Thứ năm, 24/02/2022, 09:33 AM

Điểm đến xứ Thanh Chùa Mậu Xương – điểm đến tâm linh hấp dẫn

Chùa Mậu Xương có tên cổ là Tuyết Sơn Phong tự, thờ Phật và liệt thánh của Nội Đạo. Chùa được hình thành từ thời Trần với tên gọi là Tuyết Phong. Đến thời Lê, chùa có tên Tuyết Sơn Phong tự. Từ năm 1830, chùa mang tên là Mậu Xương, theo tên gọi mới của làng được đổi từ tên Yên Đông.

Điểm đến xứ Thanh Chùa Mậu Xương – điểm đến tâm linh hấp dẫn 1

Theo Ban quản lý di tích chùa Mậu Xương, sự hình thành và ra đời của ngôi chùa này rất đặc biệt, liên quan đến sự giáng sinh của Phật tổ và liệt thánh Nội Đạo ở vùng biển Quảng Xương: Năm Mậu Dần 1578, ông Trần Ngọc Thích, chưa có con nối dõi mà tuổi đã cao, nên đến chùa Tuyết Phong cầu tự. Đến năm 1583, bà Hiệu Từ Ái (vợ ông) sinh hạ một nam nhi, dáng mạo khác thường, mặt như trăng rằm, thông sáng hơn người, đặt tên là Trần Ngọc Lành vốn là vua nước Tây Vực đầu thai mà thành. Lớn lên, Trần Ngọc Lành tinh thông võ lược văn thao, đổi tên là Trần Ngọc Trân. Vì cha bị bệnh nên ông không làm quan mà vào chùa Tuyết Phong cầu nguyện. Ở đây ông gặp một vị Tôn Sư giúp đỡ. Sau đó linh ứng, cha ông khỏi bệnh.

Được vị Tôn Sư khai thông phật pháp, Trần Ngọc Trân ở lại chùa chiêm bái cúng phật, phổ độ chúng sinh, giúp đỡ dân lành, nên được Nhân dân khắp vùng mến mộ tôn kính. Sau khi ông mất (ngày 28 tháng Giêng năm Quý Mùi – 1643) phật tử bốn phương và Nhân dân trong vùng quanh năm hương khói.

Ở thời Lê chùa được xây dựng theo hình chữ tam, có ba cung thờ phụng. Cung thứ nhất thờ Thượng Không Phật Bảo và Nội Đạo; cung thứ hai thờ Tam Bảo Ngoại và Quan Âm Bồ Tát; cung thứ ba thờ Phật Thích Ca và hộ pháp.

Là chùa thờ phật giáo gắn liền với sự giáng sinh của phật tổ và liệt thánh Nội Đạo nên chùa không có sư. Phật tử trông coi chùa không mặc áo cà sa và không cạo trọc đầu, nhà chùa vẫn cúng muối, gạo và thịt sống. Đây là nét đẹp riêng của chùa Mậu Xương. Lễ phật hàng năm có rất nhiều ngày và quan trọng nhất là hội làng ngày 14 – 15 tháng Giêng và lễ húy kỵ Phật tổ ngày 28 tháng Giêng. Các ngày lễ được tổ chức rất trọng thể và hành lễ theo kinh sách lưu lại của Nội Đạo. Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: đánh vật, chèo thuyền, hát bội, hát nhà chòi,…

Bên cạnh giá trị tâm linh thì chùa Mậu Xương còn có giá trị lịch sử to lớn, có bề dày gần 600 năm, được Nhân dân địa phương và khách thập phương đóng góp trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 25-1-1998. Từ năm 2017 đến nay, chùa tiếp tục được đầu tư, tôn tạo từ khuôn viên cảnh quan, cho tới các hạng mục theo quy hoạch tổng thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm giữ nguyên yếu tố gốc.

Những năm trước, khi chưa có dịch COVID-19, vào mỗi dịp xuân về, Nhân dân và bà con phật tử khắp nơi về chùa hành lễ đông vui như trẩy hội. Bà con không chỉ về lễ phật để cầu an, cầu phúc, giải hạn cho bản thân và các thành viên trong gia đình mà còn vãn cảnh chùa tìm kiến những giây phút thư thái, thanh tịnh, trút bỏ mọi ưu phiền, lo toan trong cuộc sống đời thường. Chùa Mậu Xương thực sự là nơi hội tụ tâm linh, tín ngưỡng đặc sắc của quê hương Quảng Lưu (Quảng Xương ) nói riêng và vùng biển xứ Thanh nói chung.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ghé thăm ngôi chùa kiến trúc Tây Tạng độc đáo ở Hà Nội

Chùa Việt 10:05 03/04/2025

Chùa Long Quang tọa lạc trên đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 600 năm. Với vị trí hướng ra ngã ba sông Tô Lịch, ngôi chùa không chỉ là nơi cầu bình an của Phật tử mà còn nổi bật nhờ kiến trúc Tây Tạng.

Độc đáo ngôi chùa giữa lòng hang núi lửa

Chùa Việt 10:12 01/04/2025

Chùa Hang không sư ở Lý Sơn, nằm hoàn toàn trong hang núi lửa, là điểm đến độc đáo. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây từng là nơi thờ tự của người Chăm, giờ là chùa Phật giáo nổi tiếng.

Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Việt 11:04 30/03/2025

Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi

Chùa Việt 10:25 28/03/2025

Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo