Có một “chùa Bà Đanh” khác giữa lòng Hà Nội
Nằm sâu trong ngõ 199 Thụy Khuê, chùa Châu Lâm ngày nay còn được biết đến với tên gọi Bà Đanh. Chùa được đặt theo tên một người phụ nữ có công xây dựng chùa. Đến nay, tấm bia Bà Đanh tự vẫn còn được lưu giữ tại đây.
> 'Vắng tanh như chùa Bà Đanh' nghĩa là gì?
Ngôi chùa cũng gắn liền với thành ngữ "Vắng tanh như chùa Bà Đanh"
Chùa Bà Đanh còn được biết đến với cái tên chùa Châu Lâm hay chùa Phúc Châu, một trong số ít những ngôi chùa ở Hà Nội còn giữ được nét đặc trưng của chùa làng thuở xưa, được xem như một điểm hẹn văn hóa, tinh thần cho những ai muốn tìm về chốn thanh tịnh. Ngồi chùa nằm sâu trong ngõ 199 làng Thụy Chương nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
Chùa được xây dựng năm 1497 và được tu sửa lần đầu vào năm 1889. Tương truyền, sau khi vua Lê Thánh Tông đi dẹp quân Chiêm Thành, có đưa về rất nhiều tù binh. Thời điểm đó nhà vua cho xây dựng Châu Lâm Viện (viện tu dưỡng Châu Lâm) để phục vụ cho quá trình cải tạo của các tù nhân. Cùng với đó, ông cũng cho xây một ngôi chùa lấy tên trùng với tên Viện tu dưỡng để các tù nhân có thể thờ tự cho tâm thực sự thanh tịnh.
Năm 1907, phần do xuống cấp, phần vì địa phận của chùa được lấy để xây dựng trường Chu Văn An nên chùa được dời về chùa Phúc Lâm ở Thụy Khuê. Từ đó, tên chùa được lấy chữ “Phúc” trong “Phúc Lâm” và chữ “Châu” trong “Châu Lâm” ghép thành “Phúc Châu”, đây chính là tên thật của ngôi chùa ở vị trí hiện tại.
Còn về phần tên gọi Bà Đanh, thì đây là tên Nôm của chùa được đặt dựa theo tên của một người phụ nữ có công xây dựng chùa. Chùa thờ Phật và thờ Mẫu, Sư Tổ của các dòng sư môn để cầu phúc cho dân làng.
Đặc biệt nhiều người cũng cho rằng, câu thành ngữ 'Vắng tanh như chùa Bà Đanh' cũng gắn liền với ngôi chùa. Lý giải câu thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”, Trưởng ban quản lý Di tích đền, chùa Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Sở dĩ có câu thành ngữ như vậy vì Bà Đanh là người có công xây dựng lên ngôi chùa này và trước kia nơi đây toàn ruộng, đồng chứ không có nhà cửa gì nên người dân thường ví vắng như chùa Bà Đanh”. Tuy nhiên giờ đây, ít người biết đến tên gọi "chùa Bà Đanh" trừ những vị cao niên sống trong chùa. Hiện nay, trong khuôn viên trong chùa vẫn còn những tấm bia cổ với tên "Bà Đanh tự".
Chùa Bà Đanh yên bình giữa lòng Hà Nội
Giữa lòng Thủ đô náo nhiệt, chùa Bà Đanh nằm lặng lẽ và yên bình trong con ngõ nhỏ của phố Thụy Khuê. Không ồn ào, không tấp nập chư khách thập phương đến hành lễ. Với vai trò là chứng tích lịch sử, chùa vẫn tồn tại như một điểm hẹn văn hóa tinh thần đối với người dân nơi đây. Trong khuôn viên chùa có vườn cây, ao cá, hàng gạch đỏ, có cả đất trồng rau… những chi tiết gợi về những ký ức xa xưa của rất nhiều người.
Khuôn viên chùa Bà Đanh hiện tại có tổng diện tích khoảng hơn 4000 m2, tiêu biểu cho kiến trúc cổ với chất liệu gỗ truyền thống. Nếu đi thẳng từ ngõ 199 Thụy Khuê vào trong khoảng 50m sẽ thấy cổng chính của chùa, tuy đã cũ nhưng vẫn còn chắc chắn. Màu sơn vàng trên trụ cổng đã nhạt đi nhiều, nhưng biển đề “Chùa Châu Lâm” màu vàng đậm nổi bật trên nền đỏ vẫn còn rất rõ. Trong chùa có ao lớn, vườn rau, gợi không gian yên bình.
Trông coi và quản lý ngôi chùa hiện tại có sư thầy Thích Đàm Chỉnh, năm nay đã gần 90 tuổi, mắt nhìn không còn tinh, tai nghe cũng không còn rõ, nhưng thầy vẫn tự tay làm nhiều việc ở chùa. Khi thì xới đất trồng rau, khi thì quét sân quét nhà, thay lễ, mở đóng cổng chùa…
Cũng bởi vị trí của chùa nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ít người biết đến. Phần nữa, theo một số người dân sống ở gần chùa thì do sư thầy trụ trì tuổi đã cao, việc quản lý tài sản, hiện vật và trông coi khá vất vả nên thường hay khóa cổng chùa để tránh trộm cắp. Đây cũng là lý do mà chùa ngày một trở nên vắng vẻ.
Tuy nhiên, đây vẫn là nơi vãn cảnh, hành lễ quen thuộc của những Phật tử thân quen, thường xuyên ghé tới, không gian tĩnh mịch của chùa đã mang đến sự thư thái cho khách vãn cảnh và dâng hương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm