Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Công tác tổ chức Đại hội IX của GHPGVN đã được chuẩn bị chu đáo

Ban Tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra những ngày cuối tháng 11-2022 tại Hà Nội. GHPGVN đã thành lập Ban Chỉ đạo để thực hiện các công tác cho sự kiện quan trọng này của Giáo hội, bảo đảm sự thành công tốt đẹp.

Audio

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự cho biết Ban Chỉ đạo Đại hội gồm 10 vị Trưởng ban. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đảm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Nhân sự; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự đảm trách Trưởng ban Thi đua khen thưởng; tôi - Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đảm nhiệm Trưởng ban Tổ chức.

Ban Nội dung do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự làm Trưởng ban; Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin-Truyền thông Trung ương làm Trưởng ban Thông tin, báo chí; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương làm Trưởng ban Tuyên truyền hoằng pháp;

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng ban Triển lãm, văn nghệ; Hòa thượng Thích Thanh Điện, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng I Trung ương GH làm Trưởng ban An ninh; Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng II Trung ương GH làm Trưởng ban Điều phối đại biểu các tỉnh thành phía Nam; Thượng tọa Thích Thanh Phong, Trưởng ban Kinh tế-Tài chính Trung ương làm Trưởng ban Tài chính Đại hội.

Thông tin về Đại hội được giới thiệu tại chùa Quán Sứ

Thông tin về Đại hội được giới thiệu tại chùa Quán Sứ

“Cho đến thời điểm này, Ban Chỉ đạo đã có nhiều phiên họp, thành lập nhân sự và triển khai, rà soát kế hoạch một cách chi tiết cũng như kịch bản các chương trình từng lĩnh vực. Có thể khẳng định rằng, công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ IX của GHPGVN thực sự chu đáo, bảo đảm Đại hội được diễn ra đúng với chương trình và thành công tốt đẹp”, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định.

Được biết, 1.091 đại biểu chính thức sẽ được bố trí lưu trú ở khách sạn Tổng Liên đoàn Lao động (95 Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội); khách sạn La Thành (phố Đội Cấn, Hà Nội); khách sạn Hà Nội Golden Lake View (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) và khách sạn Daewoo (360, phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội). Việc bố trí khách sạn sẽ được thông báo sớm đến các đoàn đại biểu tham dự. Ban Tổ chức sẽ đón tiếp các đại biểu từ Sân bay Nội Bài và Ga Hà Nội về các nơi lưu trú theo quy định.

Liên quan tới triển lãm và văn nghệ, Thượng tọa Thích Thọ Lạc cho báo Giác Ngộ biết triển lãm sẽ có 2 phần gồm hình ảnh các hoạt động thành tựu Phật sự của GHPGVN và triển lãm hiện vật tại sảnh, khu vực bên ngoài của Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô. Bên cạnh đó còn có các chương trình văn nghệ đặc sắc và triển lãm mỹ thuật Sen đầu hạ chào mừng Đại hội.

Công tác âm thầm đặc biệt quan trọng về ẩm thực, Thượng tọa Thích Thanh Phong cho biết Ban Tài chính Đại hội tổ chức đoàn hậu cần lo thức ăn trong suốt thời gian diễn ra Đại hội tại các điểm lưu trú bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng và phong phú trong chế biến món để phù hợp khẩu vị cho đại biểu các vùng, miền tham dự.

“Chúng tôi tổ chức đoàn hậu cần với gần 200 người lo việc bếp núc và mua sắm trang thiết bị nhà bếp, các xe thực phẩm từ TP.HCM ra Hà Nội, cùng với việc bổ sung thêm 100 người tại đây để phân bố cho các bếp, chủ động hoàn toàn nhân sự và nguồn thực phẩm sạch phục vụ chế biến ẩm thực cúng dàng chư tôn đức, Tăng Ni, đại biểu ngày 3 bữa, với chất lượng cao nhất có thể” - Thượng tọa Thích Thanh Phong, người có kinh nghiệm chỉ đạo việc hậu cần, ẩm thực trong các kỳ Đại hội, đặc biệt là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc với gần 10.000 người ăn cùng lúc tại Việt Nam, nói với báo Giác Ngộ trước thềm Đại hội.

Được biết dự tính kinh phí về công tác ẩm thực cho 1.091 đại biểu và 500 nhân sự phục vụ, chưa bao gồm khách mời tham dự Đại hội lần thứ IX sắp tới mà Ban Tài chính lên kế hoạch gần 5 tỷ đồng.

Ngày 23-11, Ban Chỉ đạo có phiên họp rà soát toàn diện công tác của 10 Ban trực thuộc, nhằm bảo đảm cho Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ 2022-2027 được thành công, để lại ấn tượng trang nghiêm, tốt đẹp trong lòng đại biểu, người tham dự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Chủ tịch gửi thư chúc Tết Chôl Chnăm Thmây

Giáo hội 11:36 29/03/2024

Ngày 28/3, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN gửi Thư chúc Tết Chôl Chnăm Thmây đến chư chức sắc, chức việc, Ban Quản trị các chùa và đồng bào Phật tử Khmer.

Tấn phong Giáo phẩm là gì

Giáo hội 15:28 19/01/2024

Nhiều Phật tử hỏi chúng tôi về "Tấn phong Giáo phẩm", Tấn phong Giáo phẩm là gì. Bài viết giải thích khái niệm này trích từ Hiến chương Giáo hội PGVN tu chỉnh lần thứ 7.

Tài chính, tài sản của Giáo hội PGVN được quy định như thế nào?

Giáo hội 15:07 14/01/2024

Tài chính, tài sản thuộc Giáo hội PGVN và thành viên Giáo hội là vấn đề được dư luận, xã hội, đại chúng quan tâm. Việc này được quy định rõ trong Chương 12 Hiến chương Giáo hội PGVN (tu chỉnh lần thứ 7) như sau.

Giáo hội yêu cầu chùa Ba Vàng gỡ bỏ tất cả thông tin về "xá-lợi tóc Đức Phật"

Giáo hội 10:45 31/12/2023

Ngày 29/12, trụ trì chùa Ba Vàng đã có báo cáo về "xá lợi tóc Đức Phật" gửi Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí.

Xem thêm