Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Đức Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá-vệ.
Một hôm trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, tôn giả Xá-lợi-phất được báo tin, liền tìm đến Tôn giả A-nan-đa và nói: O
Sư đệ nên cùng ta đi thăm cư sĩ Cấp Cô Độc.
Tôn giả A-nan-đa trả lời:
- Đi bây giờ là đúng lúc.
Tôn giả A-nan-đa khoác y mang bát cùng với tôn giả Xá-lợi-phất đi vào thành Xá-vệ để khất thực . Hai vị tuần tự đi từng nhà cho đến khi tới nhà trưởng giả Cấp Cô Độc thì ghé vào thăm. Ngồi trên ghế, đại đức Xá-lợi-phất hỏi trưởng giả Cấp Cô Độc rằng: O
- Bệnh tình của cư sĩ thế nào? Có tăng có giảm gì không? Những đau đớn trong cơ thể có từ từ bớt đi chút nào không, hay là lại gia tăng?
Trưởng giả Cấp Cô Độc trả lời:
- Thưa quý đại đức, bệnh tình của con không thấy thuyên giảm. Những đau đớn trong cơ thể đã không bớt đi mà càng lúc càng tăng.
Tôn giả Xá-lợi-phất bảo:
- Bây giờ đây, cư sĩ nên thực tập quán niệm về Phật, về Pháp, về Tăng. Cư sĩ quán niệm như sau: O
- Phật là Như Lai, là bậc Giác Ngộ chân chính và cao tột, Người là bậc Minh Hạnh Túc, Người là bậc Thiện Thệ, Người là bậc Thế Gian Giải, Người là bậc Vô Thượng Sĩ, Người là bậc Điều Ngự Trượng Phu, Người là bậc Thầy của Trời và Người, người là Phật, người là bậc Thế Tôn. O
- Pháp là giáo lý do Như Lai chỉ dạy, rất thâm diệu, rất đáng tôn kính, rất đáng quý trọng, không có đạo lý nào sánh bằng. Đó là con đường thực tập của các bậc hiền thánh. O
- Tăng là đoàn thể tu học dưới sự chỉ dẫn của Như Lai, trên thuận dưới hòa không có tranh chấp, pháp nào cũng tu tập được thành tựu. Đoàn thể tôn nghiêm thánh thiện này thành tựu được Giới, thành tựu được Định, thành tựu được Tuệ, thành tựu được Giải Thoát. Tăng là phước điền vô thượng của thế gian. O
- Nay cư sĩ thực tập quán niệm như thế về Phật, về Pháp, về Tăng thì công đức không thể nghĩ lường được. Quán niệm như thế thì tiêu diệt tội chướng và phiền não, thu hoạch được những kết quả ngọt ngào, tươi mát như cam lộ. Vị cư sĩ nam và cư sĩ nữ nào biết quán niệm về Tam Bảo thì chắc chắn sẽ không bao giờ đọa vào ba con đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, trái lại sẽ được sinh ra trong những hoàn cảnh tốt ở cõi trời và cõi người.
***
- Bây giờ đây, cư sĩ hãy quán niệm như sau về các giác quan:O
Con mắt này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào con mắt này
Cái tai này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái tai này.
Cái mũi này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái mũi này.
Cái lưỡi này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái lưỡi này.
Thân thể này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào thân thể này.
Ý căn này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào ý căn này. O
***
- Cư sĩ quán niệm tiếp như sau về sáu đối tượng giác quan:
Những hình sắc này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào những hình sắc này.
Những âm thanh này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào những âm thanh này.
Những mùi hương này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào những mùi hương này.
Những vị nếm này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào những vị nếm này.
Những xúc chạm này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào những xúc chạm này.
Những ý tưởng này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào những ý tưởng này. O
***
- Cư sĩ quán niệm tiếp như sau về sáu thức:
Cái thấy này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái thấy này.
Cái nghe này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái nghe này.
Cái ngửi này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái ngửi này.
Cái nếm này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái nếm này.
Cái xúc chạm này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái xúc chạm này.
Cái ý thức này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào cái ý thức này. O
***
- Cư sĩ hãy quán niệm tiếp như sau về sáu yếu tố:
Yếu tố đất không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố đất.
Yếu tố nước không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố nước.
Yếu tố lửa không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố lửa.
Yếu tố gió không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố gió.
Yếu tố không gian không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố không gian.
Yếu tố tâm thức không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào yếu tố tâm thức. O
***
Cư sĩ hãy quán niệm tiếp như sau về năm uẩn:
Hình sắc không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi hình sắc.
Cảm thọ không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi cảm thọ.
Tri giác không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi tri giác.
Tâm hành không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi tâm hành.
Nhận thức không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi nhận thức. O
***
- Cư sĩ hãy quán niệm như sau về thời gian:
Quá khứ không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi quá khứ.
Hiện tại không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi hiện tại.
Tương lai không phải là tôi, tôi không bị giới hạn bởi tương lai. O
- Này cư sĩ ! Các pháp đều do nhân duyên sanh khởi và do nhân duyên mà hoại diệt. Thật ra tự tính của các pháp là không sanh cũng không diệt, không tới cũng không đi. Khi con mắt phát sinh, nó phát sinh, không từ đâu tới cả; khi con mắt hoại diệt, nó hoại diệt, nó không đi về đâu cả. Con mắt không phải không trước khi phát sinh, con mắt không phải có trước khi hoại diệt. Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội tụ mà thành. Nhân duyên đầy đủ thì con mắt có mặt, nhân duyên thiếu vắng thì con mắt vắng mặt. Điều này cũng đúng với tai, mũi, lưỡi, thân, ý; hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm, ý tưởng; cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, xúc chạm, ý thức, sáu yếu tố, năm uẩn và thời gian. O
- Trong năm uẩn không có gì có thể được gọi là ta, là người, là thọ mạng. Không thấy được sự thực đó tức là vô minh. Vì vô minh mà có vọng động. Vì có vọng động mà có vọng thức. Vì vọng thức mà có sự phân biệt chủ thể và đối tượng nhận thức. Vì có chủ thể và đối tượng nhận thức mà có sự phân biệt sáu căn và sáu trần. Vì có sự phân biệt sáu căn và sáu trần mà có xúc chạm. Vì có xúc chạm mà có cảm thọ. Vì có cảm thọ mà có tham ái. Vì có tham ái mà có vướng mắc. Vì có vướng mắc mà có hiện hữu, sinh tử khổ não và ưu sầu, không thể kể xiết. O
- Cư sĩ! Ông đã quán niệm để thấy được rằng mọi pháp đều do nhân duyên mà phát hiện và không có tự tánh riêng biệt. Đó gọi là phép quán niệm về KHÔNG, một phép quán niệm cao siêu vào bậc nhất. O
Thực tập đến đây, trưởng giả Cấp Cô Độc khóc, nước mắt chan hòa. Tôn giả A-nan-đa hỏi ông:
- Cư sĩ, vì sao mà ông khóc? Ông thực tập không thành công sao? Ông có tiếc nuối gì không?
Trưởng giả Cấp Cô Độc trả lời:
- Thưa đại đức A-nan-đa, con không tiếc nuối gì hết, con thực tập rất thành công. Con khóc là vì con cảm động quá. Con được có cơ duyên phụng sự Đức Phật và các bậc cao đức đã từ lâu rồi mà con chưa từng được nghe giáo pháp vi diệu, mầu nhiệm và quý báu như hôm nay con được đại đức Xá-lợi-phất trao truyền.
Lúc ấy Tôn giả A-nan-đa bảo trưởng giả Cấp Cô Độc rằng: O
- Cư sĩ nên biết giáo pháp này các vị Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được nghe Phật giảng dạy rất thường.
Trưởng giả Cấp Cô Độc thưa:
- Bạch đại đức A-nan-đa, xin bạch lại với Đức Thế Tôn để giới cư sĩ chúng con cũng được nghe những giáo pháp vi diệu như những giáo pháp này. Có những người cư sĩ không đủ sức nghe, hiểu và hành trì những giáo pháp như giáo pháp này, nhưng cũng có những người cư sĩ có đủ sức nghe và hành trì những giáo pháp thâm diệu ấy. O
Nghe và thực hành xong, cư sĩ Cấp Cô Độc thấy trong người nhẹ nhàng, thanh thoát, ông phát được tâm vô thượng. Hai tôn giả Xá-lợi-phất và A-nan-đa vừa từ giã ra về thì cư sĩ Cấp Cô Độc mệnh chung và sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)
Kinh Phật 14:35 06/11/2024Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.
Kinh Thiên sứ
Kinh Phật 06:26 31/10/2024Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Kinh Điều Ngự
Kinh Phật 23:40 28/10/2024Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Phật nói kinh vô thường
Kinh Phật 14:45 03/10/2024Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
Xem thêm