Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/06/2019, 10:30 AM

Độc đáo ngôi chùa cổ có bộ sưu tập hơn 2.000 hiện vật đá của sư thầy

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi chứng kiến những nông cụ đá, đồ đá cổ khi đến thăm bảo tàng độc nhất vô nhị ấy ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Người đã sưu tầm được bộ đồ đá khổng lồ quý hiếm đó là nhà sư Thích Thanh Thắng.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo 

Chùa Đồng Ngọ (còn gọi là chùa Động Ngọ, chùa Cập Nhất) nằm trên vùng đất thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương.

Về đến xã Tiền Tiến, nếu hỏi từ trẻ chăn trâu đến cụ già tóc bạc thì ai cũng biết chùa Đồng Ngọ Tự, nhưng thường gọi theo tên dân gian là Cửu Phẩm.

Ngôi chùa này được Khuông Việt Thiền sư xây dựng năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa là có tuổi đời lâu hơn cả Thăng Long – Hà Nội hay chùa Một Cột.

Tường vây vĩnh cửu khuôn viên vườn chùa. Ảnh THÁI SƯƠNG

Tường vây vĩnh cửu khuôn viên vườn chùa. Ảnh THÁI SƯƠNG

Bảo tồn văn hóa, khơi gợi lại những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông ta ngày xưa là việc rất nên làm, kể cả đối với những nhà tu hành. Cũng từ ý nghĩ ấy, nhà sư đã bắt đầu cuộc trường chinh lùng tìm đá cổ. Câu chuyện bắt đầu cách đây đã 25 năm.

Khoảng hơn 25 năm trước, nhiều nhân duyên đã đưa sư Thích Thanh Thắng đến với nhiều vùng quê đồng bằng sông Hồng, nhìn thấy rất nhiều vật dụng bằng đá như: cối, chậu, cầu, con tuốt lúa, trụ cối, chân đá táng... Sau hàng trăm năm gắn bó với người nông dân, giờ đây những vật dụng bằng đá bị lãng quên, vứt bỏ. Thầy đã xin mang về để sử dụng.

Nhà sư Thích Thanh Thắng – chủ nhân của bảo tàng. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Nhà sư Thích Thanh Thắng – chủ nhân của bảo tàng. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Bộ sưu tập đá của thầy Thích Thanh Thắng rất phong phú, được xem là có một không hai ở Việt Nam, gồm: trụ, cột, tháp, trục, bia, phiến, cầu, chó đá, gạch lát đường bằng đá…

Những chiếc cối đá bỏ không được Thầy xin về xếp thành bản đồ Việt Nam, nhiều người khi về lễ chùa rất thích thú với những nông cụ thân thuộc từ lâu đã không còn thấy nữa.

Một vài hiện vật như cối gạo, cối xay bột, bồ đựng lúa... còn khá nguyên vẹn được sư thầy trưng bày tại gian cổ vật nhà nông.

Những chiếc cối đá cổ dùng để trồng cây cảnh ven hồ sen

Những chiếc cối đá cổ dùng để trồng cây cảnh ven hồ sen

Đặc biệt, trong bộ sưu tập đá cổ của chùa Động Ngọ, có chiếc cầu đá được mang về đây cũng có niên đại 340 năm. Những chiếc cột đá đỡ lấy nhịp cầu được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt, phối hợp với hồ sen nhỏ tạo nên một khung cảnh nên thơ.

Chiếc cầu đá này là một nét sáng tạo trong giao thông của cư dân Đồng bằng Bắc bộ xưa. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Chiếc cầu đá này là một nét sáng tạo trong giao thông của cư dân Đồng bằng Bắc bộ xưa. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Nói về cây cầu đá cổ này, thầy Thắng cho biết, cách đây ít năm về huyện Tam Điệp (Ninh Bình), thấy chiếc cầu đá cổ rất đẹp nằm dưới bờ ruộng. Tổng trọng lượng cầu cả chục tấn, các trụ nằm sâu dưới bùn nên không dễ đưa lên bờ. Sau khi xin chính quyền địa phương và nhân dân, nhà sư đã đưa chiếc cầu đá về nguyên vẹn và tạo lại cảnh quan cho cầu đá.

Chiếc thống đá có niên đại gần 400 tuổi, người xưa dùng để đựng nước và đãi gạo nấu xôi khi có yến tiệc. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Chiếc thống đá có niên đại gần 400 tuổi, người xưa dùng để đựng nước và đãi gạo nấu xôi khi có yến tiệc. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Mỗi một hiện vật đá đang hiện hữu ở Đồng Ngọ Tự đều có giá trị, ý nghĩa về mặt văn hóa – lịch sử nhất định. Bộ sưu tập đồ đá như một nơi lưu dấu thời gian, phác họa lại cả một thời kỳ dài trong đời sống lao động, sinh hoạt của bà con vùng đồng bằng Bắc bộ cả ngàn năm qua.

Nhà sư rất sáng tạo khi xếp những trục đá cán lúa thành tường bao quanh ao bèo. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Nhà sư rất sáng tạo khi xếp những trục đá cán lúa thành tường bao quanh ao bèo. Ảnh: THÁI SƯƠNG

Hiện nay chùa sở hữu hơn 2000 đồ vật bằng đá, trong đó có 600 chiếc cối đá với đủ các kích cỡ to nhỏ khác nhau tạo nên một bộ sưu tầm đồ sộ về cối đá duy nhất ở Việt Nam.

Những hiện vật nông nghiệp quý được lưu giữ cùng không gian chùa vô cùng thanh bình sẽ làm cho bất cứ ai ghé thăm Chùa Động Ngọ đều muốn dừng chân tĩnh tại.

Rất nhiều cột đá, bia đá cổ

Rất nhiều cột đá, bia đá cổ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm