Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp
Có người trường thọ, ít bệnh tật, không mấy khi đau ốm, lại có người chết yểu, nhiều bệnh tật? Có người sắc thân đẹp đẽ, sáng sủa, ai cũng ưa nhìn; lại có người sắc thân xấu xí, đen đúa, dị hợm, ai cũng muốn xa lánh?
Bạch đại đức! Cái chung và cái riêng ấy trẫm đã hiểu rồi, nhưng trong cái chung, riêng ấy dường như có chung, riêng khác nữa, không hiểu tại sao? Ví như cùng là con người, ai cũng đầy đủ thân tâm, ai cũng đủ ngũ quan, nhưng không hiểu do đâu mà có sự sai khác, bất đồng như vậy.
Có người trường thọ, ít bệnh tật, không mấy khi đau ốm, lại có người chết yểu, nhiều bệnh tật? Có người sắc thân đẹp đẽ, sáng sủa, ai cũng ưa nhìn; lại có người sắc thân xấu xí, đen đúa, dị hợm, ai cũng muốn xa lánh?
Có người phúc phận to lớn, quyền uy sang cả, ai cũng kính nể, phục tùng; lại có người bần tiện, hạ liệt, ai cũng rẻ rúng, coi khinh?
Có người thông minh, mẫn tuệ, tài cao xuất chúng; lại có người ngu dốt, si mê, đần độn?
Có người luôn gặp may mắn, tài vận hanh thông; lại có người suốt đời rủi ro, bế tắc, luôn luôn gặp tai ương, hoạn nạn?
Có người ăn nói hiền lành, dịu ngọt, từ hòa; lại có người ăn nói cộc cằn, thô lỗ, ác khẩu?
Có người thật thà, tốt bụng; lại có người chua ngoa xảo trá, lươn lẹo?
Nói ra sự sai khác nữa thì nó không cùng, nhưng tạm phân ra bảy đôi tức mười bốn nhóm người như vậy, đại đức hãy giảng giải lý do tại sao cho trẫm nghe?
- Dễ dàng thôi, tâu đại vương: Bần tăng không rõ tại sao nơi khu vườn thượng uyển của đại vương, cũng cùng chất đất ấy, khí hậu, thời tiết ấy, mà cây cối, thảo mộc, muôn hoa lại vô vàn sai khác? Cây lá đều xanh nhưng trái thì có trái ngọt, trái chua, trái béo, trái bùi; hoa thì hoa to, hoa nhỏ, màu sắc sai khác, hương thơm sai khác?
- Vì chủng loại bất đồng, hạt giống khác nhau, thưa đại đức .
- Vậy thì sự sai khác giữa các loại chúng sanh, sự bất đồng giữa con người là do chúng đã tạo trữ những hành nghiệp khác nhau. Nghiệp khác nhau chính là những hạt giống khác nhau, tâu đại vương .
- Xin đại đức giảng rộng cho nghe.
- Vâng , Đức Thế Tôn đã thuyết về nghiệp ấy như sau: "Này thiện nam tử, tất cả chúng sanh đều được sanh ra bởi nghiệp, nghiệp là của mình, phải thọ quả của nghiệp; nghiệp là tạo tác, là chủ tể muôn loài, nghiệp là giống dòng tông chủng, nghiệp tìm đến nhau, nghiệp dẫn dắt nhau đi."
Thế nào là được sanh ra bởi nghiệp? Tất cả chúng sanh đời trước làm những việc thiện, ác, tốt, xấu. Những việc làm thiện, ác, tốt, xấu ấy huân tập thành nghiệp nhân; tạo nên sức mạnh đưa chúng sanh đầu thai vào hiện tại này để thọ nhận nghiệp quả của thiện, ác, tốt, xấu. Như vậy là do nghiệp sanh chứ không phải Thượng đế sanh hay tự nhiên sanh!
Thế nào là nghiệp của mình? Khi chúng sanh đã tạo nghiệp rồi, thì nghiệp ấy đi liền theo như bóng không lìa hình; nghiệp ấy đưa ta lên thiên đường, đưa ta xuống địa ngục; nghiệp ấy là tư lương, là hành trang của chúng sanh mang theo khắp ba cõi, sáu đường; vui khổ cùng thọ nhận, họa phúc phải chung phần, quý tiện cùng chia sẻ, vinh nhục đều chung ở v.v... Vậy nghiệp dù tốt xấu cũng là của mình, chứ của ai?
Thế nào là phải thọ quả của nghiệp? Nghiệp mà chúng sanh đã tạo tác rồi thì phải sanh ra để thọ nhận quả báu ấy. Chẳng thể trốn trong động thẳm hang sâu, dưới đáy biển, giữa hư không... hầu tránh thoát được nghiệp đã gieo.
Tại sao nói nghiệp là tạo tác, là chủ tể? Tại sao thế? Vì rằng trên đời này, nghiệp làm ra mọi sự, nghiệp tạo nên hoàn cảnh, nghiệp xây dựng nên quốc độ, nghiệp tạo ra cây lành trái ngọt, nghiệp tạo tác chiến tranh, nghiệp xây dựng hòa bình, nghiệp làm ra sum la vạn tượng, nghiệp phá hoại cho đổ nát điêu tàn v.v...Thế không gọi nghiệp là tạo tác, là chủ tể là gì?
Nghiệp là giống dòng tông chủng nghĩa là thế nào?
Phàm chúng sanh đã sanh ra trên đời này đều có giống dòng, chủng tộc, thân bằng, quyến thuộc, quốc độ, quê hương v.v... Tự chúng sanh lựa chọn chăng? Ngẫu nhiên chăng? Không, tất thảy do nghiệp đấy. Tại sao? Những người tâm ý giống nhau thường tạo nghiệp giống nhau, tạo nghiệp giống nhau thì cảnh giới giống nhau. Từ cảnh giới giống nhau, nếu còn ưa thích, quyến luyến nhiều đời nên bây giờ trở thành cha con, chồng vợ, họ hàng, quyến thuộc của nhau. Từ đó suy ra, nghiệp không là giống dòng, tông chủng là gì?
Thế nào là nghiệp tìm đến nhau, dẫn dắt nhau đi? Vì rằng chúng sanh đã tạo nghiệp, khi trở thành thói quen, thì thói quen thường đưa chúng sanh đi tìm thói quen ấy, dẫn dắt chúng sanh đi theo nghiệp ấy. Lại nữa, người lành thường đi tìm người lành, người ác thường đi tìm người ác; kẻ xấu bạn với kẻ xấu, người tốt bạn với người tốt. Như chúng ta thường nói: "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" là vậy. Đại vương còn thắc mắc, nghi nan gì về sự sai khác dị đồng của chúng sanh trong thế gian này nữa chăng?
- Trẫm đã hoàn toàn lãnh hội , mắt trẫm đã sạch bớt một lớp bụi mù. Cảm ơn đại đức nhiều lắm!
- Không có gì!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ ngôi nhà cháy (P.2)
Kinh Phật 10:20 15/12/2024Kinh Diệu pháp Liên hoa sử dụng hình ảnh các loại xe đại diện cho các phương pháp tu, mỗi người có một pháp môn ưa thích riêng, người hành theo bố thí Bồ tát đạo, người quán 12 nhân duyên, người ẩn cư, người tu pháp Bắc truyền…
Kinh A Di Đà bằng tranh
Kinh Phật 08:22 15/12/2024Trong Phật giáo thì Kinh A Di Đà chính là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.
Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược (P.1)
Kinh Phật 17:19 14/12/2024Kinh Diệu pháp Liên Hoa thuộc kiểu kép giữa pháp và ví dụ. “Diệu” là diệu kỳ, diệu pháp muốn nói tới sự màu nhiệm của pháp, ở đây là so sánh với hoa sen (Liên hoa). Hoa sen được ví dụ cho "pháp", tuy mọc ở nơi bùn bẩn nhưng lại không nhiễm bẩn.
Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 3)
Kinh Phật 13:57 12/12/2024Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu.
Xem thêm