Chủ nhật, 01/09/2024, 16:52 PM

Đi bộ đường trường cũng là một cách để thiền

Sau nhiều tháng đi bộ đường trường, Robert Moor cảm thấy những thay đổi tế vi trong tinh thần của bản thân giống như đang thực hành thiền.

Các nhà tiên tri đại kết thường nói có rất nhiều con đường dẫn lên núi. Chỉ cần nó giúp một người xoay xở được giữa thế gian này và hướng thiện, thì về bản chất, con đường đã có giá trị. Rất hiếm khi ta gặp một nhà lãnh đạo giảng rằng chẳng có con đường nào dẫn đến giác ngộ. Một vài Thiền sư từng dạy gần như thế, nhưng cả Dogen vĩ đại cũng khẳng định rằng thiền định “là con đường chân chính để giác ngộ trong Phật giáo”.

Robert Moor chụp ảnh tại đường mòn Appalachian. Ảnh: Robert Moor.

Robert Moor chụp ảnh tại đường mòn Appalachian. Ảnh: Robert Moor.

Về phương diện này, triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti nổi bật hơn cả. “Chân lý không có đường”, ngài viết. “Quyền uy xui khiến người khác, ở bất cứ hình thức nào, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng và nhận thức, là thứ hủy diệt và xấu xa hơn hết thảy”.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi đường lối “không có con đường” của ông thu hút ít môn đồ hơn những hướng dẫn của Muhammad hay Khổng Tử, vốn tỉ mỉ và khiến người khác an tâm. Lạc lối giữa những trập trùng của cuộc đời, nhiều người sẽ chọn sự giới hạn của một đường mòn thay vì cái tự do chóng mặt của chốn hoang sơ không dấu tích.

Nếu coi là tôi có theo đạo hay một con đường tâm linh nào đó, thì đường mòn chính là đạo của tôi. Tôi xem việc đi bộ đường trường như một hình thức thiền hành mộc mạc, tinh giản, đặc trưng ở Mỹ.

Giá trị chủ yếu mà cấu trúc giới hạn của đường mòn đem lại là nó giải phóng tâm trí để tự do theo đuổi nhiều chiêm nghiệm hơn. Mục tiêu khiến tôi vội theo đạo đường mòn là để di chuyển nhịp nhàng, để sống giản đơn, để lĩnh hội trí tuệ từ tự nhiên hoang dã và để bình thản quan sát dòng chảy liên tục của các hiện tượng. Khỏi cần phải nói, tôi gần như thất bại.

Mãi gần đây, khi nhìn lại những trang nhật ký của mình, tôi mới thấy thay vì dành nhiều ngày trong trạng thái tĩnh tâm quan sát, hầu hết thời gian tôi lại đi phàn nàn, mơ tưởng, lo lắng về cung ứng và mơ về đồ ăn. Tôi chẳng được khai sáng gì cả. Nhưng nhìn chung tôi hạnh phúc và khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

Sau vài tháng đầu tiên, tốc độ của tôi dần tăng lên, từ mười dặm một ngày lên mười lăm rồi tới hai mươi dặm. Tôi tiếp tục tăng tốc khi đến những dãy tương đối thấp tại Maryland, Pennsylvania, New Jersey, New York, Connecticut và Masachusetts. Đến lúc vào địa phận Vermont, tôi đã có thể vượt ba mươi dặm một ngày. Sải chân tôi dài ra. Những chỗ phồng rộp cứng lại thành vết chai sần. Toàn bộ mỡ thừa, một chút cơ bắp đã được chuyển hóa thành năng lượng.

Tâm trí tôi cũng thay đổi, một cách tế vi. Một người đi bộ lão làng huyền thoại tên Nimblewill Nomad từng bảo tôi rằng, 80% những đôi chân từng bỏ cuộc giũa Đường mòn Appalachian đã từ bỏ với lý do tinh thần, không phải thể chất. “Họ không thể chịu nổi cái thử thách hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải ở ngoài kia, giữa thinh lặng”, ông nói.

Có những ngày sau hàng dặm trường, tôi trượt vào trạng thái tinh thần sáng suốt, bình tâm, không tạp niệm. Như các thiền sư vẫn nói: “Tôi chỉ cần thiền hành mà thôi”.

Đường mòn muôn nẻo - Robert Moor/NXB Phụ Nữ Việt Nam & Huy Hoàng Bookstore

Cuốn sách là câu chuyện khám phá của nhà báo Robert Moor đi tìm sự thật về quá trình hình thành mạng lưới các đường mòn tại nhiều nơi trên thế giới. Thông qua đó, tác giả truyền đến thông điệp về cách con người tác động tới môi trường xung quanh và ngược lại, các con đường đã tham gia kiến tạo văn hóa xứ sở như nào.

images

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Xem thêm