Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/04/2021, 15:44 PM

Đặc sắc những pho tượng cổ ở ngôi chùa trăm năm tuổi

Được xây dựng trên đỉnh Thung Lĩnh xã Bắc Thành, huyện Yên Thành từ hàng trăm năm trước, chùa Thuần Hậu hiện còn lưu giữ một hệ thống tượng cổ đặc sắc, có giá trị về văn hóa, mỹ thuật, lịch sử...

Chùa Chén Kiểu – Ngôi chùa độc đáo của người Khmer ở Sóc Trăng

Theo các tài liệu hiện có, chùa Thuần Hậu được xây dựng từ đầu thời Lê, đến đời Vua Tự Đức chùa được trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn. Trong kháng chiến, chùa từng là nơi đặt trụ sở của chính quyền, là nơi cất giữ vũ khí, làm kho lương thực, điểm trú quân, trạm cứu thương, nơi dạy học... Trải qua bao biến cố thăng trầm, nay chùa đã được người dân địa phượng tôn tạo, trở thành nơi sinh hoạt, tu tập của bà con phật tử trong vùng.

Theo các tài liệu hiện có, chùa Thuần Hậu được xây dựng từ đầu thời Lê, đến đời Vua Tự Đức chùa được trùng tu, tôn tạo với quy mô lớn. Trong kháng chiến, chùa từng là nơi đặt trụ sở của chính quyền, là nơi cất giữ vũ khí, làm kho lương thực, điểm trú quân, trạm cứu thương, nơi dạy học... Trải qua bao biến cố thăng trầm, nay chùa đã được người dân địa phượng tôn tạo, trở thành nơi sinh hoạt, tu tập của bà con phật tử trong vùng.

Tại chùa Thuần Hậu còn lưu giữ được hệ thống tượng cổ đặc sắc bài trí thờ phụng ở cả 3 gian trong chính điện. Trong ảnh: gian thờ bên phải chính điện (từ trong nhìn ra) phía sau là tượng Phổ Hiền Bồ tát, phía trước là tượng cổ.

Tại chùa Thuần Hậu còn lưu giữ được hệ thống tượng cổ đặc sắc bài trí thờ phụng ở cả 3 gian trong chính điện. Trong ảnh: gian thờ bên phải chính điện (từ trong nhìn ra) phía sau là tượng Phổ Hiền Bồ tát, phía trước là tượng cổ.

Độc đáo nhất trong số tượng cổ này là pho tượng Phật đản sinh cao khoảng 1 m, còn nguyên 4 bộ phận chính là bệ tượng, cổ bồng, thân tượng đức Phật và vòng cửu long. Tượng mang vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Độc đáo nhất trong số tượng cổ này là pho tượng Phật đản sinh cao khoảng 1 m, còn nguyên 4 bộ phận chính là bệ tượng, cổ bồng, thân tượng đức Phật và vòng cửu long. Tượng mang vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Mỗi bộ phận của tượng có thể tháo lắp tách rời nhau rất thuận tiện trong việc bao sái và cất giữ. Trong ảnh: Một Phật tử chùa Thuần Hậu đang bao sái tượng Phật đản sinh.

Mỗi bộ phận của tượng có thể tháo lắp tách rời nhau rất thuận tiện trong việc bao sái và cất giữ. Trong ảnh: Một Phật tử chùa Thuần Hậu đang bao sái tượng Phật đản sinh.

Khi đức Phật ra đời có 9 con rồng phun nước thơm để tắm, nên hình ảnh Phật đản thường gắn liền với vòng cửu long bao quanh mang nhiều ý nghĩa. Vòng cửu long tượng Phật đản sinh chùa Thuần Hậu được chạm trổ khá công phu với nhiều hình rồng kết nối với nhau, trong đó có 1 đầu rồng nhô hẳn ra phía trước. Tượng đức Phật đản sinh đứng trên tòa sen, 1 tay chỉ lên trời 1 tay chỉ xuống đất, bên ngoài đã bong tróc thếp vàng, lộ màu đen lấp lánh.

Khi đức Phật ra đời có 9 con rồng phun nước thơm để tắm, nên hình ảnh Phật đản thường gắn liền với vòng cửu long bao quanh mang nhiều ý nghĩa. Vòng cửu long tượng Phật đản sinh chùa Thuần Hậu được chạm trổ khá công phu với nhiều hình rồng kết nối với nhau, trong đó có 1 đầu rồng nhô hẳn ra phía trước. Tượng đức Phật đản sinh đứng trên tòa sen, 1 tay chỉ lên trời 1 tay chỉ xuống đất, bên ngoài đã bong tróc thếp vàng, lộ màu đen lấp lánh.

Phần bệ tượng hình vuông, 4 mặt được chế tác cầu kỳ với nhiều hình rồng và hoa văn truyền thống, được sơn son thếp vàng. Thường ngày, trên bàn thờ ở chính điện, tượng Phật đản sinh không gắn với bệ tượng và vòng cửu long.

Phần bệ tượng hình vuông, 4 mặt được chế tác cầu kỳ với nhiều hình rồng và hoa văn truyền thống, được sơn son thếp vàng. Thường ngày, trên bàn thờ ở chính điện, tượng Phật đản sinh không gắn với bệ tượng và vòng cửu long.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Trưởng ban hộ tự chùa Thuần Hậu cho biết: Những năm chùa bị tháo dỡ, hư hỏng, số tượng cổ chùa Thuần Hậu được người dân địa phương rước về gửi, thờ tại đình Hậu phía trước chùa. Thời gian qua, khi chùa được tôn tạo lại, bà con mới rước tượng cổ về chùa. Do đó, một số tượng cổ đã bị mất mát, hư hỏng. Rất may tượng Phật đản sinh vẫn còn nguyên vẹn.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Trưởng ban hộ tự chùa Thuần Hậu cho biết: Những năm chùa bị tháo dỡ, hư hỏng, số tượng cổ chùa Thuần Hậu được người dân địa phương rước về gửi, thờ tại đình Hậu phía trước chùa. Thời gian qua, khi chùa được tôn tạo lại, bà con mới rước tượng cổ về chùa. Do đó, một số tượng cổ đã bị mất mát, hư hỏng. Rất may tượng Phật đản sinh vẫn còn nguyên vẹn.

Ngoài tượng Phật đản, trong chùa Thuần Hậu còn thờ nhiều pho tượng cổ khác, như tượng Phật, Bồ tát, đại thí chủ... Tượng Phật tọa thiền trên tòa sen ở chùa Thuần Hậu có kích thước tương đối lớn với đặc điểm tòa sen khá đồ sộ và được sơn 3 màu chủ đạo: đỏ, vàng, đen.

Ngoài tượng Phật đản, trong chùa Thuần Hậu còn thờ nhiều pho tượng cổ khác, như tượng Phật, Bồ tát, đại thí chủ... Tượng Phật tọa thiền trên tòa sen ở chùa Thuần Hậu có kích thước tương đối lớn với đặc điểm tòa sen khá đồ sộ và được sơn 3 màu chủ đạo: đỏ, vàng, đen.

Tại chùa Thuần Hậu còn lưu giữ 1 pho tượng cổ được cho là tượng bà Visakha - một nữ đại thí chủ trong thời đức Phật còn tại thế. Chính bà là người từng hết lòng hỗ trợ đức Phật trong quá trình hành đạo. Tương truyền bà sống được 120 tuổi. Đây là pho tượng hiếm có ở Nghệ An.

Tại chùa Thuần Hậu còn lưu giữ 1 pho tượng cổ được cho là tượng bà Visakha - một nữ đại thí chủ trong thời đức Phật còn tại thế. Chính bà là người từng hết lòng hỗ trợ đức Phật trong quá trình hành đạo. Tương truyền bà sống được 120 tuổi. Đây là pho tượng hiếm có ở Nghệ An.

Tất cả các pho tượng cổ ở chùa Thuần Hậu đều được chế tác bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Sau hàng trăm năm vẫn giữ nguyên màu sơn cũ. Một số pho tượng đã bị rạn, nứt, bong tróc nước sơn. Trong ảnh: Tượng phật tử, tượng người tu hành được tạc theo kiểu ngồi thiền với phong thái tĩnh tại, tả thực.

Tất cả các pho tượng cổ ở chùa Thuần Hậu đều được chế tác bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Sau hàng trăm năm vẫn giữ nguyên màu sơn cũ. Một số pho tượng đã bị rạn, nứt, bong tróc nước sơn. Trong ảnh: Tượng phật tử, tượng người tu hành được tạc theo kiểu ngồi thiền với phong thái tĩnh tại, tả thực.

Ngoài ra, tại chùa còn thờ một số giá gương, phù điêu chạm nổi về đức Phật, trong đó tiêu biểu nhất là phù điêu Phật đản sanh đứng trên tòa sen với vòng cửu long cách điệu... Trong quá trình khôi phục, tôn tạo lại chùa Thuần Hậu, bà con Phật tử ở đây luôn có ý thức gìn giữ, bảo vệ, xem các pho tượng cổ là những hiện vật quý giá của chùa.

Ngoài ra, tại chùa còn thờ một số giá gương, phù điêu chạm nổi về đức Phật, trong đó tiêu biểu nhất là phù điêu Phật đản sanh đứng trên tòa sen với vòng cửu long cách điệu... Trong quá trình khôi phục, tôn tạo lại chùa Thuần Hậu, bà con Phật tử ở đây luôn có ý thức gìn giữ, bảo vệ, xem các pho tượng cổ là những hiện vật quý giá của chùa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Độc đáo chùa Khmer miền Tây: Vẻ đẹp ngôi chùa có hàng trăm cây còng cổ thụ

Chùa Việt 10:09 30/10/2024

Nét độc đáo của ngôi chùa Khmer mang tên Prochum Meáp Chhưm không chỉ bởi màu hồng bắt mắt mà còn là 2 hàng còng cổ thụ với hàng trăm cây dẫn từ cổng vào trong khuôn viên chùa. 

Xem thêm