Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/02/2014, 10:55 AM

“Độc nhất” cây Đại có quả nơi cửa từ bi?

Sức sống diệu kỳ của quả Đại, như biểu trưng cho niềm tin Chánh pháp nơi hàng trăm người con Phật nơi đây. Đó, cũng như minh chứng xác thực nhất, rằng nơi cửa Phật từ bi, đất không chỉ lành, mà luôn hiện hữu những điều vi diệu khó có thể diễn tả bằng lời…

Cháu đã thấy cây Đại ra quả bao giờ chưa? Tiếng chú cùng đoàn hỏi tôi, khi tôi vừa đi dạo một vòng khuôn viên nhà chùa.

Dạ, cháu chưa thấy bao giờ ạ. Chú nói luôn: Cháu may lắm đấy nhé. Nhà chùa có cây Đại đang đậu quả kìa. Cây Đại mà ra quả là hiếm lắm đấy cháu ạ.

Lối vào cổng chùa nhìn từ bên trong, hai bên là những hàng Cau cảnh và cây Đại

Nơi lối vào ngay cổng chính chùa Kim Bản ở thôn Tràng, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, hai bên trồng Cau cảnh và cây Đại (cây Hoa Sứ). Có chừng hơn chục cây Đại, cây nào cành cũng trơ trụi lá, chưa ra hoa, và duy nhất có một cây đang đậu quả. Quả Đại tươi tốt có màu xanh tía, có hai nhánh, mỗi nhánh dài từng 15-20 centimet. Quả thon dài, đầu hơi nhọn, vỏ mướt mịn lấm thấm mưa xuân. Hơn chục cây Đại, cây nào đầu cành cũng căng tràn nhựa sống, vươn mình đón chào Xuân mới…

Quả Đại ở một cây duy nhất trong số hơn chục cây Đại được trông hai bên lối vào chùa Kim Bản

Từng đi vãn cảnh chùa ở nhiều nơi như chùa Hương, Yên Tử, Tây Thiên… tôi không lạ gì cây Đại. Ở các chùa, dễ thấy chùa nào cũng ít nhất có một cây Đại, khi có hoa, hoa Đại nở màu vàng trắng thật đẹp mắt. Nhưng, tôi chưa thấy cây Đại ra quả bao giờ. Dù là ở cây Đại đến hơn 700 năm tuổi trên đỉnh non thiêng Yên Tử, hay những cây Đại tôi thấy ở chùa Hương, Tây Thiên, và một số chùa ở Hà Nội, ở Sơn Tây, ở Bắc Ninh… 

Cây Đại cổ trên 700 tuổi trên đỉnh Yên Tử thiêng liêng, kỳ vĩ khi chưa ra hoa ...


Một cây Đại ở rừng Yên Tử

Không nhiều thời gian ở lại chùa, và tôi biết khó hỏi thêm điều tôi thắc mắc: Vì sao cây Đại lại có quả? Đó có phải là điều đặc biệt? 

Tối ngày 6 tháng Giêng vừa rồi, sau chuyến du xuân vài nơi, trong đó điểm đến sau cùng là chùa Kim Bản, đoàn chúng tôi về lại Hà Nội.

Ai về nhà nấy. Chừng 10 giờ tối tôi về đến nhà. Việc đầu tiên là mở laptop, gặp “anh Google” để tra, hỏi những thắc mắc về cây Đại. Nhưng đến hai tiếng đồng hồ mà không tìm được thông tin nào về cây Đại có quả.

Giờ, khi ngồi viết về sự thấy biết này, tôi bâng khuâng hồi tưởng lại nơi khuôn viên ở ngôi chùa nhỏ vùng thôn quê Hải Dương. Giữa hai hàng cây Đại tươi mới, mà chỉ độc nhất một cây có quả. Với tôi, sự lạ đó có phần nhiệm màu, mà tôi chỉ có thể lý giải rằng: Không có gì là kỳ bí, một sự kỳ diệu trong thực tại của tự nhiên vốn có. Quả Đại tươi tốt, căng tròn sức sống trong tiết Xuân là lẽ thường của mùa cây cối đua nhau “đâm chồi, nảy lộc”.

Nhưng, yếu tố đặc biệt ở đây, là tôi cảm nhận được những sự lành, những điều bình an, may mắn nơi chùa Kim Bản. Sức sống diệu kỳ của quả Đại, như biểu trưng cho niềm tin Chánh pháp nơi hàng trăm người con Phật nơi đây. Đó, cũng như minh chứng xác thực nhất, rằng nơi cửa Phật từ bi, đất không chỉ lành, mà luôn hiện hữu những điều vi diệu khó có thể diễn tả bằng lời…

Chỉ còn cách duy nhất là viết bài đăng trên trang phatgiao.org.vn, hy vọng bạn đọc sẽ cung cấp cho chúng tôi những đặc điểm về cây Đại - loại cây thường được trồng ở các Đền - Chùa. Theo đó, loại cây nào thì có quả, loại nào thì không, và với chúng tôi dù có quả hay không, cây Đại vẫn là một trong những loại cây linh thiêng. 

*** “Mỗi loài đại đều có hình dạng lá, cách phát triển cũng như hình dáng lá khác biệt. Lá của P. alba hẹp và nhăn, không giống như các loài khác. Lá của P. pudica có hình dáng giống như lá sồi thuôn dài, bóng, màu lục sẫm. P. pudica cũng là một trong những loài hiếm ra hoa quanh năm với lá thường xanh. Loài khác giữ lá và hoa trong mùa đông là P. obtusa; nó có nguồn gốc từ Colombia, nhưng tên gọi của nó lại là đại Singapore.


Hoa đại hay hoa sứ chủ yếu tỏa hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Hoa đại không có mật hoa, và đơn giản là bịp bợm những kẻ thụ phấn. Các loài bướm đêm này tình cờ thụ phấn cho cây do chúng chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác trong nỗ lực tìm kiếm mật hoa vô vọng của chúng.

Các loài đại rất dễ nhân giống bằng cách lấy các đoạn cành cắt ra từ phía đầu của các cành không có lá về mùa xuân và để khô phần gốc đoạn cắt trước khi cắm chúng vào trong đất. Chúng cũng có thể nhân giống bằng các cành giâm hay bằng hạt cho nảy mầm”. (Theo vi.wikipedia.org).

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Xem thêm