Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/10/2013, 15:08 PM

Đối mặt với ung thư chỉ bằng thiền định và niềm tin (Kỳ 2): “Thần dược” là...niềm tin

Nghe tin Pháp Đăng bị bệnh ung thư nên các sư ở gần Từ Hiếu như chùa Diệu Trạm, chùa Tây Linh… đến thăm rất đông. Một nhà sư xúc động nói: “Bị bệnh ung thư mà thầy vẫn vui cười suốt thời gian ở chùa Tổ, con mới thấy sự tu tập của thầy thật sâu, chứ gặp người chưa có sự tu tập vững vàng thì họ sẽ hoảng sợ biết chừng nào”.

Tâm linh là quan trọng nhất

Tôi hỏi thầy Pháp Đăng: “Cảm xúc của thầy ra sao khi nghe bác sĩ Cầu báo tin là thầy tu báo tin là thầy bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối?”. Thầy cười: “Thú thực, khi nghe tin bác sĩ báo mình bị ung thư, tôi hơi trầm lặng một lúc nhưng sau đó sớm tìm lại niềm vui. Bởi trước đó, lúc hành thiền, tôi thường quán chiếu về phép cửu tưởng, tức là chín giai đoạn tan rã của xác sau khi chết, cho nên tôi chấp nhận cái tin ấy dễ dàng. Sống chết đều do nghiệp lực.

Nếu nghiệp mình phải chết, xin thêm một phút cũng không được đâu, vì thế buồn làm gì cho sầu khổ! Bụt cho tôi sống bao nhiêu năm thì tôi có cơ hội tụ tập và gieo duyên Phật pháp với mọi người bấy nhiêu. Có thể tôi sẽ chết một ngày gần đây nhưng đó chỉ là phần thể xác thôi. Thân thể sẽ về với cát bụi. Còn tâm linh tôi sẽ sống mãi với bạn bè, mọi người, gia đình, tăng nhân, thiên nhiên, vũ trụ bao la. Nếu ra đi thì tôi sẽ về với cõi an lành. Tâm linh tôi biết rõ như thế về tâm thức của mình. Đặc biệt, tôi có niềm tin là mình sẽ lành bệnh”.

Trở lại với lời khuyên của bác sĩ Cầu về việc thầy Pháp Đăng cần phải xạ trị sớm để ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát. “Nếu trễ thì thần y cũng bó tay luôn” – bác sĩ Cầu cảnh báo thầy. Thầy Pháp Đăng bảo: “Tôi không tin nhiều vào phương pháp hóa trị. Lý do là tôi cũng có nghiên cứu sơ qua về các loại hóa chất. Chất cytotoxins nhắm tới tiêu diệt những tế bào ung thư phát triển nhanh đồng thời cũng giết cả các tế bào bình thường, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tôi có linh cảm rằng, nếu trị theo phương pháp hóa chất thì tôi sẽ không thể nào vượt qua cơn bệnh nguy hiểm này. Hơn nữa tôi quá yếu, không thể chịu đựng thêm một việc điều trị nào bằng y khoa phương Tây. Tôi biết cơ thể cần nghỉ ngơi, thư giãn. Tôi tin tưởng khả năng tự trị liệu của cơ thể, vì vậy tôi quyết định trở về làng Mai để nương vào thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân, dùng phương pháp thiền định và ăn cơm gạo lứt muối vừng theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa để điều trị”.

Trước khi trở về Pháp hai ngày, sức khỏe của thầy Pháp Đăng còn yếu lắm. Các sư ở chùa Từ Hiếu rưng rưng thỉnh thầy: “Hai hôm nữa sư anh đi Pháp, không biết có còn ngày trở lại nên xin sư anh cho bài pháp thoại cuối cùng giống như ngày xưa trước khi Bụt nhập diệt”. Thầy Pháp Đăng ngần ngại vì không biết có đủ sức hay không. Thầy chỉ mới xuất viện hơn tám ngày và mới ăn cháo loãng có hai ngày. Tuy nhiên, biết bao nhiêu tình cảm dành cho tăng thân suốt năm qua, thầy Pháp Đăng đã đồng ý. Sáng chủ nhật hôm ấy, các thầy các sư cô đến nghe thầy chia sẻ thật đông. Thầy nói bài pháp ngắn về đề tài bông hoa. Các em hãy dùng hoa để trang điểm cho cuộc đời. Bàn tay cũng là hoa, vì bàn tay có thể làm ra tình thương. Ánh mắt cũng là hoa, vì cái nhìn làm ra tình thương…Bài giảng đó ngắn nhưng vô cùng sâu sắc. “Đó là bài pháp thoại hay nhất của sư anh”, sư cô Thuần Khánh nói.
 Thầy Thích Pháp Đăng

Trở về Pháp ngày hôm trước, hôm sau, thầy Pháp Đăng bắt tay vào tu tập, quyết dành sự sống từ bàn tay sắc lạnh của tử thần. Thầy đi bộ chánh niệm (thiền hành) đều đặn ngày hai tiếng. Sáng một tiếng, chiều một tiếng. Thầy ngồi thiền rất nhiều và thực tập phương pháp thở sâu, thở chánh niệm. Buổi chiều, thầy tụng kinh Tịnh độ, Pháp hoa, Sám hối… ở chùa. Buổi tối, thầy lại ngồi thiền thêm một tiếng. Thầy bảo: “Quan trọng là cái tâm phải tĩnh mới có khả năng chữa bệnh. Nếu lo sợ nhiều quá thì cơ thể tổn hao năng lượng, mà năng lượng rất là quan trọng vì nó điều khiển hệ miễn dịch, đề kháng… Cái tâm có thể chuyển hóa được tình trạng của cơ thể. Chính cái hoảng sợ làm cho mình ăn không ngon, ngủ không yên, mất nhiều năng lượng. Khi mất nhiều năng lượng, tế bào ung thư sẽ tấn công trở lại. Tôi luôn nghĩ: “chắc chắn bệnh sẽ lành cho nên mỗi khi có ai hỏi: “Thầy sao rồi?”, tôi đều trả lời là: “Tôi đang lành. Tôi thấy rõ ràng là thời gian tu tập với tăng thân làng Mai trong 20 năm đã tu luyện tinh thần cho mình nên khi gặp bệnh thì tôi có niềm tin rất mạnh, tâm rất mạnh”.

Thức ăn lành mạnh


Sau mấy ngày tu tập, sức khỏe thầy bắt đầu hồi phục. Mười ngày đầu thầy ăn cháo lỏng rồi ăn cháo đặc từ từ. Sau, thầy chuyển sang ăn cơm gạo lứt, muối vừng theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa (Nhật Bản). Thầy ăn theo kiểu thiền, tức là ăn từ từ, nhai thật kỹ. Ăn liên tục như vậy trong vòng hai tháng rồi ăn thêm đồ rau hấp củ hấp nhừ, các loại đậu đen, đậu đỏ… Mắt thầy sáng dần, da dẻ hồng hào trở lại, người béo tốt lên. Chừng ba tháng sau, thầy đi xét nghiệm máu. Các chỉ số trong máu rất tốt. Thầy chọn bác sĩ nội soi để xem các tế bào. Cô bác sĩ hỏi: “Thầy bị gì mà nội soi?”. “Thầy bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối”. “Thầy đã điều trị hóa trị chưa?”. “Chưa, thầy không thích điều trị theo phương pháp đó”. “Vậy thầy điều trị bằng cách gì?”. Cô bác sĩ ngạc nhiên hỏi: “Thầy điều trị bằng phương pháp thiền định và chánh niệm”. Thầy Pháp Đăng mỉm cười. Cô bác sĩ vừa soi vừa nói: “Ung thư này không dễ trị lắm đâu! Thầy nên vô hóa trị đi! Nó đã làm nhiều người chết. Tuy con soi không thấy khối u nào nhưng nó có thể tái phát bất cứ lúc nào”.

Ba năm đã trôi qua, kể từ cuộc đại giải phẫu tháng 10 năm 2010, thầy Pháp Đăng cảm thấy khỏe hơn bao giờ hết. Thầy có thể làm việc từ sáng đến tối mà không thấy mệt mỏi. Thầy có thể đi trong mưa dầm gió bấc mà không sợ bị cảm lạnh. Mùa đông thầy không bao giờ đi tất mà chân vẫn ấm, mặc hai áo mỏng mà vẫn không thấy lạnh. Vừa rồi, về Mỹ, thầy có đi phòng mạch chụp cat scan, bác sĩ không tìm thấy một khối u nào trong cơ thể, xét nghiệm máu cũng cho kết quả rất tốt…

Tôi hỏi: “Thầy có chế độ ăn uống đặc biệt gì không?”. Thầy Pháp Đăng cười hiền, nụ cười thảnh thơi, tươi mát: “Hiện nay tôi ăn uống bình thường nhưng có kiêng chút dầu mỡ. Cái chi có chút dầu mỡ là tôi không ăn. Cái gì lành mạnh, đồ luộc, cơm gạo lứt, nước canh thì mình ăn. Tôi kỵ nhất là ăn trái cây chung với cơm. Tôi ăn trái cây riêng, tức là ăn trái cây trước một giờ. Khi ăn cơm chỉ là cơm thôi”. Ngừng lời, nhấp một ngụm trà, thầy nói tiếp: “Sự thật là nhờ đi qua cơn bệnh tôi mới mở con mắt để thấy rằng sức khỏe là quý nhất trên đời. Tôi biết trân quý sự sống và của chính mình và người thương. Nhờ tật bệnh, tôi mới buông bỏ hết những tham vọng, tranh chấp, mong cầu trong cuộc sống đang diễn ra trong hiện tại. Tôi thực sự biết thưởng thức từng hơi thở, mỗi bước chân, vì khi bị cắt ruột già tôi thở không được và khi nằm bệnh viện suốt hai tuần tôi không thể nào đi được. Tôi chú ý tới con bướm, tia nắng, nụ hoa, ngọn lá, tôi thấy cái gì cũng đẹp, đáng quý và dễ thương. Cám ơn đời cho tôi thêm một ngày để sống yêu thương".

Theo Hoàng Anh Sương (TT&ĐS)

(*); Đối mặt với ung thư chỉ bằng… thiền định và niềm tin (Kỳ 3): Câu chuyện kinh ngạc của sư thầy Pháp Đăng

TIN, BÀI LIÊN QUAN


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm