Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/03/2017, 23:11 PM

Điện Biên: Công chiếu vở cải lương “Vua Phật” trước giờ khai mạc Đại hội PG

Tối ngày 21/02/Đinh Dậu (18/03/2017) - vở cải lương “Vua Phật”, tác phẩm sân khấu ca ngợi công đức của vị từ bỏ ngôi vua xuất gia tu hành Trần Nhân Tông, được trình diễn tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Điện Biên (đường Võ Nguyên Giáp, Tp.Điện Biên Phủ).


Vở "Vua Phật", tác giả TS.Bùi Hữu Dược, Nhà giáo ưu tú Triệu Quang Vinh chuyển thể cải lương. Vở do một ê kíp sáng tạo đều là những gương mặt trẻ: Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên, nhạc sĩ Giáng Son, biên đạo múa Tuyết Minh, thiết kế mỹ thuật: Hoàng Duy Đông... các nghệ sĩ của Đoàn biểu diễn 1 Nhà hát Cải lương Việt Nam tham gia diễn xuất.

Tác phẩm sân khấu "Vua Phật" biểu diễn tại mảnh đất của chiến dịch Điện Biên Phủ, nơi biên cương Tổ quốc mang nhiều ý nghĩa, nhắc nhở cháu con nối tiếp truyền thống bao đời của cha ông.

Khác nhiều tác phẩm sân khấu do các nhà viết kịch chuyên nghiệp thực hiện, "Vua Phật" dựa trên kịch bản của TS.Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, người đã nhiều năm theo nghiên cứu sâu về Phật giáo và Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bởi vậy, có rất nhiều chi tiết, câu chuyện về ngài do ông thu thập ít người biết đến. Đây là điểm thú vị mà người xem mong đợi.

“Vua Phật” khắc họa một hành trình dài và nổi bật của Trần Nhân Tông từ khi ngài là Thái tử, đến lúc lên ngôi Vua, đánh quân xâm lược giữ nước với hai hội nghị nổi tiếng trong lịch sử là Hội nghị các tướng lĩnh ở bến Bình Than và Hội nghị các bô lão ở điện Diên Hồng, sau đó ngài lên ngôi Thái Thượng Hoàng, một thời gian thì quyết định xuất gia, tìm con đường giúp dân giúp nước qua tu đạo. Hành trình ấy được thể hiện bằng biện pháp cộng hưởng các ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau cải lương, kịch, điện ảnh, múa, âm nhạc… tạo cho sân khấu khá sinh động và hiện đại.

 
Triết lý của câu chuyện giết hổ và chia thịt hổ là cơ sở để vở diễn dẫn dắt giải quyết những nội dung lý giải việc Trần Nhân Tông từ Vua thành Phật. Trần Nhân Tông dạy con là Trần Anh Tông: khi con làm vua, đứng đầu thiên hạ, con phải biết: “giết hổ tưởng khó mà dễ hơn chia thịt hổ”. Bởi khi biết hổ dữ, để giết nó thì ai cũng đồng lòng hướng mũi tên, chĩa ngọn giáo về phía hổ mà giết cho được. Khi chia thịt, ai cũng muốn phần hơn. Vì thế mà dẫn tới việc tranh công, đổ lỗi, từ đó sinh hiềm khích, tàn hại lẫn nhau. Đứng đầu thiên hạ phải biết: chống giặc ngoại xâm khác gì giết hổ, nhưng hòa bình, thảnh thơi khi đó mới thực sự gian nan. Pháp trị có thể nghiêm nhưng khó tránh được tệ nạn do đố kỵ, hiềm khích mà phần lớn từ hoàng tộc mà ra. Giải quyết tận gốc cái khó khăn trong việc “chia thịt hổ” không có cách nào khác là lấy đức lục hòa mà giáo hóa nhân tâm, lấy thanh tịnh thân, khẩu, ý làm nhân cho đạo đức thì đó là gốc bền để trên dưới thuận hòa, xã tắc trường tồn.

Buổi diễn thu hút hàng nghìn người từ các tỉnh về tham dự và chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Điện Biên lần thứ II, nhiệm kỳ 2017 – 2022 diễn ra vào sáng ngày 22/02/Đinh Dậu (19/03/2017).

Anh Minh - Tâm Đạt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm