Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Giải mã bí ẩn Kinh Pháp Hoa

Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường.

 >>Kinh thư

Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.

Kinh giới thiệu rất nhiều pháp hội và rất nhiều các vị Bồ Tát cùng chư Phật trải suốt chiều dài của kinh. Biết bao cảnh giới bất tư nghì xuất hiện trong cả hai phần Tích môn và Bổn môn. Tuy kinh có dài, ý nghĩa sâu xa, nhưng vẫn không ra ngoài mục đích giúp chúng sinh “Khai, Thị, Ngộ, Nhập” Tri Kiến Phật. Nhưng quan trọng nhất vẫn nằm trong phần chót,  phần Nhập Phật tri kiến, là phần thực hành để trở về sống với trí tuệ Phật của mình.  

Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường.

Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường.

Thế nào là Tri Kiến Phật?

Bài liên quan

Tri Kiến là thấy biết cho nên Tri Kiến Phật nghĩa là cái thấy biết của Phật. Ở đây tuy Kinh Pháp Hoa chỉ nói thấy, biết nhưng đây chỉ là cách nói tóm gọn của kinh, chứ thật ra nó bao gồm cả thấy, nghe, hay, biết  mà kinh điển thường gọi là Kiến, Văn, Giác, Tri tức là cái tâm của con người.

Về thực chất con người có năm cánh cửa để tiếp nhận từ thế giới bên ngoài là mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân cảm xúc và sau đó đưa tất cả vào tâm để trở thành cái biết tức là lục thức mà kinh điển thường gọi là tâm.

Năm cái biết đầu gồm có nhãn thức (cái biết do mắt nhìn thấy cảnh sắc), nhỉ thức (cái biết do tai nghe âm thanh)), tỷ thức (cái biết mùi hương do mũi tiếp nhận), thiệt thức (cái biết mùi vị do lưỡi nếm), thân thức (cái biết do cảm xúc nơi thân). Ngoại cảnh thế nào thì nó thấy biết, cảm nhận như thế ấy cũng như hình ảnh phản chiếu rất trung thực qua tấm gương cho nên năm cái tâm đầu (tiền ngũ thức) này nhà Phật gọi là trực tâm.

Rồi sau đó những cái thấy biết đó không dừng lại, mà được so sánh, phân biệt đối đãi và sản phẩm sau cùng này gọi là ý thức tức là cái tâm có phân biệt. Từ sự phân biệt đó vọng tưởng phát sinh, sai khiến con người đi tìm những ảo giác, những hạnh phúc tạm bợ của thế gian vì thế phiền não, khổ đau, liên tục phát sinh.

Tâm là gì?

Tâm là gì? Nó đang ở đâu? Và nó muốn làm gì? Tâm là cái biết, nghĩa là năm căn của con người (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) thu nhận năm cái biết từ thế giới bên ngoài để cho ta biết mắt thấy gì, tai nghe âm thanh gì, mũi ngửi hương thơm gì, lưỡi nếm mùi vị gì hoặc thân có cảm xúc gì.

Có tâm là do năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) luôn tiếp xúc với thế giới bên ngoài rồi sau đó ý căn duyên với pháp trần (tư tưởng suy nghĩ do não bộ tiếp thu từ năm căn kia đưa đến) nên tâm luôn vọng ngoại, chạy theo vọng kiến tình thức để sai sử con người thỏa mãn những dục vọng, luyến ái.

Có tâm là do năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) luôn tiếp xúc với thế giới bên ngoài rồi sau đó ý căn duyên với pháp trần (tư tưởng suy nghĩ do não bộ tiếp thu từ năm căn kia đưa đến) nên tâm luôn vọng ngoại, chạy theo vọng kiến tình thức để sai sử con người thỏa mãn những dục vọng, luyến ái.

Chức năng của nó giống như năm cái sensors của chiếc xe, luôn tiếp nhận những tín hiệu chung quanh để đưa vào trung tâm CPU. Vì thế những tín hiệu này hoàn toàn trung thực, chưa có phân biệt, thấy sao ghi nhận vậy. Sau cùng những cái biết đó được các dây thần kinh chuyển vào hệ thống trung ương não bộ để so sánh, phân biệt hoặc lưu giữ thì cái Tâm sau cùng đó, gọi là ý thức.

Thế thì tâm là cái biết, trùm khắp trên thân thể và trong nội tâm của con người cho nên tâm luôn biến chuyển, thay đổi chớ không cố định ở một nơi nào.

Đó là lý do tại sao trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật gạn hỏi A Nan bảy lần về nơi thường trụ của tâm. Trước hết, A Nan cho rằng tâm ở trong thân, Đức Phật bác. A Nan nói rằng tâm ở ngoài thân thì Đức Phật cũng bác. Kế đến, A Nan cho rằng tâm núp sau con mắt thì Đức Phật cũng bác. Suy nghĩ một lúc, A Nan nói rằng nhắm mắt thấy tối là tâm thấy trong thân, Đức Phật cũng bác. A Nan lại cho rằng sự suy nghĩ là tâm thì Đức Phật cũng bác. A Nan sau đó lý luận rằng tâm ở chặng giữa, Đức Phật cũng bác.

Bài liên quan

Cùng đường bí lối, A Nan nói rằng tâm là cái không dính dáng vào đâu cả thì Đức Phật cũng bác luôn. Không phải những gì Tôn giả A Nan nói là sai mà nó chỉ đúng có một nữa. Lý do Đức Phật bác bỏ những lý giải của Tôn giả A Nan, bởi vì Tôn giả khẳng định rằng tâm chỉ trụ nhất định ở một chỗ.

Vì tâm là cái biết, cho nên cái biết đó luôn biến chuyển, thay đổi khắp toàn thân, từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong, từ sinh lý đến tâm lý chớ không bao giờ trụ ở bất cứ một nơi cố định nào.

Có tâm là do năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) luôn tiếp xúc với thế giới bên ngoài rồi sau đó ý căn duyên với pháp trần (tư tưởng suy nghĩ do não bộ tiếp thu từ năm căn kia đưa đến) nên tâm luôn vọng ngoại, chạy theo vọng kiến tình thức để sai sử con người thỏa mãn những dục vọng, luyến ái.

Vì chấp thân, tâm Ta là thật, là của Ta cho nên tham, sân, si phát khởi khiến cho con người làm nô lệ, từ vật chất đến tinh thần, để cung phụng cho Ta và những cái thuộc về Ta. Từ đó cuộc sống trở thành điên đảo.

Vì chấp thân, tâm Ta là thật, là của Ta cho nên tham, sân, si phát khởi khiến cho con người làm nô lệ, từ vật chất đến tinh thần, để cung phụng cho Ta và những cái thuộc về Ta. Từ đó cuộc sống trở thành điên đảo.

Vì thế phàm nhân thì sống bằng vọng tâm, chấp trước, phân biệt đối đãi khiến cuộc sống buồn, vui lẫn lộn là vậy. Thật ra tâm chỉ có một, cũng như giác mê là một. Khi mê thì sống bằng vọng tâm điên đảo đến khi thức tỉnh (giác) vọng tâm biến mất, chơn tâm hiện bày.

Bài liên quan

Thế thì cái thấy biết (Tri Kiến) của Phật và cái thấy biết của phàm nhân khác nhau như thế nào? Phật và chúng sinh đều cùng một thể tánh chân tâm, nghĩa là tất cả đều có tri kiến Phật, tức là có khả năng thấy biết như thật rằng, thế gian này là vô thường, vô ngã chứ không có chi là Ta hay là của Ta.

Nhưng tại sao chúng sinh không là Phật? Bởi vì chúng sinh chạy theo ý thức vọng niệm (vọng kiến tình thức), thấy biết thế gian bằng vọng tưởng, nghĩa là cái thấy biết đó không còn trung thực mà bị ảnh hưởng bởi vô minh, bất giác tức là ngầm chứa những  dục vọng của tham, sân, si.

Ngược lại Đức Phật cũng thấy biết, cũng sinh hoạt nói năng như tất cả mọi người, nhưng tâm Ngài hoàn toàn trong sạch, không còn ảnh hưởng của ái dục cho dù là vi tế.

Vậy Đức Phật thấy biết cái gì khiến tâm Ngài thanh tịnh? Đó là thế gian này là vô thường, vô ngã khiến cho con người bất toại nguyện, mà sinh ra đau khổ, bởi vì tất cả chỉ là do duyên khởi tác tạo thế thôi.

Ngài luôn thực hành chánh kiến, chánh tư duy để nhận xét cuộc đời nghĩa là cuộc đời thế nào thì Ngài thấy biết như thế đó, đúng với bản chất thật sự là, không thêm không bớt.

Thấy biết đúng thì có hạnh phúc, an lạc, ngược lại thấy biết sai lầm, đưa con người đến chỗ phiền não, khổ đau (sai một ly, đi một dặm).

Tuy nhiên, hạnh phúc mà con người đeo đuổi không bao giờ tồn tại, vững bến bởi vì những điều kiện tạo duyên cho nó phát sinh luôn biến đổi, cho nên cái mà con người gọi là hạnh phúc, thật ra chỉ tồn tại nhất thời, có đó rồi mất, đó chẳng khác nào như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương.

Vì thế con người luôn đi tìm từ hạnh phúc này đến hạnh phúc khác, không bao giờ ngừng nghỉ. Ngược lại, người giác ngộ cũng đi tìm hạnh phúc đấy chứ, nhưng đây không phải là hạnh phúc bình thường của con người, mà là hạnh phúc tối thượng của cuộc đời, vì trong đó hành giả sẽ không có hạnh phúc, cũng không hề có khổ đau mà chỉ có toàn là an lạc, thanh tịnh Niết bàn.

Làm thế nào để thâm nhập cái Trí tuệ Phật này?

Phàm nhân thì khư khư cho rằng thân này là thật, là của Ta, do cha mẹ Ta sinh ra cho nên họ bám chặt vào thân, sống giữ chết đem theo.

Mỗi thời điểm trong cuộc đời nó có một Cái Tôi khác biệt. Cái Tôi lúc còn đi học. Cái Tôi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, Cái Tôi của những cặp nhân tình. Cái Tôi của những đấng cha mẹ. Cái Tôi của những người lớn tuổi. Cuối cùng Cái Tôi của người sắp hấp hối.

Mỗi thời điểm trong cuộc đời nó có một Cái Tôi khác biệt. Cái Tôi lúc còn đi học. Cái Tôi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, Cái Tôi của những cặp nhân tình. Cái Tôi của những đấng cha mẹ. Cái Tôi của những người lớn tuổi. Cuối cùng Cái Tôi của người sắp hấp hối.

Từ đó những vọng chấp về Ngã tức là Ta và ngã sở hữu tức là những vật thuộc về Ta phát sinh, đâm chồi nảy nhánh trong Ta.

Vì chấp thân, tâm Ta là thật, là của Ta cho nên tham, sân, si phát khởi khiến cho con người làm nô lệ, từ vật chất đến tinh thần, để cung phụng cho Ta và những cái thuộc về Ta. Từ đó cuộc sống trở thành điên đảo.

Nhưng thực sự có cái Ta như thế không?

Khi đứa bé mới sinh ra đời thì nó chưa có cảm tính về một “Cái Tôi” riêng biệt trong tâm thức. Dần theo môi trường sống lớn lên, đứa bé học hỏi từ cha mẹ, bạn bè và người thân chung quanh những ý niệm về Cái Của Tôi.

Bài liên quan

Đây là cha mẹ của nó, thức ăn của nó, cái giường ngủ của nó, đồ chơi của nó, cái phòng của nó, cái chén cái ly này là của nó, anh chị em của nó…Vì là của nó nên nó phải bảo vệ giữ gìn Cái Của Nó từ đó tâm thức bắt đầu phát triển những ý niệm ích kỷ hẹp hòi.

Cái Tôi ấy mỗi ngày tiếp tục biến đổi và sinh trưởng dưới tác động của những điều mà nó học hỏi mới và các kinh nghiệm mới trong cuộc sống và trong tâm thức của nó lúc nào cũng có Cái Tôi mới, khác hẳn với Cái Tôi trước đó. Cái Tôi thay đổi từ lúc còn bé thơ, dần đến trưởng thành, sau cùng là đến lúc mạng chung.

Mỗi thời điểm trong cuộc đời nó có một Cái Tôi khác biệt. Cái Tôi lúc còn đi học. Cái Tôi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, Cái Tôi của những cặp nhân tình. Cái Tôi của những đấng cha mẹ. Cái Tôi của những người lớn tuổi. Cuối cùng Cái Tôi của người sắp hấp hối.

Cái Tôi tuần tự biến dạng trong kiếp sống này, qua những thể dạng khác nhau từ trẻ thơ, đến trưởng thành, rồi già nua và sau cùng nhờ vào cái chết để nó trở thành Cái Tôi của một đứa bé khác, dưới một cái tên gọi khác, vào trong một gia đình khác, một dòng họ khác, một quê hương khác. Có thể một tôn giáo khác và dĩ nhiên nó mang theo bao nhiêu kinh nghiệm, ký ức, kiến thức từ kiếp trước dưới hình thức những vết hằn ghi đậm trên dòng tri thức liên tục của nó.

Khi hành giả đã từ bỏ tất cả dục vọng, tham muốn cuộc đời, thì tâm sẽ phát sinh một trạng thái hỷ lạc nhưng với điều kiện là phải bám sát một đề mục hành thiền của mình, đừng để cho vọng tâm xen tạp trong bất cứ giây phút nào.

Khi hành giả đã từ bỏ tất cả dục vọng, tham muốn cuộc đời, thì tâm sẽ phát sinh một trạng thái hỷ lạc nhưng với điều kiện là phải bám sát một đề mục hành thiền của mình, đừng để cho vọng tâm xen tạp trong bất cứ giây phút nào.

Nếu thật sự có Tự Ngã thì chỉ có một Cái Tôi duy nhất thế mà dần trôi theo thời gian, Cái Tôi cứ tiếp tục thay đổi, biến dạng, tùy theo hoàn cảnh và môi trường sống. Cho nên có biết bao Cái Tôi hiện ra trong cuộc đời, vì thế không có cái gì thật sự là Tự Ngã hay Cái Tôi cả.

Ngày xưa Đức Phật thiền định 49 ngày đêm dưới cội Bồ đề, đắc tứ thiền thực chứng chân lý Vô Ngã (không có cái gì thực sự là cái Tôi cả) trở thành Phật.

Bài liên quan

Trong bài Chuyển Pháp Luân, Đức Phật sau khi thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế, Ngài liền giảng giải cho năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như về giáo lý Vô Ngã. Năm người đó liền trở thành A la hán. Cũng chân lý Tứ Diệu Đế và giáo lý Vô Ngã đó, có tất cả 1250 vị trở thành A la hán.

Chính Đức Phật cũng là vị A la hán nhưng vì Ngài là thầy của tất cả các vị A la hán và là người đã khai sáng ra đạo Phật, cho nên danh vị Phật chỉ dành riêng cho Ngài.

Tứ thiền

Sau khi hành trì về kinh quán niệm hơi thở gồm có năm giai đoạn được thuần thục, hành giả có thể chọn một trong hai con đường, một là thiền quán hai là thiền định. Nếu chọn con đường thiền định, hành giả phải đi qua bốn tầng thiền của sắc giới.

- Sơ thiền: Còn được gọi là tầng thiền thứ nhất. Hành giả sau khi tìm được một nơi vắng vẻ, ngồi xuống và giữ cơ thể cho được thẳng trong tư thế thoải mái tự nhiên. Sau đó bắt đầu quán sát hơi thở. Trong khi bám sát hơi thở, hành giả phải tác ý trong tâm là phải bỏ tất cả những tham muốn dục vọng, ngay cả dục vọng trở thành giải thoát giác ngộ cũng phải bỏ luôn.

Rồi sau đó hành giả phải bỏ tất cả các bất thiện pháp. Kinh nói “ly dục ly bất thiện pháp” là vậy. Sau đó hành giả phải tìm cho mình một đề mục và phải bám sát để mục đó. Nếu tâm không còn vọng tưởng, chỉ còn một đề mục thì lúc ấy hành giả có tầm, có tứ nghĩa là không còn vọng tâm xen tạp. Lúc đó hành giả sẽ chứng và an trú sơ thiền, có được một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh và phải có tầm, có tứ.

Nói cách khác một khi hành giả đã từ bỏ tất cả dục vọng, tham muốn cuộc đời, thì tâm sẽ phát sinh một trạng thái hỷ lạc nhưng với điều kiện là phải bám sát một đề mục hành thiền của mình, đừng để cho vọng tâm xen tạp trong bất cứ giây phút nào.

- Nhị thiền: Sau khi chứng và an trú sơ thiền, bây giờ hành giả tiếp tục hành trì bằng cách diệt tầm diệt tứ. Hành giả lúc đó sẽ chìm vào trong trạng thái định và tâm rất an bình mà không cần bám víu vào bất cứ đề mục nào nữa. Lúc ấy hành giả chứng và an trú vào tầng thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh và dĩ nhiên không tầm, không tứ nghĩa là lúc đó hành giả sẽ không còn bất cứ điều gì suy nghĩ trong đầu cả tức là ý thức bị diệt, buông xả tất cả. Đến đây hành giả sẽ đạt được trạng thái nội tỉnh nhất tâm.

Hành giả phải bỏ hết, không bám víu vào hạnh phúc, không đau khổ bực tức vì nghịch cảnh, không còn cảm thọ của thân và cảm thọ của tâm. Đến đây hành giả không khổ, không lạc, không hỷ, không ưu, xả niệm thanh tịnh (buông bỏ hoàn toàn tất cả ý niệm nghĩa là nếu có lạc đến thì hành giả cứ bình thản, nếu có khổ, có hỷ hay có ưu đến thì hành giả vẫn bình thản lúc nào cũng ở trạng thái xả) thì hành giả chứng và an trú tầng thiền thứ tư.

Hành giả phải bỏ hết, không bám víu vào hạnh phúc, không đau khổ bực tức vì nghịch cảnh, không còn cảm thọ của thân và cảm thọ của tâm. Đến đây hành giả không khổ, không lạc, không hỷ, không ưu, xả niệm thanh tịnh (buông bỏ hoàn toàn tất cả ý niệm nghĩa là nếu có lạc đến thì hành giả cứ bình thản, nếu có khổ, có hỷ hay có ưu đến thì hành giả vẫn bình thản lúc nào cũng ở trạng thái xả) thì hành giả chứng và an trú tầng thiền thứ tư.

- Tam thiền: Ở tầng thiền thứ hai, hành giả có hỷ (niềm vui) là do định sanh,  nhưng bây giờ nếu muốn đi sâu thì hành giả phải bỏ luôn hỷ (không còn bám vào niềm vui nữa). Hành giả quán vào thân để biết toàn thân có sự an lạc do định sanh.

Bài liên quan

Sau khi ly hỷ (gạt bỏ niềm vui trong tâm, đừng có thích thú nữa), trú xả (không chấp bất cứ ý niệm nào, chỉ biết những biến hành trong thân của mình một cách trung thực chẳng hạn như trạng thái lạc thì biết rằng thân mình có lạc hoặc trạng thái khổ thì biết rằng thân mình có khổ, nhưng đến tầng thiền này thì trạng thái khổ sẽ không còn nữa mà chỉ có lạc), chánh niệm tỉnh giác (luôn luôn thức tỉnh để quan sát và hiểu biết chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể của mình).

Tỉnh giác cần phải có chánh niệm bởi vì nếu niệm bây giờ nghiên về tà niệm thì lúc đó chánh định sẽ biến mất mà trở thành tà định vì thế tỉnh giác cần đi đôi với chánh niệm), thân của hành giả sẽ có sự lạc thọ phát sinh (ở tầng thiền thứ ba này cơ thể của hành giả sẽ không còn đau đớn, không còn bực bội, không còn mõi mệt mà cơ thể hoàn toàn ở trạng thái thoải mái, khinh an, thanh thoát). Kinh điển gọi trạng thái này là xả niệm (bỏ hết ý niệm), lạc trú (trú trong an lạc) và hành giả lúc ấy chứng và an trú tầng thiền thứ ba.

- Tứ thiền: Ở tầng thiền thứ nhì hành giả có hỷ, lạc rồi đến tầng thiền thứ ba hành giả bỏ hỷ mà chỉ có lạc. Đến tầng thiền thứ tư hành giả phải bỏ luôn lạc, bỏ luôn khổ nghĩa là phải bỏ hết, đừng cảm thú những lạc thọ của thân nữa và ngay cả những cảm giác khổ nào ở trong thân thì cũng bỏ đi, diệt hỷ, diệt ưu (tuy niềm vui, hay đau buồn đã được bỏ ở tầng thiền thứ nhì, nhưng nếu hành giả không chú ý thì nó sẽ trở lại cho nên ở tầng thiền thứ tư hành giả phải bỏ hết) do vậy hành giả sau khi xả lạc, xả khổ rồi còn phải diệt cả hỷ, diệt cả ưu để cho hết các cảm thọ của thân, tâm.

Nói cách khác hành giả phải bỏ hết, không bám víu vào hạnh phúc, không đau khổ bực tức vì nghịch cảnh, không còn cảm thọ của thân và cảm thọ của tâm. Đến đây hành giả không khổ, không lạc, không hỷ, không ưu, xả niệm thanh tịnh (buông bỏ hoàn toàn tất cả ý niệm nghĩa là nếu có lạc đến thì hành giả cứ bình thản, nếu có khổ, có hỷ hay có ưu đến thì hành giả vẫn bình thản lúc nào cũng ở trạng thái xả) thì hành giả chứng và an trú tầng thiền thứ tư.

Ở đây thân, tâm của hành giả hoàn toàn trong sáng, không lạc, không khổ, không hỷ, không ưu. Tuy trong tâm lúc này không còn niệm, nhưng hành giả vẫn biết với Tâm rất thanh tịnh, thanh thoát, nhẹ nhàng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm