Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Đại diện chính phủ Úc: Mong GS Võ Tòng Xuân an nghỉ nơi Tây phương Cực lạc

Sáng 21/8 đại diện Chính phủ Úc gồm đại diện Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc cũng có đoàn đến viếng giáo sư Võ Tòng Xuân.

Bà Nguyễn Thị Thanh An - trưởng đại diện Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc - cho biết giáo sư Võ Tòng Xuân là cố vấn người Việt Nam đầu tiên của Hội đồng cố vấn chính sách của Úc về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế khoảng 25 năm trước.

Đại diện đoàn của Chính phủ Úc bày tỏ cảm tưởng tại tang lễ giáo sư Võ Tòng Xuân - Ảnh: CHÍ QUỐC

Đại diện đoàn của Chính phủ Úc bày tỏ cảm tưởng tại tang lễ giáo sư Võ Tòng Xuân - Ảnh: CHÍ QUỐC

Bà An xúc động viết: "Xin được bày tỏ lòng thành kính và tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của giáo sư Võ Tòng Xuân - người luôn tâm huyết, phấn đấu không mệt mỏi vì sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam, người luôn khích lệ và là tấm gương sáng cho biết bao thế hệ các nhà hoa học trẻ.

Người đã đặt nền móng cho mối hợp tác bền chặt giữa Úc và Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu nông nghiệp. Xin được chia buồn cùng gia quyến trước nỗi đau thương mất mát to lớn này. Cầu mong bác yên nghỉ nơi Tây phương cực lạc!".

GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học hàng đầu, có nhiều đóng góp cho nông nghiệp trong nước và thế giới, qua đời sáng 19/8 ở tuổi 84.

Những ngày cuối đời, GS Võ Tòng Xuân thường xúc động khi nhắc về học trò, trận chiến chống giặc rầy nâu, trăn trở khi nào nông dân giàu với cây lúa. Ông được mệnh danh là 'tư lệnh' chống giặc rầy nâu, lai tạo giống lúa.

Chuyến nghiên cứu nông nghiệp của GS Võ Tòng Xuân tại làng Ikpe, bang Akwa Ibom, Nigeria, năm 2008. Ảnh: TTXVN

Chuyến nghiên cứu nông nghiệp của GS Võ Tòng Xuân tại làng Ikpe, bang Akwa Ibom, Nigeria, năm 2008. Ảnh: TTXVN

Sức khỏe của ông giảm sút từ cơn nhồi máu cơ tim cách đây gần 2 năm, sau đó bác sĩ phát hiện thêm bệnh ung thư dạ dày. Ông Võ Tòng Anh - con trai GS Võ Tòng Xuân, kể hai tháng trước, dù hơi yếu ông vẫn trò chuyện với báo chí tại nhà riêng, người thân nhiều lần xin cắt ngang, nhắc ông uống thuốc. Những ngày cuối đời bên giường bệnh, ông trăn trở nhiều về đề tài xuyên suốt: Cây lúa và người nông dân; làm sao chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu; nông dân làm giàu từ cây lúa...

"Cha hay kể về các học trò cũ, mắt rưng rưng mỗi khi nhắc lại công cuộc chống 'giặc rầy nâu', cải tạo đất phèn ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười một thời", ông Võ Tòng Anh nhớ lại.

Ở tuổi ngoài 80, GS Võ Tòng Xuân vẫn thích ngồi xe ôm, tắc ráng, đi cầu khỉ đến các vùng sâu xa để khảo sát thực địa.

Đại diện nhiều cơ quan, đơn vị đến viếng và chia buồn cùng gia quyến GS Võ Tòng Xuân trong ngày 20-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Đại diện nhiều cơ quan, đơn vị đến viếng và chia buồn cùng gia quyến GS Võ Tòng Xuân trong ngày 20-8 - Ảnh: CHÍ QUỐC

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân kể thời gian dài cùng với GS Xuân tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình Điều tra cơ bản tổng hợp Đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990). Hai ông sinh cùng năm 1940, đều quê An Giang, nên có nhiều kỷ niệm với nhau, đặc biệt là những chuyến công tác qua các kênh rạch, cánh đồng phèn nặng ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và rừng U Minh...

Chính những chuyến thực địa vượt qua nhiều cầu khỉ cheo leo đã giúp GS Xuân thành công trong cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng. Vùng Bắc Long An và Hồng Ngự (Đồng Tháp) một thời nhiễm phèn nặng được ông hướng dẫn xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt thau chua, rửa mặn. Vôi bột sau đó được rải để trung hòa axit trong đất, cải thiện tình trạng pH và tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.

GS.TS Võ Tòng Xuân sinh ngày 6/9/1940 tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang. Năm 1966, ông tốt nghiệp cử nhân hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI, Philippines).

Năm 1971, đang công tác ở Viện IRRI, ông quyết định về nước, làm việc tại Viện Đại học Cần Thơ. Bốn năm sau ông lấy bằng "bác sĩ nông học" (tương đương tiến sĩ) ở Nhật Bản. Ông còn là tác giả nhiều công trình nghiên cứu giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế; "cha đẻ" nhiều giống lúa ngon ở Đồng bằng sông Cửu Long.

GS.TS Võ Tòng Xuân, năm 2023. Ảnh: Văn Lưu

GS.TS Võ Tòng Xuân, năm 2023. Ảnh: Văn Lưu

Trong cuộc cách mạng nông nghiệp, GS Xuân đóng vai trò quan trọng trong phổ biến giống IR36 trên các vùng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công ở Đồng bằng sông Cửu Long, hợp tác với nông dân áp dụng các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến.

Ông còn dành nhiều tâm huyết cho ngành giáo dục, cố gắng tìm những giải pháp nâng cao dân trí. Ngoài Hiệu trưởng và Hiệu trưởng danh dự Đại học Nam Cần Thơ, ông từng làm Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang. GS được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1985, Nhà giáo nhân dân năm 1999, đại biểu Quốc hội khóa II, III, IV.

Trong sự nghiệp của mình, GS Xuân nhận nhiều giải thưởng, huân chương cao quý. Mới đây nhất, cuối năm 2023 ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải VinFuture với công trình Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh.

Tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, số 30A, đường Mậu Thân, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều. Lễ viếng từ 19h ngày 19/8, lễ truy điệu lúc 7h30 ngày 22/8, sau đó linh cữu an táng tại quê nhà thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch tưởng niệm Tổ sư khai sơn tổ đình Bửu Phong

Tin tức 17:07 18/09/2024

Tông phong pháp phái đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn và hiệp kỵ chư vị tiền bối hữu công tổ đình Bửu Phong (Biên Hòa, Đồng Nai), hôm 14/9 (12/8 năm Giáp Thìn).

TP.HCM: Tổ chức Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện và thành phố năm 2024

Tin tức 13:00 18/09/2024

Để khích lệ tinh thần học tập giáo lý, nâng cao trình độ kiến thức Phật pháp của hàng Phật tử tại gia, đặc biệt quan tâm khuyến khích giới trẻ hướng về Phật pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử kết hợp Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi giáo lý Phật tử toàn Thành phố.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Tin tức 15:39 17/09/2024

Cụ Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời rạng sáng 17/9, hưởng thọ 96 tuổi.

Câu lạc bộ Phật tử Quán Sứ ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bão lũ tỉnh Lào Cai

Tin tức 16:06 16/09/2024

Mới đây, Đại đức Thích Chân Định, Phó Thường trực Phân ban Dân tộc T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Bảo Thắng (Lào Cai), trụ trì chùa Thiên Trúc tổ chức trao quà từ thiện của Ban Trị sự GHPGVN H.Bảo Thắng.

Xem thêm