Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/07/2013, 12:08 PM

Đỉnh lễ Xá lợi Phật cũng như đang được diện kiến đức Phật

Ý nghĩa việc thờ Xá lợi rất hay và sâu sắc, đức Phật sau khi nhập niết bàn có nhắn nhủ lại sau này thời Phật không còn tại thế thì đỉnh lễ Xá lợi Phật cũng như đang diện kiến đức Phật vậy.

Trong tiết trời mát dịu của ngày Rằm tháng 06 Âm lịch, Đoàn chúng tôi đi chùa lễ Phật tại thiền viện Sùng Phúc. Nằm ngay ven đê sông Hồng, một ngôi chùa cổ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, XVII. Xa hẳn cuộc sống náo nhiệt và ồn ào ngoài trung tâm, về đây chúng tôi cảm giác thật nhẹ nhàng và yên tĩnh, bước chân an lạc vào chính điện được đỉnh lễ đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật theo tiếng chuông ngân vang chốn thiền môn.

Như thường lệ, chúng tôi lên lễ Phật và vấn an quý thầy trụ trì, đặc biệt hôm nay như một nhân duyên hy hữu chúng tôi đã được gặp và trò chuyện với quý thầy trụ trì được Thầy giảng giải nói về ý nghĩa, sự linh thiêng của việc thờ tự Xá lợi Phật.

Hẳn ai cũng biết tại tầng 3 thiền viện Sùng Phúc có hàng chục tháp thờ Xá lợi Phật và Xá lợi Thánh Tăng được trưng bày trang trọng, khách thập phương, phật tử và đại chúng ai ai cũng đều có thể chiêm bái và đỉnh lễ.

Chúng tôi đã có buổi chuyện thân mật cùng quý thầy trụ trì…

 ĐĐ.Thích Tâm Thuần - trụ trì thiền viện Sùng Phúc

Con bạch thầy, thầy có thể cho chúng con biết ý nghĩa của Xá Lợi Phật?

Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của đức Phật và các vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã.

Ngoài Xá lợi Phật còn có Xá lợi Thánh Tăng và các vị đạo sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá lợi bao gồm Xá lợi Xương, Xá lợi Răng và Ngọc Xá lợi. Tóc và móng tay của đức Phật khi Ngài còn tại thế cũng được thờ làm Xá lợi.

Ngọc Xá Lợi là phần tủy kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt bắp; viên nhỏ như hạt gạo hạt mè. Xá Lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường Xá lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, có thứ trong như thủy tinh, có thứ trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô. Ngọc Xá lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của đức Phật và các vị cao tăng.

Ban thờ Xá lợi Phật và Thánh Tăng

Hiện nay có nhiều chùa và bàn thơ tư gia đã thờ tự Xá lợi Phật, công năng của việc đó như thế nào, xin quý thầy cho chúng con được biết?

Ý nghĩa việc thờ Xá lợi rất hay và sâu sắc, đức Phật sau khi nhập niết bàn có nhắn nhủ lại sau này thời Phật không còn tại thế thì đỉnh lễ Xá lợi Phật cũng như đang diện kiến đức Phật, người thờ Xá lợi Phật có một ấn tượng về tâm linh khi mình đỉnh lễ, những lời hứa nguyện thiêng liêng đối trước đức Phật được vững chắc hơn,… vì thờ Xá lợi Phật như là thờ đức Phật hiện tiền vậy…

Bạch thầy, Xá lợi Phật hiện nay được phổ cập như thế nào?

Sau khi đức Phật nhập diệt, vua A Dục đã khai quật được các nơi giữ xá lợi Phật chia làm 84000 ngôi tháp khắp nơi trên thế giới, bao gồm Xá lợi Phật và Xá lợi các Thánh Tăng, Kinh Đại Bát Niết Bàn diễn tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá lợi của đức Phật được chia làm tám phần và phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ Ấn và trở thành một vị vua phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá lợi ở tám nơi và chia thành 84,000 phần đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước.

 Mô phỏng Xá lợi Răng đức Phật

Được biết tại thiền viện Sùng Phúc có rất nhiều Xá lợi được thờ tự, Thầy có thể cho chúng con được biết nguồn gốc Xá lợi của thiền viện Sùng Phúc?

Thiền viện Sùng Phúc có rất đông đạo tràng tu tập và học đạo, Thể theo nguyện vọng và mong muốn nhân dân phật tử được hưởng phúc chiêm bái đỉnh lễ Xá lợi Phật, Chư tăng thiền viện Sùng Phúc đã được cung đón rất nhiều Xá pợi Phật từ nhiều nước về trưng bày như: Xá lợi tại Ấn Độ, Xá lợi ở Myanma, Xá lợi ở Thái Lan, Xá lợi ở Tích Lan, và một số Xá lợi ở Úc, Đây là việc làm đầy ý nghĩa và linh thiêng của quý thầy tại thiền viện Sùng Phúc dành cho quý phật tử  có điều kiện đỉnh lễ Xá lợi  và phát nguyện tu tập.

Để tăng trưởng niềm tin và sự linh ứng của Xá lợi, bạch thầy hàng phật tử chúng con nên phải làm gì?

Có câu “Linh bất linh tại ngã”, linh hay không linh là do mình, Nếu tin thì sẽ thấy, không tin thì không thấy, không thấy mà vẫn tin tin thì sẽ thấy, mình có phát nguyện tu tập, sửa đổi thì có được những phúc báu, một lòng tín tâm với Xá lợi khi mà diện kiến bằng tâm trí thành trí kính như đối diện đức Phật thì tâm mình được thanh tịnh an lạc và những lời hứa nguyện sẽ được vững chắc, mọi sở nguyện đều được thành tựu và viên mãn.
 

Thầy có thể giải thích cho chúng con được biết hiện tượng linh ứng khi Xá lợi được nhân lên và cũng có thể mất đi?

Thời kỳ nhà Ngô, Ngô Tôn Quyền chưa tin Phật pháp nên đã chất vấn Ngài Khương Tăng Hội: Sa môn các ngài tu hành theo Phật giáo có những điềm linh ứng gì?. Ngài trả lời rằng tuy Phật đã nhập diệt, nhưng Xá lợi của Ngài lưu lại vẫn hiển hiện. Ngô Tôn Quyền không tin buộc Ngài phải cầu cho được Xá Lợi thì mới cho phép kiến lập Tháp Tự, nếu không được sẽ bị trị tội. Vì sự tồn vong hưng thịnh của Phật pháp, Ngài cùng đại chúng đã đặt một bình đồng trên toà cao, chí thành khẩn cầu Xá Lợi hiển hiện oai linh. Đến ngày thứ hai mươi mốt, Xá lợi đã xuất hiện trong bình chiếu sáng năm màu rực rỡ. Ngô Tôn Quyền tự tay cầm lấy bình chứa Xá Lợi đổ lên mâm đồng. Hạt Xá Lợi vừa rơi xuống thì mâm đồng liền bị bể tan. Ngô Tôn Quyền cho để Xá Lợi lên đe bằng sắt và dùng búa đập. Chỉ thấy đe lún xuống và Xá Lợi vẫn tỏa hào quang sáng ngời. Thấy điềm linh dị rõ ràng, Ngô Tôn Quyền mới có niềm tin trong Phật pháp.

Do vậy người nào thờ Phật bằng tâm trí thành, trí kính Xá lợi sẽ phát triển, và có được sự màu nhiệm khi mình chiêm bái Xá lợi, tâm lực của ta sẽ rung động, thân thể an định lặng yên và làm tan biến hết tham sân si trong mỗi con người.

 

Ngược lại, người nào không thành tâm, còn nghi ngờ, lơ là xem thường thì Xá lợi đó sẽ không còn, ngoài ra cũng có trường hợp vì Xá lợi quý nên một số kẻ lấy và sẽ mất đi.

Nói chung, tất cả các Xá lợi đều có một vai trò quan trọng đối với  chúng ta, vì Xá lợi là báu vật biểu trưng như đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm vô nhiễm, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên.

Xá lợi không chỉ là nhân tố tạo nên mọi sự phước đức mà còn là động lực chuyển xoay tâm hồn con người từ hung dữ trở thành hiền lương, từ vô đạo đức trở thành có đạo đức.

 Xá lợi được trưng bày trong nhiều bảo tháp

Con xin trân thành tri ân Quý thầy đã có buổi chia sẻ với chúng con trong ngày hôm nay!

Kết thúc cuộc phỏng vấn, chúng tôi đỉnh lễ quý thầy ra về, ai ai trong lòng cũng cảm thấy thảnh thơi và toại nguyện, tại nơi đây chúng tôi đã được đỉnh lễ Xá lợi Phật cũng chính như là được diện kiến đức Phât hiện tiền, điều này làm chúng tôi càng tăng trưởng niềm tin Tam Bảo, những lời hứa và phát nguyện của chúng tôi trước chư Phật  sẽ bền vững chắc chắn và sẽ thành tựu viên mãn.

Chính điện thiền viện Sùng Phúc
Ban nhà thờ Tổ

Tam quan thiền viện Sùng Phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm