Kinh phước thế gian

Một buổi chiều nọ, có vị tôn giả Mahā Cunda, sau khi xuất thiền, đi đến chỗ Phật, cung kính đảnh lễ, ngồi xuống một bên, thỉnh Phật giảng dạy về hai loại phước, phước báo thế gian, phước xuất thế gian. Nhân đó, đức Phật đã dạy như sau.

Tôi nghe như vầy. Có một thuở nọ, đức Phật du hóa tại Ko-sam-bī, vườn Gho-si-tā. Một buổi chiều nọ, có vị tôn giả Mahā Cunda, sau khi xuất thiền, đi đến chỗ Phật, cung kính đảnh lễ, ngồi xuống một bên, thỉnh Phật giảng dạy về hai loại phước, phước báo thế gian, phước xuất thế gian. Nhân đó, đức Phật đã dạy như sau.

PHƯỚC LỘC THẾ GIAN

Này các đệ tử, có bốn loại phước thuộc về thế gian, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn, mang lại hạnh phúc, đời này đời sau. Một là có người phát tâm hiến cúng Tăng xá, phòng xá cho các tu sĩ. Hai là phát tâm cúng dường giường nằm, tọa cụ, ngọa cụ, đệm lông, thảm dệt, chăn len, vật dụng. Ba là phát tâm cúng dường y hậu, cà-sa mới mẻ, mát đẹp. Bốn là phát tâm cúng dường trai phạn sáng và bữa trưa, giúp cho Tăng Ni an tâm tu học, an lạc ngày đêm.

Này các đệ tử, khi gieo giống phước trên ruộng lúa tốt của người xuất gia, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đức đã gieo ngày càng tăng trưởng, càng lúc càng rộng. Cũng như sông Hằng từ nguồn chảy ra, nhập vào biển lớn, càng lúc càng sâu, càng lúc càng rộng.                                               

Phước xuất thế gian

Bấy giờ, Tôn giả Ma-ha Châu-na từ tốn đứng dậy, trịch vai bên hữu, gối quỳ sát đất, chắp tay, bạch Phật: “Cúi xin Thế Tôn giảng dạy chúng con phước xuất thế gian”. Nhân lời thỉnh cầu, đức Phật ân cần giảng dạy như sau.

Này các đệ tử, có bốn loại phước thuộc xuất thế gian, có quả báo lớn, có danh dự lớn, có công đức lớn. Một là hoan hỷ về sự có mặt của các thánh nhân. Có người tín tâm, nghe tin Như Lai, hay đệ tử thánh đang trú nơi nào, liền sinh hoan hỷ, phấn khởi trong lòng. Hai là nghe biết Như Lai và các vị đệ tử thánh, du hành giáo hóa, rày đây mai đó, sinh lòng hoan hỷ. Ba là khi biết Như Lai và các vị đệ tử thánh cư trú chỗ nào, liền đến đảnh lễ, quy y Tam bảo, học hỏi chánh pháp, giữ gìn đạo đức, để sống an vui.    

Này các đệ tử, nếu có người nào thành tựu đầy đủ các phước thế gian, phước xuất thế gian, thì công đức lớn không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn. Cũng như năm sông tuôn về biển cả, gặp nhau ở biển, khoảng giữa của chúng, nước nhiều vô số, không thể đong đếm, không thể hạn lượng, không thể biết hơn. Năm sông lớn đó bao gồm sông Hằng, sông Ya-mu-nā, sông Sa-ra-bhū, sông Ma-hī lớn và sông A-ci-ra-va-tī lớn.

Phật vừa dứt lời, tất cả mọi người vô cùng hoan hỷ, phát nguyện thọ trì, truyền bá kinh này.                                           

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật  

Trích từ Kinh Phật cho người tại gia.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 17:30 20/12/2024

Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh phân biệt về sự thật

Kinh Phật 19:00 19/12/2024

Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)

Kinh Phật 10:24 19/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.

Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 19:30 18/12/2024

Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm