh.

Đọc tụng và hành trì dùng để cầu nguyện cho người bệnh giúp phát triển đức tính cao đẹp và trị liệu tâm bệnh của bản thân và chúng sinh vạn loài. Bên cạnh đó, hành trì Kinh Dược Sư giúp chúng ta phát triển những đức tính tốt và đạt được tới sự giải thoát khỏi những khổ đau và sự sinh tử.

> Kinh Dược Sư đầy đủ tại đây.

Kinh A Di Đà

Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản.

Kinh A Di Đà (tiểu bản Sukhàvatì - vyùha) là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ Kinh (đại phẩm Sukhàvatì - vyùha), dịch từ Phạn bản qua Hán bản.

Kinh A Di Đà là một bản Kinh trong hệ thống kinh tạng của Phật giáo Đại thừa, trong đó Phật Thích Ca đã giới thiệu về cảnh giới viên mãn thắng nơi cõi Cực lạc Tây phương của Phật A Di Đà. Với sự trang nghiêm của y báo và chính báo kiến lập chúng sinh hướng dẫn bạn tu tập và đem đến sự kính trọng của Đức Phật ở các thế giới khác.

Kinh A Di Đà tập trung vào sự tinh khiết của bản chất ban đầu. Bản chất đó không sinh, không diệt, không giới hạn và không phân biệt,…và gọi là Phật tính hay Niết bàn đại diện cho tất cả chúng sinh. Khi nhận thức được Phật tánh chính ta chỉ cần tìm thấy nó trong chính mình thì đó chính là nơi Cực lạc, nơi tinh túy quý báu không có khổ đau.

Chính vì vậy, khi cầu nguyện cho người bị bệnh chúng ta có thể hành trì Kinh A Di Đà để thân tâm người bệnh an lạc tìm được đến nơi Tây Phương Cực Lạc quên hết muộn phiền và khổ đau. 

> Kinh A Di Đà đầy đủ tại đây.

Chú Đại Bi 

Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại bi tâm đà la ni. Phật nói Chú Đại bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ.

Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại bi tâm đà la ni. Phật nói Chú Đại bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ.

Chú Đại Bi cũng là một trong những bài Chú thường dùng để cầu nguyện cho người bệnh. Đây là một bài Chú quen thuộc với người Phật tử. Chú Đại Bi có 10 đặc tính cốt yếu trong trì tụng. Điều quan trọng nhất khi trì tụng chú Đại Bi chính là tâm hướng thiện, tâm từ bi đến chúng sinh muôn loài. Bởi vậy mà mỗi khi trì tụng, người tụng bắt buộc phải hướng tâm vào việc quán tưởng và khởi lòng từ bi thương xót đến hết thảy chúng sinh.

Đối với người bệnh, khi được trì tụng hay lắng nghe sẽ giữ cho thân tâm thanh tịnh, tất cả những mong cầu và thành toàn nguyện ước như Bồ Tát Quan Thế Âm đã khả hứa. Bởi vì oai lực của trì tụng Chú Đại Bi là vô lượng, vô viên không có gì ngăn ngại được. Mọi điều bình an, hạnh phúc đều được thành toàn khi trì tụng Chú Đại Bi. Những lúc lâm nguy, gặp cảnh đau thương, tuyệt vọng cùng khổ, bế tắc không lối thoát sẽ được các Chư vị Bồ Tát khắp mười phương độ trì vượt qua cảnh khổ đến nơi an lạc.

> Chú Đại bi 84 biến (dễ đọc, dễ nhìn)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cảnh cùng khốn

Phật giáo thường thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Phật giáo thường thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Phật giáo thường thức 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Hồi hướng là gửi năng lượng qua "từ trường tâm linh"

Phật giáo thường thức 06:42 31/10/2024

Hồi hướng phước và nhận phước hồi hướng hoàn toàn bằng cảm ứng qua làn sóng "từ trường tâm linh" mà khoa học gọi là "trường sinh học". Từ trường tâm linh này mạnh hơn rất nhiều so với sóng điện sử dụng trong các phương tiện truyền thông, vì nó không bị "ngoài vùng phủ sóng".

Xem thêm