Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/03/2015, 13:47 PM

Đến Huế thăm Tổ đình Tường Vân

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đứng vững trước muôn vàn phong hóa trần ai, quy mô chùa Tường Vân hôm nay là kết quả của lòng tin và sự ngưỡng vọng đối với tính Chân- Thiện qua lời dạy của đức Phật, cũng như truyền thừa đạo hạnh các bậc chân tu dành cho ngôi Đại cổ tự.

Những ngày đầu Xuân, chúng tôi thuận duyên tham dự Đại lễ khánh thành tu tạo Tổ đình Tường Vân tại thành phố Huế. Giữa chốn Kinh kỳ, ngôi Đại cổ tự trầm mặc cùng khói hương, trải lòng yêu thương đón hàng ngàn lượt khách hành hương về dự lễ.

Lâu mới có dịp về thăm lại cố đô, tôi khó bề diễn tả hết cảm xúc trong những giây phút nghiêm tịnh, thiêng liêng:



Khói trầm quyện tỏa ngát hương
Rạng rỡ, tươi thắm hồng hường thanh tao
Từng không thanh tịnh thẳm cao
Người người hoan hỉ Tường Vân về cùng…

Quang lâm tham dự Đại lễ có đại điện Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức tăng, ni cùng đông đảo thiện hữu trên mọi miền tổ quốc.





Chư Tôn Giáo phẩm HĐCM, HĐTS

TT. Thích Huệ Phước
 
Sau khi TT. Thích Huệ Phước UV HĐTS, Phó Trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên đọc thông bạch, giới thiệu các đại biểu tham dự, Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng Ban Giáo dục tăng, ni T.Ư GHPGVN đọc diễn từ Lễ Khánh thành.



Hết thảy hội chúng trang nghiêm lắng nghe Hòa thượng Thích Chơn Thiện tuyên đọc diễn từ Lễ Khánh thành

Trong diễn từ Lễ Khánh thành, Hòa thượng Thích Chơn Thiện nhấn mạnh: “Trên 160 năm hiện hữu giữa lòng cố đô, ngôi Tổ đình Tường Vân đã chuyển mình theo năm tháng qua 5 kỳ trùng tu, đáp ứng nhu cầu tu học và sinh hoạt phật sự của tăng tín đồ trong môn phái, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, xây dựng đời sống đạo đức hiền thiện trong xã hội, thể hiện tinh thần hộ quốc, an dân và truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.
 
Nhờ sự giúp đỡ của Giáo hội và chính quyền, sự phát tâm ủng hộ kinh phí của cư sĩ Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, lễ đặt đá đại trùng tu được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 năm Quý Tỵ (31/5/2913), nhân dịp này, đại hồng chung cũng được chú tạo thể theo tâm nguyện của cố phật tử Giáo sư Nguyễn Thiện Thành (thân phụ của ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Trong gần 2 năm thực hiện trùng tu cơ sở, đã có thêm nhiều quý nhân cúng dường 21 pho tượng Phật, Bồ tát, Hộ pháp, Tổ sư bằng gỗ (sẽ được thếp vàng trong mùa hè đến mới đảm bảo chất lượng), thập bát La hán bằng đá; hoành phi câu đối, cây cảnh được tôn trí trang nghiêm đẹp đẽ… tổng kinh phí gần 40 tỷ đổng. Thành tự công đức trùng tu này thật lớn lao, thật chan chứa đạo tình!
 
Từ đây ngôi phạm vũ chốn Tổ huy hoàng để phổ độ chúng sanh, có đủ điều kiện tổ chức tu học Phật pháp tốt hơn, là nơi trao đổi văn hóa và tìm hiểu giáo lý Phật đà, là ngôi nhà chung cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo tìm về suối nguồn an vui, hạnh phúc trong ánh hào quang từ bi và trí tuệ của đạo Phật.
 
Chúng tôi xin kính lễ cảm niệm thâm ân của chư Tôn thiền đức, xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất đối với các cấp chính quyền. Nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của quý vị mà công tác trùng tu được tiến hành thuận lợi và mau chóng. Xin niệm ân tất cả các trợ duyên quý báu trong suốt thời gian trùng tu và đại lễ khánh thành hôm nay. Kính chúc quý vị luôn an lạc trong chánh pháp và thành tựu mọi sở nguyện tốt đạo đẹp đời.
 
Trong giây phút nghiêm tịnh thiêng liêng này, khói trầm quyện tỏa, hoa hương ngạt ngào, xin thành tâm cầu Phật gia hộ Đại lễ Khánh thành Tổ đình Tường Vân thành tựu viên mãn. Kính nguyện Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển, thiền môn hung thịnh, hải chúng an hòa, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, phật sự viên  thành".





 Nghi lễ Cắt băng khánh thành

Tổ đình Tường Vân nguyên là một thảo am do Thiền sư Huệ Cảnh dựng vào năm 1850, nằm về phía Tây thành phố Huế, tọa lạc trên quả đồi làng Dương Xuân, (nay thuộc tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế), được Đại sư Linh Cơ trùng tu năm 1891, Đại sư Phước Chỉ trùng tu năm 1904. Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết đại trùng tu năm 1972 và HT.Thích Minh Châu trùng tu năm 1992.


Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đứng vững trước muôn vàn phong hóa trần ai, quy mô chùa Tường Vân hôm nay là kết quả của lòng tin và sự ngưỡng vọng đối với tính Chân- Thiện qua lời dạy của đức Phật, cũng như truyền thừa đạo hạnh các bậc chân tu dành cho ngôi Đại cổ tự. 

Những hình ảnh Đại lễ khánh thành Tổ đình Tường Vân ngày 22 tháng Giêng năm Ất Mùi (Nhằm ngày 12/3/2015), tại đường Trần Thái Tông, thành phố Huế:



HT. Thích Chơn Hương, HT. Thích Chơn Trí đảnh lễ cung thỉnh chư Tôn giáo phẩm













Cung nghinh chư tôn thiền đức tăng, ni quang lâm Đại lễ

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế tham quan Đại hùng bảo điện

Trang nghiêm, thanh tịnh chốn thiền môn để làm lễ phóng sinh nơi Tường Vân Cổ tự…

Hải Thanh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm