Thứ sáu, 09/08/2019, 14:16 PM

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Được ghi chép trong sử sách từ cách đây 7 thế kỷ, chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Trung. Chùa tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 1

Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha. Ảnh: dulich.laodong.vn

Hoằng Phúc Tự toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Nơi đây không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của những người con Phật mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.

Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa và cầu phúc đức cho dân. Khi đó chùa Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự.

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 2

Tam quan nội của chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hồ nước.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chùa đã bị hư hỏng nặng do bom Mỹ đánh phá năm 1967. Trong cơn bão số 12 năm 1985, chùa tiếp tục bị sụp đổ. Những năm sau đó, chùa được dựng tạm để phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng. Năm 2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016. Nhân dịp khánh thành, chùa được trao bằng Di tích quốc gia Việt Nam.

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 3

Tòa Tam bảo nằm sau Tam quan nội

Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống trên diện tích lên đến 10.000m2. Điều đáng khen ngợi ở đây là vẫn giữ được nét nguyên trạng cổ đó là Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật và Tam Bảo chùa. Không dừng lại đó, chùa vẫn còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật Quan Thế Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng các vị La Hán cùng một số pháp khí được đúc bằng đồng rất tinh xảo và có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao.

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 4

Không gian trong tòa Tam bảo với gian thờ Phật ở trung tâm

Ngôi chùa là nơi thờ tự đức Phật, Hoằng dương Phật pháp. Bên cạnh đó, chùa còn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, những cột mốc lịch sử sáng ngời của dân tộc.

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 5

Nhà thờ Tổ nằm sau tòa Tam bảo.

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 6

Tam bảo và nhà thờ Tổ được kết nối bằng tả hữu hành lan đặt hàng tượng La hán.

Hoằng Phúc Tự: Ngôi chùa cổ nhất miền Trung 7

Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam bảo khi đi từ tam quan nội vào.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu

Chùa Việt 10:09 10/04/2025

Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc

Chùa Việt 19:38 08/04/2025

Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Việt 11:50 08/04/2025

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn

Chùa Việt 16:10 06/04/2025

Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo