Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/09/2013, 15:04 PM

Chùa làng tôi (chùa Mỹ Quang - Ninh Hòa - Khánh Hòa)

Từ ngã ba trước huyện Ninh Hòa, đi về hướng quốc lộ 26 khoảng gần 3km, rẻ phải, đi theo hương lộ xã Ninh Phụng, khoảng 3km, qua khỏi cầu Trại, đến cánh đồng lúa phì nhiêu “Gò Cháy”, rồi qua cầu Khum là đến chùa Mỹ Quang, chùa làng tôi.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

"Chùa cũ người đi bao nhớ thương
Năm nao chưa khỏi bước tha hương
Hồn thơ ngây quá vui bằng mộng
Chân giẫm làng quê đã thuộc đường”

Từ ngã ba trước huyện Ninh Hòa, đi về hướng quốc lộ 26 khoảng gần 3km, rẻ phải, đi theo hương lộ xã Ninh Phụng, khoảng 3km, qua khỏi cầu Trại, đến cánh đồng lúa phì nhiêu “Gò Cháy”, rồi qua cầu Khum là đến chùa Mỹ Quang, chùa làng tôi.

Chánh điện chùa Mỹ Quang, Mỹ Hoán, Ninh Thân, Ninh Hòa

Chùa Mỹ Quang tọa lạc tại thôn Mỹ Hoán, xã Ninh Thân (ngày xưa là xã Mỹ Thành, tổng Thân Thượng), huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chữ Mỹ có nghĩa là đẹp, chữ Hoán có nghĩa là rực rỡ, Mỹ Hoán    có nghĩa là đẹp rực rỡ! Tiền nhân đã đặt tên làng thật đẹp tuyệt vời.

Theo người xưa kể lại, sở dĩ đồng ruộng quê tôi gọi là ruộng gò Cháy, vì lúc ấy ở làng có Thầy Giang đạo sĩ rất cao đạo, có thể sái đậu thành binh, hô phong hoán vũ. Thầy có cái bầu hồ lô để đựng âm binh, mỗi khi hành đạo về thầy treo ở trần nhà. Thầy căn dặn rất kỹ con cháu và những người trong nhà đừng bao giờ mở bầu hồ lô, nhưng thầy lại không nói lý do.

Một hôm nhân lúc Thầy đi ăn giỗ làng bên. Mấy đứa trẻ ở nhà tò mò mở nút bầu xem thử. Khi mở nút ra, bất ngờ trong bầu các chú âm binh cầm đuốt chạy ra, lúc đầu nhỏ, sau to lớn dần và hỏi: “Đốt đâu? Đốt đâu?” Quá sợ hải, mấy đứa trẻ vội vả chỉ ra ngoài gò: “Đốt gò kia!” Thế là ngọn lửa âm binh đã thiêu cháy ruội gò cỏ mây, báo hại cho dân làng một trận kinh hoàng. Thầy Giang đạo sĩ thấy gò bị đốt, biết ngay là có sự cố vội vã trở về thu ngay âm binh vào hồ lô. Sau đó Thầy thả chiếc nón lá và ngồi trên nón bay biến đâu mất. Từ đó dân làng gọi cánh đồng này là: đồng gò Cháy.

Làng Mỹ Hoán còn có miếu Cây Lá thờ Bà Hậu thổ và thờ thần Thành Hoàng rất linh, có lẻ miếu này xuất hiện từ những năm lập khai hoang lập ấp. Lại có nhà thờ Mỹ Hoán do cha Sở Gò Muồng kiến lập năm  1902, nhưng chưa có chùa.

Bà con trong làng đa số thờ cúng ông bà và theo đạo Phật. Mỗi lần đi chùa lễ Phật phải vào chùa Thanh Lương, thôn Nhĩ Sự ở làng bên, ngôi chùa có đại hồng chung cổ linh thiêng, nổi tiếng nhất Ninh Hòa, mà bây giờ đã trở thành đại hồng chung cổ nhất tỉnh, cả nước đều biết đến.

Mỗi lần đi chùa, bà con phải qua một cách đồng ruộng bao la mất khoảng hơn một giờ đi bộ, nhất là những buổi lễ sám hối vào tối 30, 14 phật tử đi lại vất vả, khó khăn.

Cho nên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và tu học của đồng bào phật tử, năm 1966 (Bính Ngọ) đại diện phật tử, gồm các ông Từ Hòa Tửu, ông Lê Phu, ông Võ Bình, ông Từ Hòa Thi đã làm đơn xin phép chính quyền địa phương xây dựng chùa, trên công điền tục danh là ruộng trổ bộng, với diện tích 3.500m2.

Đông giáp thủy đạo, Tây  giáp Hương trường, Bắc giáp thủy đạo, Nam giáp hương lộ. Nhìn toàn cảnh phía trước là dãy núi Hòn Dữ, phía sau tựa lưng vào dãy Trường Sơn sừng sững và núi Hòn Vọng Phu vững chãi, biểu tượng cho tấm lòng chung thủy của người dân Ninh Hòa.

Ngôi chùa được bao bọc bởi những cánh đồng lúa quanh năm tươi tốt, với những dãy tre xanh mát, hai bên con mương dẫn thủy nhập điền, lẫn với những mái nhà làng mạc ấm áp nghĩa tình của dân làng Mỹ Hoán.

Sư cô Thích Nữ Liên Phương trụ trì chùa Mỹ Quang

Được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã Ninh Thân, Ban vận động kiến thiết xây dựng chùa được thành lập, gồm các ông:

1.-Ông Từ Hòa Tửu: cựu Chánh Tổng, Tổng Thân Thượng - Chủ tịch Hội đồng xây dựng nông thôn.

2,-Ông Nguyễn Đưa, cựu Hương bộ xã Mỹ Hoán.

3.-Ông Lê Phu: Trưởng ban Trị sự Ấp Mỹ Hoán- Trưởng ban Đại diện thôn Phật giáo.

4.-Ông Võ Bình: Chánh Văn phòng Uỷ Ban Hành chính xã Ninh Thân, Phó ban Đại diện  thôn Phật giáo.

5.-Ông Từ Hòa Thi: Hội viên Hội đồng xã Ninh Thân- Thư ký Hội đồng Xây dựng Nông thôn.

6.-Ông Trần Hải: Phó ban Trị sự, Hành chính, Ấp Mỹ Hoán.

7.-Ông Hà Huệ: Phó ban Trị sự, An Ninh, Ấp Mỹ Hoán.

8.-Ông Bùi Ân, phật tử

9.-Ông Lê Đực, phật tử

10.-Ông Lê Bửu, phật tử.

Trải qua gần hai năm vận động tịnh tài, tịnh vật, nhân lực, tài lực, duyên lành hội đủ, ngày mùng 2 tháng 7 năm Mậu Thân (1968) Lễ khởi công động thổ được tổ chức.

Theo thiết kế chùa xây dựng theo kiểu chũ Đinh (
). Chính điện dài 15m rộng 10m, Sau chánh điện là nhà hậu Tổ dài 7m rộng 5m. Nhà Đông rộng 4m, dài  5m và nhà trù dài 5m, rộng 2m.

Sau hai tháng thi công, ngày 15/09/năm Mậu Thân (1968) PL.2514, Lễ Thượng lương, được tổ chức long trọng dưới sự chứng minh Khai sơn của Đại đức Thích Từ Nhẫn, Chánh Đại diện Phật giáo xã Ninh Thân, trụ trì chùa Thanh Lương, thôn Nhĩ Sự và đông đảo đồng bào phật tử. Được Tổ khai sơn an danh là chùa Mỹ Quang.

