Ba người (ba chỗ) không được quên ơn
Trong bài Kinh này, Thế Tôn đã dạy cho các Tỳ- kheo có ba chỗ không được quên. Ở đây, nói rộng ra là có ba chỗ, ba điều mà cả hàng xuất gia và cư sĩ tại gia phải nhớ.
Có ba chỗ hay ba điều một người không được quên: nơi xuất gia, nơi được học Tứ Diệu Đế và nơi đắc Thánh quả.
Trong bài Kinh này, Thế Tôn đã dạy cho các Tỳ- kheo có ba chỗ không được quên. Ở đây, nói rộng ra là có ba chỗ, ba điều mà cả hàng xuất gia và cư sĩ tại gia phải nhớ đó là:
• Nơi xuất gia hay vị Thầy làm lễ thế phát xuất gia (đối với Tăng Ni). Với cư sĩ là nơi Quy y Tam bảo, vị Thầy đã làm lễ Quy y cho mình – người đưa mình vào Đạo, vào con đường liên quan đến Phật Pháp, để cho mình có điểm tựa tâm linh.
• Vị Thầy hay chỗ dạy cho chúng ta Tứ Diệu Đế là nhớ một đời không quên. Tại sao? Bởi vì ngày nào quý vị học Tứ Diệu Đếdù là ở Trí Văn thì mình bắt đầu bước vào con đường giác ngộ. Có thể chúng ta đã đi qua 1 tỷ kiếp rồi và đã làm vô lượng công đức nhưng nếu không liên quan đến Ba-la-mật, Tứ Diệu Đế thì quý vị chỉ có đi lên, đi xuống trong luân hồi chứ không thể đi ra. Và ngày nào quý vị học Tứ Diệu Đế là ngày đó bắt đầu đặt bước chân đầu tiên trên con đường đi ra rừng sanh tử. Vị Thầy dạy Tứ Diệu Đế cho mình đó chính là Đức Phật.
Phật dạy: Người biết ơn và nhớ ơn là báu vật ở đời
Tứ Diệu Đế là công thức mà Thế Tôn đã truyền dạy cho hàng đệ tử chúng ta. Hôm nay Thầy chỉ là người hướng dẫn lại, phân tích lại cho quý vị công thức mà Thế Tôn đã tìm ra thôi. Sau khi Đức Phật Ca Diếp (Kassapa) nhập Niết-bàn thì một thời gian sau đến thời kỳ Mạt Pháp, không còn ai biết đến Tứ Diệu Đế nữa. Và chỉ khi có Đức Phật Thích Ca thành đạo thì mới có lại công thức giác ngộ này. Cho nên nơi nào và vị Thầy nào (Đức Phật) dạy quý vị học Tứ Diệu Đế là không được quên.
Nơi và người giúp cho chúng ta hiểu rốt ráo, hiểu trọn vẹn Tứ Diệu Đế (tức là ngày quý vị đắc Thánh).
“...Này các Tỷ-kheo, có ba pháp này, một Tỷ- kheo cần phải trọn đời ghi nhớ. Thế nào là ba?
Tại chỗ nào, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa; xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; đây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, tại chỗ nào, Tỷ-kheo như thật biết rõ: “Ðây là khổ”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ tập”, như thật rõ biết: “Ðây là khổ diệt”, như thật rõ biết: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”; đây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, tại chỗ nào, môt Tỷ- kheo, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; đây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.
Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.”
Trích Kinh Tăng Chi – Chương III Pháp – Phẩm Người Đóng Xe – Kinh Ba Chỗ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kinh Phật 15:00 25/12/2024Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện) là một trong những bộ kinh căn bản của Phật giáo Đại thừa nói về hạnh nguyện rộng lớn của Đức Địa Tạng Bồ Tát.
Kinh Angulimàla (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật 16:30 24/12/2024Phật nói Kinh Angulimàla (Angulimàla sutta), trích từ Kinh Trung Bộ tập 2, Kinh Angulimàla, số 86, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Kinh Khất thực thanh tịnh
Kinh Phật 07:30 24/12/2024Phật nói Kinh Khất thực thanh tịnh (Pindapàtapàrisuddhi sutta), trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh Khất thực thanh tịnh, số 151, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
Kinh Phật 17:30 20/12/2024Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Xem thêm