Có một nguyên tắc duy nhất bảo đảm cho cuộc sống hôn nhân
Không bao giờ có hai vợ chồng tánh tình giống hệt nhau. Vì thế, không hợp nhau là lẽ dĩ nhiên, cho nên hai bên phải khéo dung hòa nhau. Mến tánh tốt này của nhau, phải chịu đựng tánh xấu nọ của nhau.
Nghĩa vợ chồng cần phải kính mến, nhường nhịn nhau. Sự sống chung đụng lâu ngày dù thương nhau thế mấy, nếu thiếu sự kính nhường đều có thể gây tổn mối tình chung thủy. Đừng lấy quyền chồng lấn hiếp vợ, đừng ỷ thế vợ khinh khi chồng, quyền lợi phải giữ như cán cân, không thiên lệch bên nào. Nếu có thiên lệch sẽ có chia rẽ. Cũng đừng để ai hi sinh cho ai. Bởi vì cuộc sống hợp đồng, phải tôn trọng quyền lợi thiêng liêng của đôi bên.
Không bao giờ có hai vợ chồng tánh tình giống hệt nhau. Vì thế, không hợp nhau là lẽ dĩ nhiên, cho nên hai bên phải khéo dung hòa nhau. Mến tánh tốt này của nhau, phải chịu đựng tánh xấu nọ của nhau.
Phật dạy về những cặp vợ chồng
Đừng than phiền, đừng đòi hỏi, đừng tìm kiếm đâu nữa, cái người như mình tưởng tượng. Lúc ở xa nhau, thấy tánh tình hạnh nết rất thích hợp, nhưng bắt buộc sống chung sẽ thấy hiện nhiều tật xấu khó chịu.
Nguyên tắc duy nhất bảo đảm cho cuộc sống chung là “khôn khéo sửa đổi cho nhau và chân thành phục thiện”. Dù người chồng hay người vợ, lúc nào cũng dẹp tự ái, đừng coi mình là hiện thân của chân lý.
Sống trong cuộc đời tương đối, cái gì cũng phải châm chước với nhau. Đòi hỏi một con người toàn thiện, tìm khắp thế gian không thể có.
Theo tinh thần Phật dạy trong kinh Thiện Sanh: Người chồng phải thật tình thương mến vợ, không bao giờ dám khinh khi, sắm đồ trang sức tùy khả năng, tùy sở thích của vợ, cho vợ trọn quyền sắp đặt việc nhà, xem thân tộc bên vợ cũng như bên mình. Người vợ phải mến trọng săn sóc chồng, hằng tưởng nhớ đến chồng, quản thủ việc nhà, chăm nom thân tộc của chồng, thức khuya dậy sớm lo gia nghiệp, nói năng chân thật ôn hòa, không bó buộc chồng quá đáng, chào mừng khi đi đâu về và lo thức ăn chỗ nghỉ cho chồng.
Đương nhiên, vợ chồng đều phải giữ ba giới đầu. Có vậy, trong nhà mới trọn niềm tin tưởng nhau. Đã tin cậy nhau, phải tôn trọng tự do, đừng kềm hãm, bó buộc, khiến người ta sanh bực bội, dù vì tình thương cũng vậy.
Trích từ "Phật tử tại gia".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch
Kiến thức 11:21 01/01/2025Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.
Với người đang trả quả báo, nên giúp hay không?
Kiến thức 07:25 31/12/2024Có người đặt vấn đề, nếu ai đó trong quá khứ lỡ làm ác, tạo nghiệp xấu, không biết tu tập để chuyển hóa, đến khi quả báo chín muồi thì phải nhận lấy báo ứng không lành. Trong nhân gian có nhiều người cho rằng, nên để người đó chịu khổ để trả quả báo, nếu cứu họ thì quả báo xấu ấy sẽ về mình. Vậy chúng ta phải ứng xử như thế nào cho đúng?
Phước cao nhất là vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống
Kiến thức 05:57 30/12/2024Không phải mình tu học hay làm phước với hy vọng sẽ được gặp toàn chuyện tốt đẹp, hay để trở thành con người hoàn hảo, mà là để mình có đủ sức mạnh, đủ trí tuệ, đủ đạo đức để vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống.
Bảy ý nghĩa ngày Phật thành đạo
Kiến thức 12:40 29/12/2024Sự kiện Phật Thành đạo có ý nghĩa lớn lao, là ngày trọng đại trong niềm hân hoan của Phật tử nói riêng và đạo Phật nói chung: Ngài chính thức Chuyển pháp luân bánh xe Chánh pháp, đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.
Xem thêm