Thứ, 31/07/2023, 15:30 PM

Điển cố con chim Bát ca đắc đạo

"Như vậy chứng tỏ con Bát ca không tu mà đã đắc đạo, Phật tổ đã biết tới tấm lòng chí thành của nó! Như vậy chứng tỏ muốn đắc đạo, lòng người phải thật sự vô tư trong sáng, không được có một chút mảy may tự tư vị lợi. Cầu mà giống như không cầu, không cầu mà giống như cầu."

Ngày xưa, tại một ngôi chùa nọ, có một vị thiền sư trụ trì tu luyện đã mấy chục năm trời ròng rã, nhưng không hiểu vì sao vẫn chưa đắc đạo. Mặc dù thiền sư này không kể ngày đêm sớm tối, quanh năm suốt tháng cần lao gian khổ gõ mõ tụng kinh, ăn chay niệm Phật và luôn phát tâm nguyện từ bi hỉ xả với tất cả chúng sinh, không bao giờ dám phạm vào những điều cấm kỵ của giáo lý nhà Phật.

Rồi một ngày kia, có một đám trẻ đang nghịch ngợm kéo tới leo lên trên cây đa cao lớn sum suê trước cổng chùa để phá và bắt một tổ chim Bát ca (Từ Hán Việt gọi chim Bát ca, dân gian gọi là chim Sáo) mới nở trong một cái hốc cây đa. Sau khi lũ trẻ đã bỏ đi, một chú tiểu trong chùa ra gốc cây đa quét lá rụng, thì bỗng phát hiện một con chim Bát ca còn non bị thương rất nặng rơi dưới gốc cây. Chú tiểu nhìn con chim Bát ca non nớt còn chưa mọc đủ lông cánh đang bị lũ kiến bâu vào đốt thì động lòng thương xót, liền nhặt lấy mang vào trong chùa bẩm với sư cụ.

Vị thiền sư bèn ra sức chạy chữa và chăm sóc cho con Bát ca. Sau một thời gian được sư cụ chăm sóc thì con Bát ca từ từ hồi phục và trở nên khỏe mạnh như thường. Sư cụ bèn nhờ một Phật tử ra chợ mua một cái lồng chim để nhốt con Bát ca vào đó, rồi treo lồng chim ngay bên cạnh căn phòng nơi mình vẫn ngồi tụng kinh gõ mõ hàng đêm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Con Bát ca dần dần lớn lên trong tiếng gõ mõ, tiếng tụng kinh và tiếng chuông chùa đều đặn hàng ngày của sư cụ, vì thế dần dần nó nghe và bắt chước được cả tiếng người, tiếng mõ và tiếng chuông. Cứ tối đến, mỗi khi bắt đầu nghe tiếng mõ, tiếng chuông và tiếng tụng kinh đều đều của sự cụ rền rĩ vang lên, là con chim Bát ca cũng bắt chước bập bẹ đọc theo: “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam mô A Di Đà Phật... cốc cốc... cốc... boong”.

Lâu ngày thành thói quen, có những lần sư cụ bị bệnh nặng, không thể dậy để tụng kinh gõ mõ được, nhưng cũng cứ đến đúng giờ đó là con chim Bát ca lại tự giác nhớ tới nhiệm vụ tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông và niệm Phật của mình:

“Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam mô A Di Đà Phật... cốc cốc cốc... boong”.

Nhưng chỉ được khoảng năm sáu năm thì con Bát ca già yếu, nó cứ ăn ít dần rồi một ngày kia tự nhiên lăn ra chết. Sư cụ thương xót con chim lắm, mới đem xác nó ra chôn tại một góc vườn sau chùa. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, rồi vì quá bận rộn với việc tu hành, sư cụ cũng lãng quên dần hình ảnh của con Bát ca lúc nào không biết.

Khá lâu sau, nhân một lần ra thăm vườn, sư cụ bất chợt nhớ tới con chim Bát ca nhỏ bé tội nghiệp, bèn tới góc vườn nơi chôn con Bát ca để thăm lại nấm đất khi trước do chính tay sư cụ đắp cho nó.

Lúc tới nơi sư cụ bỗng bàng hoàng sửng sốt khi nhìn thấy ngay trên đầu nấm mộ của con Bát ca có một bông hoa sen đang nở. Sư cụ lặng người bần thần suy nghĩ: Như vậy chứng tỏ con Bát ca không tu mà đã đắc đạo, Phật tổ đã biết tới tấm lòng chí thành của nó! Như vậy chứng tỏ muốn đắc đạo, lòng người phải thật sự vô tư trong sáng, không được có một chút mảy may tự tư vị lợi. Cầu mà giống như không cầu, không cầu mà giống như cầu. Tu mà giống như không tu, không tu mà giống như tu! Cái lẽ “sắc sắc không không” của nhà Phật thật là rộng lớn, thật là sâu sắc, huyền diệu vô biên mà khó lắm thay! Cửa Phật tiếng là “Từ bi phương tiện”, nhưng thực sự bước vào được không dễ chút nào!

Sư cụ chợt như bừng tỉnh! Thì ra, sau mấy chục năm trời khổ công tu luyện, tới nay tuổi đã cao, sức đã yếu, cho đến khi đứng trước nấm mồ của chim Bát ca đã đắc đạo này, sư cụ mới ý thức được rằng trong suốt cuộc đời tu luyện của mình, hôm nay mới là ngày đầu tiên sư cụ thực sự giác ngộ ra được phần nào giáo lý của đạo Phật.

Thế rồi buổi tối hôm đó, trước khi tụng kinh gõ mõ như thường lệ, người vừa gõ mõ thỉnh chuông vừa cất giọng rền rĩ, đều đều đọc một bài kệ không có trong kinh Phật:

Hữu nhất phi cầm khiếu Bát ca,

Vãn thượng tùy tăng niệm A Di…

Tử mai bình địa liên hoa phát,

Ngã bối vi nhân phản bất như!

Nam mô A Di Đà Phật... cốc... cốc... boong!

Tạm dịch nghĩa như sau:

Có một con chim gọi Bát ca,

Tối tối theo sư niệm Di Đà...

Chết rồi trên mộ hoa sen mọc,

Chẳng tu đắc đạo lại hơn ta!

Nam mô A Di Đà Phật... cốc cốc... boong!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ông già bán bài học ngàn vàng

Tư liệu 10:23 01/01/2025

Ngày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giớì Trung và Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh.

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Xem thêm