Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Cuộc trò chuyện với Phatgiao.org.vn của Đạt khi bạn đang ở Tuyển Phật trường - Đại giới đàn Nhựt Huệ (Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinh tổ chức từ ngày 6 đến 8/11).
Học Phật, thay đổi tích cực
* Đạt ơi, bạn có thể chia sẻ nhân duyên biết đến Phật, học Phật của mình?
- Phạm Trọng Đạt: Kính chào chư tôn đức và quý Phật tử! Năm 2019, sau khi thi tốt nghiệp THPT con có cơ duyên về tham dự khóa tu mùa hè dành cho thanh niến niên, học sinh tại chùa Thiên Châu (Văn phòng BTS Phật giáo tỉnh Long An), con nhận thức được sự cảm mến đối với Phật pháp ngay từ những ngày đầu tham dự khóa tu.
Sau khi kết thúc khóa tu, con vẫn tiếp tục duy trì phụng sự tại đạo tràng chùa Thiên Châu và được Quy y Tam bảo chính thức trở thành người con Phật nhân dịp rằm hạ Ngươn (rằm tháng 10 năm Kỷ Hợi) dưới sự chứng minh của Hòa thượng Ân sư thượng Minh hạ Thiện.
* Trong các lời Phật dạy dành cho chúng cư sĩ, bạn tâm đắc và ứng dụng giáo lý nào vào công việc, cuộc sống của mình?
- Đối với con, bài học căn bản mà con luôn tâm niệm và dùng đó là kim chỉ nam trong cuộc sống, công việc của mình đó chính là Bát Chánh đạo (Tám con đường chân chính). Đây là con đường thánh gồm tám chi: Chánh kiến: Nhận thức đúng đắn về thế giới, Chánh tư duy: Tư duy đúng đắn về thế giới, Chánh ngữ: Lời nói đúng đắn, Chánh nghiệp: Hành động đúng đắn, Chánh mạng: Nghề nghiệp đúng đắn, Chánh tinh tấn: Tinh tấn đúng đắn, Chánh niệm: Niệm đúng đắn, Chánh định: Định đúng đắn.
Bát Chánh đạo là một trong những giáo lý cơ bản sơ cơ của Phật học nhưng lại là nền móng vững chắc để xây dựng đời sống tốt đẹp của một người Phật tử cũng như là định hướng phát triển hay xử lý các vấn đề thường gặp trong đời sống và công việc.
Con thấy giáo lý Bát Chánh đạo luôn phù hợp với mọi sự việc trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, nếu áp dụng một cách cặn kẽ sẽ hạn chế khổ đau, sân hận.
Nương thuyền Bát-nhã vượt nỗi đau lớn
* Thật hay quá! Học Phật đã thay đổi Đạt ra sao?
- Học Phật đã giúp con nhận ra được bản chất vô thường của các pháp hiện hữu. Như gần đây con phải trải qua biến cố lớn trong đời đó chính là sự ra đi của Ông và Bà ngoại trong chỉ hơn một tháng. Nếu trước đây, chắc có lẽ con sẽ không thể vượt qua được cú sốc này bởi vì ông bà chính là người nuôi nấng, chăm sóc con từ lúc vừa lọt lòng khi cha mẹ phải đi làm ăn xa. Nhưng khi học Phật, con hiểu rõ sâu sắc về bản chất chất vô thường của các pháp nên đã không còn cố chấp vào việc đó mà vượt qua sự mất mát to lớn đó cũng nhẹ nhàng hơn.
Con còn dùng sự học đó để chia sẻ với gia đình - giúp cho mẹ con cũng dễ dàng chấp nhận sự ra đi của hai bậc sinh thành trong một thời gian ngắn. Hơn thế nữa mẹ chúng con sau khi thấu hiểu sự chia sẻ của con mà siêng năng đi chùa công phu và công quả hơn.
* Thật lòng chia sẻ với Đạt và gia đình. Theo bạn, người Phật tử trẻ cần tìm hiểu Phật giáo như thế nào để hiểu đúng, tu đúng, có lợi lạc cho tự thân, từ đó mang lợi lạc cho người thân gần, cho cuộc sống này?
- Dạo gần đây, giáo lý của Đức Phật cũng được lan tỏa một cách mạnh mẽ, mọi giới có thể tiếp cận Phật pháp một cách dễ dàng trên các phương tiện truyền thông. Đó là mặt tích cực của thời đại bùng nổ truyền thông, thông tin.
Nhưng con nghĩ, mỗi người phải có định hướng tìm hiểu và học hỏi Phật pháp một cách đúng đắn như là tìm hiểu qua các kênh chính thống, các vị giảng sư được Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN cho phép thuyết giảng.
Thêm nữa, học hỏi một cách cặn kẽ bằng cách nghe thuyết giảng một cách chăm chú toàn bộ bài giảng, tuyệt đối không nghe và xem các đoạn cắt ghép vì một mảnh bánh nhỏ vẫn là bánh nhưng một nửa sự thật chưa chắc là sự thật!
Mỗi người Phật tử trẻ phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đừng để bị cuốn theo các âm mưu chống phá đạo pháp trong giai đoạn hiện tại. Đó chính là trách nhiệm cũng như con đường đưa đến sự hiểu đúng, tu đúng và có lợi lạc cho bản thân một người Phật tử trẻ.
Bình thản trước được mất
* Những lúc khó khăn, gặp điều bất như ý, Đạt có chông chênh? Những lúc như vậy, chiếc phao Phật giáo giúp Đạt như thế nào?
- Khi gặp những điều bất như ý hay khó khăn, con đã không còn nóng nảy, bực bội hay buồn bã như lúc trước khi chưa quay về nương tựa Phật pháp. Bây giờ con luôn nhớ đến lời Phật, bình thản trước mọi nghịch cảnh. Do đó, thân tâm con luôn được bình an trước mọi chướng duyên trong cuộc sống.
Thiện sự xin nguyện làm
* Được gần gũi, đảnh lễ các vị tôn đức lớn, bậc thạch trụ tòng lâm là duyên lành củng cố thêm tín tâm cho người học Phật?
- Đây là một trong những phước duyên lớn trong cuộc đời học Phật của con. Thật sự khi được gần các Ôn, con cảm nhận được một luồng năng lượng lớn, một từ trường mạnh mẽ - giúp con càng ngày càng thêm vững vàng tín tâm đối với Phật Pháp Tăng (Tam bảo). Nhờ đó thôi thúc con ngày càng phải nỗ lực tu để đền đáp ơn dạy dỗ của các Bậc Tôn sư.
* Sắp tới, Đạt có thiện sự gì hay làm Phật sự nào quan trọng không?
- Chúng con hiện tại đang được sự chỉ dạy của Sư ông thượng Minh hạ Thông (Phó thư ký HĐCM GHPGVN, Viện chủ Luật viện Huệ Nghiêm) - một bậc mô phạm Tùng lâm và là một vị Luật sư cả đời tận tụy cho nền giáo dục giới luật miền Nam Việt Nam. Sư ông đã có hơn 200 bài giảng về giới luật xuyên suốt trong mấy mươi năm qua. Do đó, chúng con phát nguyện sưu tầm, tổng hợp và chuyển đổi thành file âm thanh để sao chép vào các thẻ nhớ một cách có hệ thống, tuần tự theo các chủ đề - giúp cho chư tôn đức Tăng Ni dễ dàng tiếp cận bài dạy của Sư ông - nhờ đó các vị có đủ hành trang để trang bị một tấm “Giáp” chắc chắn, bảo vệ bản thể thanh tịnh của một vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.
Chúng con hiện tại đã cúng dường trên 1.000 thẻ và máy nghe. Gần đây nhất, hơn 300 máy và thẻ đã được cúng đến các vị Giới tử tại Đại giới đàn Nhựt Huệ (Trà Vinh).
Dự định chúng con sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng của thiện sự này hơn.
* Lành thay, lành thay! Chúc Đạt luôn tinh tấn, an lạc trong giáo pháp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"
Phỏng vấn 12:01 23/10/2024Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.
“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”
Phỏng vấn 12:25 22/10/2024Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.
Xem thêm