Sau hơn nữa năm xây dựng, để thù ân Tam bảo, Lễ Khánh tạ lạc thành – An vị tượng Phât tổ chức trọng thể, trang nghiêm vào ngày 25-26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1969), dưới sự Chứng minh của Thượng tọa Thích Thiện Bình- Chánh Đại diện Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Hạnh Hải, Chánh Đại diện Phật giáo quận Ninh Hòa, Đại đức Thích Từ Nhẫn- Chánh Đại diện Phật giáo xã Ninh Thân, Ông Lê Phu, Trưởng ban Trị sự ấp Mỹ Hoán. Chính quyền tham dự: ông Nguyễn Chọn, Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã Ninh Thân và đông đảo Chư tôn đức tăng, ni, trụ trì các tự viện cùng hào lão trong làng và đồng bào phật tử gần xa.

Cuối năm 1969 (Kỷ Dậu) Ban Đại diện tiếp tục vận động phật tử cúng dường đúc Đại hồng chung, dưới sự Chứng minh của Thượng tọa Thích Hạnh Hải, Chánh Đại diện Phật giáo huyện Ninh Hòa. Năm 1971, Bổn đạo phât tử phát tâm cúng dường xây cổng tam quan. Năm 1974, phật tử Phạm Thị Go, hỷ cúng tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 1,5m, Ban Đại diện và phât tử xây dựng Đài Quan Âm và an vị trước sân chùa.

Ngoài ra, còn có các họ tộc và các công đức phật tử đã cúng dường Phật tượng, pháp khí, pháp bảo trong chùa như: Gia tộc họ Từ cúng tượng Phật Bổn sư, Ông Nguyễn Đưa cúng một bộ lư đèn đại bằng đồng và một cái mõ lớn ở chánh điện. Bà Võ Thị Mãng (Phú Văn) cúng một bộ lư đèn trung bằng đồng và nhiều đồng bào Phật tử khác cúng chuông gia trì, trống sâm, tràng phan, cờ đuôi nheo, những vật dụng cần thiết trong chùa v.v…

Đến năm 1989, sau 11 năm kiến lập, Ban Đại diện vận động bà con phât tử  xây lại nhà Hậu Tổ chiều dài 7m, chiều rộng 5m. Năm 1993 xây  phòng khách Tăng phía Tây.

Năm 1996 xây thêm phòng phía Đông. Năm 1997, xây tường rào phía Tây và phía Nam. Năm 1999 nâng thêm nền sân và chung quanh chùa, tạo quang cảnh cân đối hài hòa như hiện nay.

Lúc đầu, chùa do Ban Hộ tự quản lý, và hương khói. Một trong nhũng thành viên Ban Hộ tự đã kiên trì gắn bó với chùa từ khi mới kiến lập đến nay như Phật tử Lê Bửu, Bùi Thặng, Lê Khanh, Lê Thị Khường, Nguyễn Ngôn, Lê Văn Bé…

Đặc biệt, Ông Từ Hòa Thi một trong những thành viên sáng lập chùa sau 50 năm với nhiều biến đổi của thời gian, mặc dù tuổi cao sức yếu ông vẫn thường xuyên lui tới, gắn bó với chùa. Trong thời gian chùa chưa có Trụ trì, các ngày lễ lớn trong năm do Đại Đức Thích Từ Nhẫn chủ lễ.

Năm 1975, thầy Diệu Giác về chùa thừa hành phật sự với sự trọ giúp của Thây Trí Đắc (Huỳnh Dốc). Thầy Diệu Giác ở chùa được 6 tháng thì ra đi, vì kinh tế nông thôn lúc này khó khăn quá. Lúc này Thầy Trí Đắc tiếp nối làm Phật sự tại chùa, với sự trợ duyên của Thầy Thiện Tấn (Huỳnh Minh Thư), bào đệ của Thầy Trí Đắc.

Năm 1977 Thầy Trí Đắc lại rời chùa vì chùa không thế đủ lương thực nuôi 2 Thầy một lúc, Thầy Thích Thiện Tấn (nay là Thượng tọa Thích Thiện Tấn, Ủy viên thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Bửu Phước, Nha Trang) tiếp tục sớm tối hướng dẫn phật tử tu hành, tụng kinh, niệm Phật, với sự trợ giúp của Phật  tử Lê Thị May phát tâm làm công quả hộ trì chùa.

Năm 1985, Thầy Thích Thiện Tấn được Bổn sư là HT.Thích Trí Tâm cho đi học Cao Cấp Phật học tại Học viện Phật giáo Tp.HCM. Thầy giao lại chùa Mỹ Quang cho Ban Hộ tự hương khói. Từ đây phật tử Lê Thị May (Mỹ Hoán) và Phật tử Trần Thị Tròn (Đại Mỹ) đảm nhiệm việc hương khói công quả ở chùa, nhưng đến năm 1999 vì sức khỏe yếu, nên hai cô xin trở về nhà.

Năm 2000, Thầy Nhật Phú đến chùa thừa hành phật sự, nhưng đến năm 2001 thầy lại rời chùa. Kể từ đây, Ban Hộ tự và phật tử quản lý trông coi và đảm trách công việc phật sự ở chùa.

Tháng 3 năm 2004, trước sự cung thỉnh của bổn đạo phật tử chùa Mỹ Quang, Ban Trị sự Phật giáo Khánh  Hòa đã Quyết định bổ nhiệm sư cô Thích Nữ Liên Phương về Trụ trì. Lễ ra mắt nhập tự dưới sự Chứng minh của Thượng tọa Thích  Ngộ  Tánh- Chánh Đại Diện Phật giáo Ninh Hòa; Ni sư Thích Nữ Diệu Thanh, Trưởng Ni bộ Bắc Tông huyện Ninh Hòa, cùng chư tôn đức tăng, ni trụ trì các tự viện huyện Ninh Hòa. Chính quyền địa phương tham dự có Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch UBMTTQVN xã Ninh Thân, Ông Lê Văn Tân - Trưởng thôn Mỹ Hoán cùng đông đảo bà con phật tử tại địa phương.

Như nắng hạn gặp mưa rào, kể từ đây chùa Mỹ Quang sớm tối có sư Trụ trì, trang sử của chùa được lật sang trang mới.

Sư cô Liên Phương cần cù, chịu khó, năng nổ hoạt động, đã tổ chức lại Ban Hộ tự, Ban Hộ niệm, thường xuyên lân mẫn với bà con Phật tử trong làng. Cô  đã tập hợp đươc một lực lượng Phật tử đông đảo của nhiều thế hệ trong làng, vui, buồn chia sẻ lẫn nhau.  Nhờ thế, Sư cô đã vận động Phật tử cúng dường xây dựng đài Quán Thế Âm, xây cất nhà đông, nhà trù, xây tường rào, làm bờ kè ngăn nước tràn qua mương vào vườn chùa…, cảnh quang chùa đã trở nên sáng sủa, trang nghiêm. Sư cũng thường lân mẫn với chư Tôn đức tăng, ni trong tỉnh hội, huyện hội và tông phong Hải Đức, Nghĩa Phương nên phật sự chùa Mỹ Quang ngày một phát triển.

Ngày nay, đến thăm chùa Mỹ Quang, bước vào cổng tam quan tuy khiêm tốn nhưng khá tôn nghiêm. Tiền đường được xây dựng nối liền cùng lầu chuông trống hai bên. Phía trước chánh điện là một khoảng sân rộng, với chậu hoa, cây cảnh. Phía bên trái là Quan Âm Các tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên đầy uy nghiêm, hiền từ mẫu mực, được tạc bằng đá Non Nước, với những đường nét điêu khắc sắc sảo, nếp áo mềm mại, có giá trị mỹ thuật cao, phản ánh trình độ chạm khắc hoàn hảo, tay cầm tịnh bình và nhành dương liễu, dõi mắt nhìn xa xăm như rưới nước cam lồ tưới mát nổi nhọc nhằn của người nông dân Mỹ Hoán một nắng hai sương, nguyện cứu khổ, cứu nạn cho dân lành. Đây là công trình xây dựng vào năm 2007, sau 3 năm, Sư cô Thích Nữ Liên Phương về trụ trì. Sư cô đã vận động phật tử ủng hộ nhân lực và tài lực để thực hiện.

Bước vào điện Phật, phần tôn trí cảnh thờ đơn giản nhưng rất trang nghiêm, tạo nên tính hài hòa giữa không gian tôn thờ và khoảng rộng chiêm bái, tụng kinh, niệm Phật. Đại hùng bửu điện, chính giữa,  tôn trí tượng Đức Thích Ca Từ phụ đang tĩnh tọa trên tòa sen, dưới gốc cây bồ đề.

Hai bên thờ tượng Đức Quán Thế Âm và tượng ngài Địa Tạng. Phía dưới là tượng Phật Dược Sư Lưu Ly được tạc theo thế ngồi uy nghiêm, tĩnh tọa, tất cả được khắc chạm bởi đá Non Nước - Đà Nẵng. Phần dưới thấp hơn, tôn trí tượng Chuẩn Đề Vương Bồ Tát bằng men Đài Loan đặt trong lồng kính.

Tiếp sau chánh điện là Hậu Tổ, chính giữa là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma, chạm trổ bằng gỗ. Phía dưới là long vị Tổ Khai sơn chùa Mỹ Quang ”Tự Lâm Tế Chánh Tông, tứ thập nhất thế húy thượng Trừng hạ Thơ hiệu Từ Nhẫn, sinh Kỹ Dậu, viên tịch ngày mồng 2 tháng 5”

Hai bên là bàn thờ chư vị tiền bối hữu công và chư vị tiên linh, hương linh, tùng tự ký tự tại chùa.

Nối tiếp Hậu Tổ, phía bên trái là Tây lang, nơi tiếp chư Tăng Ni, phía bên phải là Đông lang để tiếp Phật tử. Kế theo là nhà trũ xây dựng  năm 2007, chiều dài 11m, chiều rộng 7m dùng làm phòng trai soạn.

Chùa Mỹ Quang sau gần 50 năm kiến lập, một ngôi chùa còn quá trẻ, con đường phía trước còn dài. Ngôi chùa theo năm tháng chịu ảnh hường của định luật vô thường thành trụ hoại không, chánh điện chùa nay đã hư hỏng. Bà  con trong làng cũng như Sư Cô trụ trì Thích Nữ Liên Phương tâm nguyện muốn đại trùng tu lại ngôi chánh điện.

Quan Âm Các chùa Mya Quang

Mỹ Quang, nơi hướng dẫn đồng bào phật tử làng quê Mỹ Hoán hướng thiện, bỏ dữ làm lành, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của những người nông dân cần cù, lương thiện, chịu thương, chịu khó, sau lũy tre làng, Một ngày không xa, có duyên lành được sự ủng hộ của quý Phật tử xa gần, ngôi tam bảo Mỹ Quang được trùng tu, phạm vũ huy hoàng, đúng như tên mà tiền nhân đã an danh:  “Mỹ Quang: Đep và sáng, Mỹ Hoán: đẹp rực rỡ mãi mãi!”

Đúng là: “Mỹ tướng hoằng  từ  tam giới thiên nhân đồng khể thủ,

Quang minh phổ độ thập phương đàn tín vĩnh quy y”

Nghĩa là: Tướng tốt rộng lớn ba cõi trời người đều kính lạy
Chói sáng độ khắp mười phương Tăng Tín trọn nương về

Cổng tam quan chùa Mỹ Quang 

Trí Bửu 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm