Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành tiệm tu từ từ.

10) Nếu nói Như lai thuyết pháp là phỉ báng Như lai

Này Tu-bồ-đề! Ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế nào? Như Lai có thuyết pháp (năng thuyết) và có pháp để thuyết (sở thuyết)? Thật ra, nơi đây không có năng thuyết và sở thuyết gì cả. Ai nói Đức Phật thuyết pháp là người đó phỉ báng Phật.

Bấy giờ ngài Tuệ Mãn Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: “Người có trí tuệ mới hỏi câu: Chúng sanh đời sau có tin câu nói rằng ai nói Như Lai thuyết pháp là người đó phỉ báng Như Lai?

Nếu không bình tĩnh và không hiểu ý nghĩa của tư tưởng Đại thừa thâm sâu thì chúng ta sẽ không hiểu ý nghĩa của pháp ngữ số mười này. Tại sao Phật tuyên bố: nếu cho rằng Đức Phật có thuyết pháp tức là phỉ báng Phật. Lời của Đức Phật nói mạnh mẽ như nhát búa như vậy, nhưng thật ra bên trong là cả một tấm lòng tha thiết của Đức Phật muốn chúng ta đừng chấp thủ bất cứ pháp nào cho là thật. Thật ra, chẳng như Đức Phật mà ngay cả đệ tử của ngài là trưởng giả Tu Bồ Đề cũng phủ nhận là ngài Tu Bồ Đề cũng chưa từng giảng chữ nào qua câu chuyện như sau:

10a: Tôn giả Tu Bồ Đề chưa từng giảng pháp

Một hôm, Tôn giả Tu Bồ Đề đang nhập định trong động núi và an trú ở cảnh giới vi diệu của Không tam muội thì cảm ứng rúng động đến cảnh giới chư thiên. Họ bèn cùng nhau xuất hiện giữa hư không, dâng từng đóa hoa trời xuống trước mặt tôn giả và chắp tay ca ngợi rằng:

- Thưa tôn giả Tu Bồ Đề! Làm người ở thế gian, dù có danh vị cao xa, của cải châu báu thật nhiều cũng không có gì đáng tôn quí. Dù có là quốc vương hay phú hộ thì rốt cuộc họ cũng chỉ là tù nhân của phiền não và dục vọng mà thôi. Thưa tôn giả! Điều tôn quí chân thật ở thế gian chính là sự tu hành cao cả mà tôn giả đang thể hiện. Chính uy đức cao sâu của tôn giả tỏa chiếu trong lúc tôn giả đạt đến cảnh giới Không tam muội đã làm cảm kích cả thiên cung chúng tôi. Tu Bồ Đề của loài người xứng đáng hưởng thọ sự cúng dường của cõi trời. Người khéo nói Bát Nhã, tự tại vân du trong cõi trời xanh muôn dặm của Không tam muội, vượt thoát tất cả những phàm tình của nhân gian; dù là mây đen phiền não hay mây trắng bồ đề cũng không che phủ được người. Người đã hoàn toàn chặt đứt sợi dây sắt của dục tình, bẻ gãy ống khóa vàng của pháp chấp. Thưa đại đức Tu Bồ Đề tôn quí! Xin người hãy tiếp nhận hoa trời của chúng tôi cúng dường. Chúng tôi xin đảnh lễ người để tỏ lòng kính ngưỡng.

Lời ca ngợi của chư thiên và hoa trời tung rơi đã làm cho tôn giả xuất định. Tôn giả nhìn họ hỏi:

- Quí vị là ai? Sao lại đến đây rải hoa và Vị đứng đầu thiên chúng đáp: - Thưa tôn giả! Tôi là trời Đế Thích, còn tất cả đây đều là thiên chúng.

- Vì sao quí ngài lại ân cần ca ngợi tôi như vậy? - Vi chúng tôi kính ngưỡng tôn giả đã an trú trong Không tam muội và đã khéo nói Bát Nhã Ba La Mật.

- Đối với Bát Nhã, tôi chưa hề nói được một chữ thì hà tất quí ngài phải ca ngợi.

 - Tôn giả đã không nói thì chúng tôi cũng không nghe. Không nói không nghe, đó là chân bát nhã.

Chúng ta thấy trình độ của Tôn giả Tu Bồ Đề và cả các vị chư thiên đều ngộ lý Bát Nhã, không có chấp tướng, cho nên ai cũng phủ nhận không có người nói và không có cả người nghe thì việc nói pháp làm sao có. Vì lý do đó, nếu ai nói Như Lai có thuyết pháp tức là người đó đã phỉ báng Như lai.

Dưới cội bồ đề, khi sao mai vừa sáng, Đức Như Lai giác ngộ và thấy rằng tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai không khác. Tất cả đều là Như Lai cả. Đó là chỗ thấy biết của ngài.

Dưới cội bồ đề, khi sao mai vừa sáng, Đức Như Lai giác ngộ và thấy rằng tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai không khác. Tất cả đều là Như Lai cả. Đó là chỗ thấy biết của ngài.

Tư tưởng Thiền học trong Kinh Kim Cang

10b. Chân Đế & Tục Đế

Dưới cội bồ đề, khi sao mai vừa sáng, Đức Như Lai giác ngộ và thấy rằng tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai không khác. Tất cả đều là Như Lai cả. Đó là chỗ thấy biết của ngài. Nếu bây giờ ngài lại thấy chúng sanh chưa bằng mình nên bây giờ Phật phải nói pháp cho chúng sanh nghe. Như vậy đâu có phải là thấy tất cả chúng sanh đều đầy đủ trí tuệ đức tướng Như Lai mà thấy có hai bên đối đãi là Như Lai cao và chúng sanh thấp. Nếu đã có phân biệt khác nhau giữa Phật và chúng sanh thì như vậy Như Lai chưa phải là Như Lai.

Cho nên nếu ai tuyên bố Như Lai có thuyết pháp và có chúng sanh nghe pháp thì như vậy gọi là phỉ báng Như Lai, là chưa hiểu được nghĩa rốt ráo của kinh Kim Cang. Chúng ta phải biết thân Phật đang nói pháp chỉ là hóa thân hoá hiện của phương tiện hóa thành dụ; còn chúng sinh đang ngồi nghe cũng chỉ là nghiệp báo giả hiện và âm thanh thuyết pháp chỉ là sự rung động của làn âm ba không khí, chứ không nắm bắt được. Đức Phật đánh mạnh để chúng ta đừng nắm chặt một pháp nào vì pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp. Thân Như Lai còn giả huyễn huống chi những thân ô trược của chúng ta và pháp thoại từ miệng của Phật cũng chỉ là những âm thanh gió động, cũng là huyễn giả.

Giáo lý của Đức Phật chia làm ba:

1) Không Như Lai tạng là chân đế, toàn chân, tuyệt đối chỉ nói về Như Lai tánh, chứ không có những chuyện giả tạm của tục đế, nên không có Đức Phật thuyết pháp và chúng sanh nghe pháp.

2) Bất không Như Lai tạng là tục đế, tức nói về những sự tùy duyên giả hiện, toàn vọng. Khi Đức Phật thành Phật, ngài thấy tất cả chúng sanh có tánh Phật nhưng họ mê mờ ngu dại lang thang sáu nẻo làm những điều sai lầm, nên ngài mới nói pháp để chúng sanh thức tỉnh mà trở về, đó là tục đế.

3) Không bất không Như Lai tạng: là trung đế, toàn vọng tức chân, rời vọng không tìm thấy chơn.

Tinh thần kinh Kim Cang là nói về chân đế tức tuyệt đối Như Lai tạng, nên không có Đức Phật thuyết pháp và chúng sanh nghe pháp.

Bấy giờ ngài Tuệ Mãn Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: người có trí tuệ mới hỏi câu: “Chúng sanh đời sau có tin câu nói rằng nếu ai nói rằng Như Lai thuyết pháp là người đó phỉ báng Như Lai?” Ở đây ngài Tu Bồ Đề hỏi chúng sanh sau này có hiểu và có tin câu tuyên bố này không? Chúng sanh là thân giả tạm và trong thân giả tạm đó có tánh biết thấy, biết nghe, biết nói, biết phải trái mọi chuyện, tức nơi thân này có tánh Kim Cang Bát Nhã. Như vậy, chúng sanh không phải là chúng sanh xuông, cái hoa không phải là cái hoa xuông, con thỏ không phải là con thỏ xuông, bởi lẽ chúng sanh có tánh Phật. Tuy hiện tại chúng sanh có tánh Phật nhưng nó vẫn hiện ra thân bằng đất nước gió lửa và vẫn bị ngũ trược, năm lớp vô minh che phủ. Vì thế, nên Như Lai nói nó chẳng phải là chúng sanh đâu nhưng hiện tại vẫn có cái tên là chúng sanh. Như vậy, chúng sanh chẳng phải là chúng sanh bởi vì nó có tánh Phật, có tánh Kim Cang Bát Nhã. Chúng sanh chưa phải là Phật và hiện tại vẫn gọi là chúng sanh bởi vì nó đang hiện ra thân làm bằng bốn đại và vẫn bị ngũ trược ngăn che Ví cớ sao nếu có người nói Như Lai có nói pháp tức là hủy báng Như Lai? Đức Phật tùy cơ duyên mà giáo hóa chứ không phải ngài có sẵn giáo pháp, rồi ngài đến bắt chúng ta học. Ngài đến thế giới này theo chỗ mê muội của chúng ta mà khai mở, tùy căn cơ mỗi người mỗi khác. Có người hiểu thế này, có người trình độ thế kia và ngài đều có lời giảng giải khế cơ, khế lý, chứ không phải khư khư một pháp, cho rằng Ta có một pháp này, Ta đến xứ này và Ta bắt chúng sanh phải học thế. Không phải vậy, ngài đến thế giới ta bà để giáo hóa chúng sanh tức là tùy sự si mê của chúng sanh mà ngài khai mở cho mình, chứ không phải ngài đến có sẵn một bài pháp rồi bắt chúng ta học. Không có một pháp cố định mà ngài để lại cho chúng ta. Tùy theo trình độ mê lầm của chúng ta mà ngài giáo hóa hướng dẫn. Tại làm sao lại nói ai cho rằng Như Lai có thuyết Pháp là người đó hủy báng Như Lai? Hủy báng nghĩa là không hiểu ý của Như Lai. Nếu chúng ta hiểu được Đức Phật là pháp thân ở khắp pháp giới, Ngài là bậc thánh có trí tuệ tuyệt đối, Ngài tùy duyên mà hóa thân vi trần tướng hải để nói pháp. Chúng ta không biết sự giả hiện tùy duyên mà cho là sự thật, do chỗ không hiểu thành ra cứ khăng khắng chấp rằng có Đức Phật thuyết pháp trong 49 năm. Nếu ai nói như thế, người đó là người hủy báng Như Lai.

Đức Phật tùy căn cơ mà giảng dạy chứ không có một pháp cố định. Sau này chư tổ đặt tên cố định ví dụ như pháp Kim Cang Bát Nhã, Lăng Nghiêm, rồi Tứ Niệm Xứ… Nếu chúng ta hiểu không có pháp cố định, tin quyết định như vậy thì chúng ta không nên cố chấp, tùy căn cơ, khả năng mỗi người mà học. Bây giờ trên thế gian này có người, có pháp. Chúng ta học là để buông tính chất phàm phu để trở về tánh chân không, chứ thật ra bản thể tánh chân như thì không có gì cả. Xét khả năng mình ở trình độ nào thì theo đó mà học, đừng cố chấp, không nên cố chấp vào lời của kinh và của Phật.

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành tiệm tu từ từ.

Pháp ngữ trong Kim Cang là thiền viên đốn trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật chứ không dùng phương tiện của hóa thành tiệm tu từ từ.

Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông

10c. Trí Tuệ như Đức Phật

Nếu chúng ta bắt chước có cái nhìn và hiểu giống như Đức Phật thì chúng ta cũng sẽ có trí tuệ như Đức Phật vì ca dao Việt Nam có câu: “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Với trí tuệ dẫn đầu, chúng ta nhìn đúng với chiều hướng Đức Phật nhìn, thế là chúng ta sẽ tỉnh giác hơn người khác. Phàm phu khi nghe nói nặng thì chịu không nổi, nên nổi giận đấu khẩu và đấu tay chân. Còn chúng ta nếu giác tỉnh biết lời nói âm thanh là hư giả nên không bị xoay chuyển và bình tĩnh thấy đúng lẽ thật. Đó là sống bằng trí tuệ. Chúng ta buông xả các cố chấp, không khư khư chấp người này trái, buông dần dần những vô minh khư khư cố chấp của mình. Nếu chúng ta thấy không đúng lẽ thật, cố gắng nhẫn nhịn rồi khổ tâm, cố đè nén nhưng chỉ đến một lúc nào thôi thì sẽ bùng nỗ. Thấy không đúng lẽ thật, nghĩa là thấy chúng sanh là chúng sanh, thấy cô A là cô A, cô B là cô B. Thấy như vậy là thấy lầm, thấy sai. Vì thấy như vậy, nên cho là có lời nói nặng, có sự cố gắng nhẫn nhịn, rốt cuộc càng khổ tâm, vì chỉ nhẫn được một thời gian thôi. Khi hết sức chịu nổi thì cơn giận của chúng ta sẽ nổ tung ra bởi vì tầm nhìn của chúng ta là phàm phu. Vì chúng ta cho có lời nói thật, có sự khen vui thật, nên khi bị chê thì giận; khi được khen thì vui, nhưng vui chỉ một thời gian ngắn rồi buồn. Nhẫn chỉ một thời gian ngắn rồi lại nỗ tung ra la hét chưỡi rũa vì quá sức chịu đựng. Thế cho nên phải cải đổi tính tình phàm phu của chúng ta, nên quan sát con người là đất, nước, gió, lửa duyên hợp; nên quán âm thanh tiếng nói là sự rung động của làn sóng không khí. Thế thì tự nhiên chúng ta sẽ không giận khi họ nói xấu mình. Do vậy, chúng ta sẽ có sức nhẫn chịu lâu dài, đều là nhờ tu tập có tầm nhìn của trí tuệ, có tầm nhìn của Kim Cang Bát Nhã thì đời sống của chúng ta sẽ nhẹ nhàng, thanh thản. Như vậy là chúng ta đang học theo trí tuệ của Phật.

10d. Đức Phật Chưa Từng Nói Một Lời

Tại sao lại nói là Đức Phật chưa từng giảng pháp? Đức Phật chưa từng nói bởi vì âm thanh là hư vọng. Ngài mượn tạm âm thanh hư vọng để nói chuyện với những người còn sống trong vòng hư vọng mê mờ, chứ thật ra âm thanh là cái không hề có. Đệ tử thắc mắc rằng trong bốn mươi chín năm, Đức Phật có thuyết pháp rõ ràng ở nhiều nơi? Thật ra, thân cũng giả hiện và âm thanh cũng chỉ là những làn sóng âm ba chạm vào màng nhĩ, thần kinh màng nhĩ nương vào nghiệp người mà phân biệt, chứ không có một âm thanh thật để cầm nắm được. Lời nói âm ba chỉ là phương tiện để độ cho những người còn ở trong vòng mê. Đức Phật trong đoạn trước đã dạy rằng nếu còn nhận rằng ta là Phật đã thành, ta là Phật thuyết pháp, còn thấy có ta, có người thì là chưa có trí tuệ Bát Nhã. Vì vậy, nói là không có pháp thành Phật mà cũng không có lời nói, không có pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nhận được chân tâm của mình là tánh giác mà tánh giác này bình đẳng nơi tất cả vạn pháp. Tất cả mọi chúng sanh ai cũng có tánh giác đầy đủ trọn vẹn vốn sẵn cho nên gọi là chánh đẳng. Ai nhận được tánh vô thượng chánh đẳng chánh giác này gọi là thành Phật, mà tánh này bản lai chúng ta có rồi, cho nên đâu có thành tựu cái gì mới hay cái gì thêm vào. Cho nên Đức Phật nói là không có một pháp nào để mà chứng, để mà thành Phật. Chúng ta chỉ có công tu, gia bồi công phu để lọc cho sạch những vô minh, cho nên nói không tu mà tu, không được mà được. Bây giờ, Đức Phật vẫn hơn chúng ta, vì Đức Phật biết là ngài ở khắp pháp giới, còn chúng ta cứ thấy mình nhỏ thu lu trong thân đất nước gió lửa này. Đức Phật nói tuy ngài không chứng được cái gì, nhưng thật ra ngài có được thành Phật, cho nên ở đây nói được mà không được. Phật có tu, có chứng chứ không phải là không. Đức Phật cứ phải nói tới, nói lui. Nói xong lại phá đi, cứ lập rồi lại phá đi, thành ra chúng ta thấy rắc rối, nhưng thật ra nghĩa lý thì giản dị như vậy thôi, nếu chúng ta chịu khó bình tĩnh ngẫm lại. Bởi vì chúng ta mê, tuy có tánh giác sẵn đấy nhưng mà không biết. Đức Phật có công phu tu, ngài có chỗ hơn chúng ta là ngài thấy được tánh của mình. Ngài sử dụng được pháp thân ở khắp pháp giới. Ngài có chân thường, chân lạc, chân ngã và chân tịnh. Còn chúng ta tuy có pháp thân nhưng mà không biết gì cả, có cũng như không, nên nói là chưa đắc.

Đức Phật nói như vậy để chúng ta biết mặt trái, mặt phải và cũng biết mặt trong, mặt ngoài. Thế nào gọi là bậc hiền, bậc thánh? Hễ còn sanh diệt thì là phàm phu, còn đang tập tu thì gọi là bậc Hiền, còn nhận được tánh vô sanh bất diệt, tánh vô lượng thọ thì là bậc Thánh. Như vậy, phàm phu, Hiền với Thánh là ở chỗ chúng ta có nhận được tâm vô tướng Kim Cang bất hoại của mình hay không?

Nhận được chân tâm của mình là tánh giác mà tánh giác này bình đẳng nơi tất cả vạn pháp.

Nhận được chân tâm của mình là tánh giác mà tánh giác này bình đẳng nơi tất cả vạn pháp.

Kinh Kim Cương: Xuất xứ và ý nghĩa

11) Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm mới gọi là trang nghiêm

Này, Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bồ-tát có trang-nghiêm Phật độ chăng?" "Bạch đức Thế-Tôn! Không, tại vì sao? Vì trang nghiêm Phật-độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm."

11a. Trang Nghiêm cõi Phật A Di Đà, Dược Sư và Huyền Hoa Tạng Pháp Giới

Kinh A Di Đà dạy rằng: "Phương Tây cách đây hơn mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật cõi đó hiệu A Di Đà, hiện đang thuyết pháp."

"Tại sao gọi là Cực Lạc? Vì các chúng sinh trong cõi nước đó không có khổ não, chỉ hưởng an vui, cho nên gọi là Cực Lạc… Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, chứa đầy nước tám công đức, dưới ao thuần là cát vàng… Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy."

"Cõi đó đất thuần là vàng, trên không thường có nhạc trời, ngày đêm sáu thời hoa Mạn Đà La từ trên không trung rơi xuống như mưa, tỏa hương kỳ diệu... Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy."

"Cõi nước Cực Lạc gió hiu hiu thổi, rung động những hàng cây báu và hàng lưới báu, phát ra tiếng pháp cực kỳ vi diệu... Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy."

"Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã hơn mười kiếp. Đệ tử của Ngài toàn là những bậc Thanh Văn, bậc A La Hán và Đại Bồ Tát, nhiều đến vô lượng, vô số, vô biên không thể dùng toán mà tính biết được. Cõi nước Cực Lạc đầy đủ công đức trang nghiêm như vậy".

Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức:

“Này ông Mạn Thù Sư Lợi, đó là những nguyện lớn của Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Ngài đã phát ra, khi Ngài còn đương hành đạo Bồ Tát, và những công đức trang nghiêm ở bên cõi nước của Ngài, nếu ta nói ra, đến hết một kiếp hay hơn một kiếp cũng không hết được.

Nhưng có một điều: ở nước Phật kia một màu thanh tịnh, không có nữ nhơn, không có ác thú và những tiếng khổ; mặt đất thuần là ngọc pha lê lưu ly, những thừng bằng vàng giăng bên đường đi, thành khuyết, cung, các, hiên, cửa, màng lưới, đều bằng thất bảo cũng như thế giới Cực Lạc Phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.”

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng:

“Lúc đó Phổ-Hiền Bồ-Tát lại bảo đại-chúng rằng: 'Chư Phật-tử! Hoa-tạng thế-giới-hải này, được trang-nghiêm tịnh là do đức Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai, thuở xưa lúc tu hạnh BồTát trải qua thế-giới-hải vi-trần số kiếp, trong mỗi kiếp gần gũi vi-trần số Phật, nơi mỗi Phật tu-tập vi-trần số đại nguyện thanh-tịnh.

Hoa-Tạng trang-nghiêm thế-giới-hải này… rừng bằng châu báu, hoa tốt đua nở, cỏ thơm trải đất, minh-châu xen trang-nghiêm, khắp nơi đầy những hoa thơm, châu ma-ni làm lưới giăng trùm, có thế-giới-hải vi-trần số sự trang-nghiêm tốt-đẹp như vậy.

Trong đại-luân-vi-sơn nơi thế-giới-hải này, tất cả đại-địa đều do kim-cang hiệp thành, kiên cố trang-nghiêm chẳng thể hư hoại, bằng phẳng thanh-tịnh, ma-ni làm luân, các thứ báu làm tạng, những ma-ni bửu xen lẫn trong đó, rải những mạt châu báu, hoa sen trải đất, hương tạng ma-ni xen trong hoa. Những đồ trang-nghiêm đầy khắp như mây, tất cả sự trangnghiêm trong tất cả quốc-độ của tam-thế chư Phật đều họp lại để nghiêm-sức, ma-ni diệu-bửu làm lưới hiện tất cả cảnhgiới của Như-Lai như lưới Thiên-đế giăng hàng trong đó.

Ðại-địa của thế-giới-hải này có thế-giới-hải vi-trần-số sự trang-nghiêm như vậy. Trong đại-địa của thế-giới-hải này… có bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha rào tường bằng châu báu bao quanh khắp nơi để trang-nghiêm… Hai bên bờ đất của những sông hương-thủy này đều trang-nghiêm bằng những diệu-bảo… Thế-giới-hải trang-nghiêm của chư Phật Thế-Tôn đều bất-tư-nghì. Vì sao vậy? Này Chư Phật-tử! Tất cả cảnh-giới của Hoa-Tạng thế-giới-hải này, mỗi mỗi đều dùng thế-giới-hải vi-trần-số công-đức thanh-tịnh để trang nghiêm.”

Qua đoạn chánh văn trên, kinh A Di Đà giới thiệu rằng có cõi Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà thành lập. Cõi nước Cực Lạc ấy có đầy đủ công đức trang nghiêm như chúng sinh trong cõi nước đó không có khổ não mà lại có ao bảy báu, chứa đầy nước tám công đức, dưới ao thuần là cát vàng, đất thuần là vàng, trên không thường có nhạc trời, ngày đêm sáu thời hoa Mạn Đà La từ trên không trung rơi xuống như mưa, tỏa hương kỳ diệu, gió hiu hiu thổi, rung động những hàng cây báu và hàng lưới báu, phát ra tiếng pháp cực kỳ vi diệu, đệ tử của Đức Phật toàn là những bậc Thanh Văn, bậc A La Hán và Đại Bồ Tát, nhiều đến vô lượng, vô số, vô biên không thể dùng toán mà tính biết được.

Bồ tát cứ ngồi khoanh tay một chỗ, không làm gì cả thì không gọi là bồ tát. Bồ tát phải giác tỉnh, làm tất cả các việc thiện, lợi ích tất cả chúng sanh và lúc nào cũng có tuệ Bát Nhã biết được thân mình không thật, tất cả những việc mình làm đây theo duyên theo nghiệp chứ không phải là thật.

Bồ tát cứ ngồi khoanh tay một chỗ, không làm gì cả thì không gọi là bồ tát. Bồ tát phải giác tỉnh, làm tất cả các việc thiện, lợi ích tất cả chúng sanh và lúc nào cũng có tuệ Bát Nhã biết được thân mình không thật, tất cả những việc mình làm đây theo duyên theo nghiệp chứ không phải là thật.

Giới thiệu Kinh Kim Cương

Trong kinh Dược Sư, cõi nước Tịnh Lưu Ly là một màu thanh tịnh, không có nữ nhơn, không có ác thú và những tiếng khổ; mặt đất thuần là ngọc pha lê xà cừ, có ao thất bảo cũng như thế giới Cực Lạc Phương Tây, công đức trang nghiêm giống nhau không khác.

Trong cõi Huyền Hoa Tạng Pháp Giới của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật có rừng bằng châu báu, hoa tốt đua nở, cỏ thơm trải đất, châu ma-ni làm lưới giăng trùm, tất cả đại-địa đều do kim-cang hiệp thành, kiên cố trang-nghiêm chẳng thể hư hoại, bằng phẳng thanh-tịnh, rải những mạt châu báu, hoa sen trải đất, hương tạng ma-ni xen trong hoa. Những đồ trang-nghiêm đầy khắp như mây, tất cả sự trang-nghiêm trong tất cả quốcđộ của tam-thế chư Phật đều họp lại để nghiêm-sức… Có rào tường bằng châu báu bao quanh khắp nơi để trang-nghiêm… Hai bên bờ đất của những sông hương-thủy này đều trangnghiêm bằng những diệu-bảo… Thế-giới-hải trang-nghiêm là cõi huyền hoa tạng, sự lý vô ngại pháp giới.

Như vậy chúng ta thấy rằng, các cõi của chư Phật rất trang nghiêm thù thắng thanh tịnh không có sự xấu xa, ô uế, đau khổ của tam tai tám nạn như cõi người. Cảnh giới trang nghiêm của chư Phật cho thấy khi còn đương hành đạo Bồ Tát, Đức Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và Đức Tỳ Lô Giá Na Phật đã gieo trồng vô lượng phước thiện và những phước thiện đó có nói ra suốt kiếp cũng không hết được. Nhờ những công đức bất khả tư nghì đó, mà sắc thân của chư Phật (y báo) và cảnh giới của các ngài (chánh báo) được vô lượng trang nghiêm thù thắng thanh tịnh. Cõi Phật cũng toàn là các vị Bồ Tát, các bậc thượng nhân, không có phàm phu tầm thường cho đến không có nữ nhân. Đức Phật trong các cõi ấy vì thương chúng sanh nên có nguyện “đới nghiệp vãng sanh” độ cho những chúng sanh phước mỏng nghiệp dày. Cho nên, những chúng sanh đầy nghiệp chướng mà được ở trong cảnh giới huyền hoa tạng của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na Phật hay cảnh giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà thì chúng ta sẽ cảm cái quả nhìn thấy cảnh thanh tịnh của cõi Phật. Còn nếu thấy cái ác xấu tai họa là do nghiệp, chứ thật ra cảnh giới của các Ngài toàn là cảnh trang nghiêm, Đức Phật và Bồ tát toàn là thánh nhân, cảnh giới toàn là những thanh tịnh nhiệm mầu và công đức trang nghiêm.

11b. Trang Nghiêm Cõi Phật của Kinh Kim Cang

Vị Phật nào thành Phật cũng ở trong cảnh giới trang nghiêm tốt đẹp như vậy. Những quyến thuộc của Ngài, đệ tử của Ngài, những người cùng Ngài tu học cũng cùng câu hội một nơi. Cho nên, các ngài ở đâu, là có các vị Bồ tát, thánh nhân, thiện hữu tri thức ở đấy. Như thế gọi là các Bồ tát có trang nghiêm cõi Phật, nghĩa là bây giờ các Bồ tát phải tu các công hạnh để sau này về cảnh giới của mình là toàn những công đức trang nghiêm. Cho nên, chúng ta phải gieo nhân Bồ tát. Chúng ta muốn thành Phật để có cảnh giới trang nghiêm thì phải gieo nhân từ lúc còn làm bồ tát mới phát tâm. Vậy tại sao nơi đây Như Lai lại hỏi rằng: “Này Tu Bồ Đề! ý ông nghĩ sao Bồ Tát trang nghiêm cõi Phật chăng? Ngài Tu Bồ Đề trả lời rằng: Bạch Thế Tôn không, vì trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm”.

Trang nghiêm tức không phải trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm và trang nghiêm đến nơi đến chốn. Thế nào là trang nghiêm? tức là Bồ tát sửa soạn cõi Phật của mình thật tuyệt vời. Ngài phải độ chúng sanh, làm lợi ích cho chúng sanh và trong khi làm lợi ích chúng sanh ấy phải thật từ bi thương chúng sanh. Chính lòng từ bi của chúng ta mới đắp xây và mai đây mới thành cõi cực lạc. Chứ còn nếu đăm đăm vào ta (ngã), lo sửa soạn một cõi thật đẹp, mua bông mua hoa về chưng, nhưng trong khi đó lại ngó lơ một chúng sanh đang đói, đang khổ thì không phải là trang nghiêm. Nếu chúng ta thật lòng thương chúng sanh ấy, lo cho nó khỏi đói, lo cho nó khỏi rét thì mới là Bồ tát. Còn bây giờ đưa cho nó chén cơm mà nghĩ là nhờ bố thí này mà mai đây chúng ta sẽ hưởng phước, bố thí cho người homeless (người ăn xin) một cái áo mà nghĩ rằng tương lai mình sẽ được nhiều áo. Thế thì ngày mai chúng ta có còn phước nữa không? Có phải chúng ta còn vụ lợi từ chén cơm, chiếc áo mà chúng ta bố thí? Vậy chúng ta đâu có tâm thương chúng sanh. Chúng ta không có tâm từ bi thì mai đây chúng ta sẽ không có cõi Phật. Chúng ta không định trang nghiêm tâm mình thì ngày mai cõi của mình sẽ khổ như ta bà, chứ không phải cõi Phật. Còn nếu bây giờ chúng ta chỉ một lòng nghĩ lo cho chúng sanh, tìm cách làm sao cho chúng sanh khỏi khổ, thì gọi là bồ tát trang nghiêm cõi Phật. Thế cho nên, Bồ tát trang nghiêm mà không trang nghiêm thì mới thật là trang nghiêm. Chứ bây giờ cả ngày cứ đăm đăm lo cho mình ngày mai, đưa cho chúng sanh chiếc áo, chén cơm để mong rằng ngày mai chúng ta sẽ có nhiều áo và nhiều cơm. Cứ đăm đăm làm phước để ngày mai hưởng phước thì phước ấy còn kém lắm. Phước như vậy thì trang nghiêm ấy bị hỏng, không phải là trang nghiêm nữa. Thế cho nên, Đức Phật mới bảo trang nghiêm tức là tận tình lo cho chúng sanh, một lòng thành thật từ bi, đừng vụ lợi, đừng nghĩ gì cho mình cả thì ngày mai mới thực sự có quả phước trang nghiêm, vì vậy cho nên nói trang nghiêm mà không phải trang nghiêm mới gọi là trang nghiêm trong kinh Kim Cang.

Trí tuệ Bát Nhã là thấy được các phước báu của cõi trời và cõi người là không thật.

Trí tuệ Bát Nhã là thấy được các phước báu của cõi trời và cõi người là không thật.

Hạnh Bồ tát và Kinh Kim Cương

11bi. Xây Ngôi Nhà Phật Pháp

Muốn xây một toà nhà thì chúng ta phải có xi măng, sắt, đá, gạch và cốt thép để xây dựng. Ở đây cũng thế, muốn xây ngôi nhà Phật pháp thì chúng ta phải có công sức và công lao trong Phật pháp tức là chúng ta phải để dành công đức, phải luyện tâm chúng ta cho có công có đức. Vậy chúng ta sẽ luyện thế nào? Như Đức Di Đà có 48 đại nguyện, Đức Dược Sư có 12 nguyện, Đức Quan Âm có 12 nguyện, Bồ tát Phổ Hiền có 10 nguyện... Mỗi vị bồ tát đều có những nguyện để thành Phật. Muốn nguyện thành tựu, các ngài phải dự trữ công đức mà công đức là do luyện tâm của mình. Tâm của chúng ta phải có từ bi triệt để, phải hỷ xả và kiên nhẫn triệt để, phải bố thí ba-la-mật, trì giới ba-la-mật, phải lục độ ba la mật và từ công đức ấy mà hiện lên vạn hạnh gọi là lục độ vạn hạnh. Chính vạn hạnh ấy là chánh nhân hiện lên ở tạng thức. Tâm địa của chúng ta và nhờ công đức ấy mà sau này thành cảnh cực lạc, thành Phật. Còn duyên là chúng ta phải làm lợi ích cho tất cả những người hiện tại đây trên cõi đất ta bà này đều có mặt tại cõi Phật, đều thành Phật. Chúng ta giúp cho những chúng sanh ở cõi đất của mình đều là các vị Bồ tát. Tất cả việc nhân duyên này, chúng ta phải làm ngay từ bây giờ. Lo nhân là lo lọc cho thật sạch các lầm mê, lọc cho sạch những thói hư tật xấu, chỉ chứa toàn những hạt giống tốt trong tạng thức của mình thôi. Lo duyên là lo độ những người xung quanh chúng ta, ngay ông bà, cha mẹ, bạn bè, họ hàng thân quyến, con chó, con mèo, cho đến con kiến, con sâu, con trùng nhỏ nhít mà hàng ngày chúng ta gặp chúng nó đây, đều là những thắng duyên độ sanh của chúng ta cả. Làm thế nào những duyên này ngày mai toàn là duyên tốt thánh thiện thì đấy là trang nghiêm. Thế cho nên phải có công phu, chứ không phải không? Phải nhớ lo hạt giống trong tạng thức của chúng ta là hạt giống tốt. Khi làm lợi ích cho ai, đừng nghĩ làm để ngày mai chúng ta được quả báo lành mà tận tình trồng hạt giống từ bi trong tạng thức của mình. Trang nghiêm mà không trang nghiêm mới gọi là trang nghiêm. Chứ còn cứ lo ích kỷ, bo bo cho mình để ngày mai mình thành Phật, mình sung sướng thì như vậy là gieo hạt giống ích kỷ trong tạng thức thì tương lai chúng ta sẽ thành Bích Chi Phật hay Độc giác Phật cô đơn một mình.

Bồ tát cứ ngồi khoanh tay một chỗ, không làm gì cả thì không gọi là bồ tát. Bồ tát phải giác tỉnh, làm tất cả các việc thiện, lợi ích tất cả chúng sanh và lúc nào cũng có tuệ Bát Nhã biết được thân mình không thật, tất cả những việc mình làm đây theo duyên theo nghiệp chứ không phải là thật. Chúng sanh chịu ơn mình cũng theo duyên theo nghiệp mà giả hiện chứ không thật. Bồ tát có trí tuệ mới gọi là bồ tát. Nếu không có trí tuệ thì đó là việc thiện của phàm phu chỉ hưởng các quả báo hữu lậu và dùng thân sanh tử để hưởng phước hữu lậu sanh diệt.

Trí tuệ Bát Nhã là thấy được các phước báu của cõi trời và cõi người là không thật. Ngay cả hưởng phước làm thân vua nhưng thân vua cũng không thật, cũng bằng đất nước gió lửa, rồi mai cũng già, cũng bệnh, cũng chết, cho nên chính thân vua giàu có uy quyền cũng là cái không thật thì những sự giàu sang phú quí kia làm sao mà thật? Thế cho nên cầu sự sung sướng ở kiếp sau không phải là sự sung sướng mà là sự mê lầm, hệ lụy, ràng buộc, để đi mãi trong đường sanh tử, không tỉnh ra. Vì còn mong cầu ngày mai có phước, tức là không biết đường sanh tử là sự nguy hiểm thì là vị này không có trí tuệ. Thế cho nên, bồ tát chỉ vì lợi ích cho chúng sanh mà làm việc tốt lành, chứ không có mong cầu cho mình cái gì cả. Cho nên gọi là trang nghiêm mà không trang nghiêm, mới gọi là trang nghiêm cõi Phật.

 (Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm