Kinh nguồn gốc khổ đau
Một thời Thế Tôn trú ở thành Xá Vệ (Sàvatthi). Bấy giờ, vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) nước Kiều Tát La (Kosala) đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

Ảnh minh hoạ.
Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an?
Thưa Đại vương, có ba pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an.
Thế nào là ba? Thưa Đại vương, tham là pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an. Sân là pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an. Si là pháp ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an.
Thưa Đại vương, ba pháp này ở đời, khi khởi lên đưa đến bất lợi, đau khổ và bất an.
Tham sân si ba pháp
Là ác tâm cho người
Chúng di hại tự ngã
Chúng tác thành tự ngã
Như vỏ và lõi cây
Tự tác thành trái cây.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 3, phần Thế gian, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.218)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả
Kinh Phật
Phật nói Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả, trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả số 132, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Hiền ngu
Kinh Phật
Phật nói Kinh Hiền ngu, trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh Hiền ngu số 129, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm Hiền Thủ Thứ mười hai (tập 1)
Kinh Phật
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Đại Kinh đoạn tận ái
Kinh Phật
Phật nói Đại Kinh đoạn tận ái, trích từ Kinh Trung Bộ tập 1 , Đại Kinh đoạn tận ái số 38, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Xem thêm