Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 25/05/2020, 09:04 AM

Điều gì xảy ra vào lúc chết?

Vào lúc chết – khi thoát khỏi sự giam cầm của thân vật chất, những hạn chế văn hóa, và ảnh hưởng của hoàn cảnh chúng ta sẽ giải thoát để hưởng thụ an bình và hạnh phúc, đó là bản tính thật sự của tâm mình.

Sau khi chết, chúng sinh đi đầu thai trong bao lâu?

Những tôn giáo lớn trên thế gian đều đồng ý rằng cái chết chưa phải là hết, rằng “một cái gì đó” vẫn tiếp tục sống, mặc dù chúng khác biệt trong chi tiết và sự diễn dịch. Tâm, ý thức, linh hồn, tâm linh – bất cứ những gì chúng ta gọi nó – sẽ tiếp tục hiện hữu trong dạng này hay dạng khác. Phật giáo nhận biết “tâm” (Tạng, sem, Sems; Phạn, chitta) là tánh nền tảng tiếp tục tồn tại sau cái chết của thân vật lý. Dù thân chúng ta sẽ tan hòa trở lại vào những nguyên tố mà chúng đã được hình thành, tâm và ý thức chúng ta sẽ tiếp tục đầu thai vào cõi hiện hữu khác.

Những tôn giáo lớn trên thế gian đều đồng ý rằng cái chết chưa phải là hết, rằng “một cái gì đó” vẫn tiếp tục sống, mặc dù chúng khác biệt trong chi tiết và sự diễn dịch.

Những tôn giáo lớn trên thế gian đều đồng ý rằng cái chết chưa phải là hết, rằng “một cái gì đó” vẫn tiếp tục sống, mặc dù chúng khác biệt trong chi tiết và sự diễn dịch.

Chừng nào chúng ta còn sống, tâm sẽ cùng ở với thân, cung cấp một cấu trúc phàm tục cho chúng ta một cảm giác nhận biết. Do đó, chúng ta cảm thấy nhiều hay ít tương tự như mọi người trong suốt cuộc đời mình. Những ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài và những thói quen văn hóa cũng truyền đạt tính liên tục của kinh nghiệm. Chúng ta có một cảm giác vững chắc về thân thể và hiện tượng xuất hiện của thế giới vật chất quanh ta, tất cả sự việc và những gì xảy ra xuất hiện trong nhận thức, được tiếp nhận bởi những giác quan, dường như hoàn toàn có thật, ở bên ngoài, và tách biệt khỏi tâm chúng ta.

Nhưng vào lúc chết, tất cả những hình tướng này sẽ biến mất. Tâm sẽ lìa khỏi thân vật chất, thân này sẽ bắt đầu mục rữa. Ngay khi ý thức rời khỏi thân, sự vật mà chúng ta thấy, và cảm nhận chúng ta có được trong cuộc đời sẽ thay đổi hoàn toàn. Những gì chúng ta kinh nghiệm sau khi chết sẽ chỉ tùy thuộc vào tâm ta, vào những khuynh hướng thói quen của tâm thức và tư duy mà chúng ta đã tạo và nuôi dưỡng trong lúc sống.

Vào lúc chết – khi thoát khỏi sự giam cầm của thân vật chất, những hạn chế văn hóa, và ảnh hưởng của hoàn cảnh chúng ta sẽ giải thoát để hưởng thụ an bình và hạnh phúc, đó là bản tính thật sự của tâm mình.

Vào lúc chết – khi thoát khỏi sự giam cầm của thân vật chất, những hạn chế văn hóa, và ảnh hưởng của hoàn cảnh chúng ta sẽ giải thoát để hưởng thụ an bình và hạnh phúc, đó là bản tính thật sự của tâm mình.

Vòng luân hồi của đời người

Nếu tâm chúng ta an bình và hoan hỷ thì theo luật tự nhiên bất cứ chúng ta làm gì sẽ là một biểu lộ của an bình và hoan hỷ. Do vậy, mọi hoạt động của chúng ta sẽ trở thành đức hạnh, và sẽ là nguồn an bình, vui vẻ cho mọi người đến tiếp xúc với chúng ta. Vào lúc chết – khi thoát khỏi sự giam cầm của thân vật chất, những hạn chế văn hóa, và ảnh hưởng của hoàn cảnh chúng ta sẽ giải thoát để hưởng thụ an bình và hạnh phúc, đó là bản tính thật sự của tâm mình. Tương tự, nếu rèn luyện tâm theo cách đúng trong cuộc sống, thì, vào lúc chết, mọi hiện tượng trước mắt chúng ta sẽ xuất hiện như một thế giới an bình, hạnh phúc, và giác ngộ.

Nhưng nếu tâm chúng ta đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực như thù hận, thì bất cứ những gì ta suy nghĩ sẽ bị phiền não bởi những tư duy và cảm nhận sân hận thiêu đốt. Bất kỳ những gì chúng ta nói hay làm sẽ là một biểu lộ bùng nổ của sân hận và thù ghét. Do vậy, ngày được an bình sẽ chẳng có cơ hội hé lộ trong tâm ta. Sự đau khổ của chúng ta sẽ trở thành nguồn của hận thù và đau khổ với những người thân cận. Vào lúc chết, chúng ta có thể gặp một thế giới cháy bỏng trong ngọn lửa của địa ngục – là biểu hiện của sân hận và thù ghét của chúng ta.

Trích tác phẩm "Chết an bình, tái sinh hạnh phúc"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tự sát rất là thống khổ

Kiến thức 19:45 07/09/2024

Chúng ta ở thế gian, cho dù gặp phải rất nhiều chướng ngại cũng phải bình tâm, phải tuỳ thuận. Tại sao vậy?

Tai nạn đã đến, chỉ có một con đường sống sót duy nhất

Kiến thức 19:00 07/09/2024

Thiên tai nhân họa rất nhiều, số lượng mỗi năm càng tăng, mỗi lần xảy ra càng nghiêm trọng hơn trước; chúng ta nghe báo cáo ở nhiều địa phương đích thật làm cho thân tâm con người đều chẳng yên, sinh hoạt trong lo sợ.

Phương pháp đối trị lòng tham muốn quá độ

Kiến thức 14:45 07/09/2024

Túi tham đã không đáy, thì càng tham lại thấy càng thiếu, càng khổ. Phật dạy: "Càng tham muốn, càng khổ sở". Chúng ta đừng lầm tưởng rằng một khi lòng tham muốn được thỏa mãn, là hết tham muốn. Hễ còn củi thì lửa còn cháy. Tham muốn được toại nguyện thì tham muốn lại càng to lên.

Những bước thực hành căn bản trong kinh Niệm Xứ

Kiến thức 09:05 07/09/2024

Trong kinh Niệm Xứ có nhiều đề mục để thực hành. Các đề mục được phân chia qua bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cách thực tập mỗi lãnh vực đều tương tự như nhau.

Xem thêm